Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ tư 27/11/2024 01:34

Phát triển nguồn nhân lực chuyên gia, tăng hiệu quả thực thi FTA

Nguồn nhân lực chuyên gia chất lượng là yếu tố quan trọng hàng đầu để gia tăng hiệu quả thực thi các FTA.

Thiếu hụt nhân lực cho thực thi các FTA

Thời gian qua, việc thực thi các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (FTA) đã góp phần thúc đẩy cải cách thể chế, chính sách của Việt Nam; tạo động lực đổi mới, nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa, doanh nghiệp Việt Nam...

Mặc dù vậy, những kết quả thực thi FTA trong những năm vừa qua cho thấy Việt Nam vẫn còn dư địa rất lớn để khai thác hiệu quả hơn nữa các thị trường này.

Một trong những nguyên nhân của thực trạng trên được cho nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực chuyên gia thực thi các FTA còn rất hạn chế, chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu của công tác này.

Toạ đàm Phát triển nguồn nhân lực chuyên gia, tăng hiệu quả thực thi FTA

Chia sẻ tại Toạ đàm Phát triển nguồn nhân lực chuyên gia, tăng hiệu quả thực thi FTA, bà Nguyễn Thị Lan Phương - Phó Trưởng phòng WTO và FTA - Vụ Chính sách thương mại đa biên - Bộ Công Thương cho rằng, có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến trở ngại cho doanh nghiệp Việt Nam tận dụng các FTA. trong đó một trong những nguyên nhân quan trọng chính là khó khăn nguồn nhân lực ở cả cấp độ Trung ương, cấp độ tỉnh, thành và cấp độ doanh nghiệp.

Đơn cử, Vụ Chính sách thương mại đa biên là đơn vị chủ trì tham gia việc đàm phán, ký kết, phê chuẩn và thực thi các FTA, nhưng đơn vị chuyên trách chỉ có 10 nhân sự thực hiện tất cả các công việc, từ quá trình đàm phán, ký kết, phê chuẩn cho đến khi thực thi. Quá trình thực thi liên quan tới rất nhiều bộ, ngành và 63 tỉnh, thành khác nhau đòi hỏi phải có một lực lượng chuyên trách nhiều hơn nữa để có thể đủ sức vươn xa hơn hỗ trợ cho các tỉnh, thành và doanh nghiệp. Còn ở cấp độ địa phương, có tỉnh thành có con số nhân sự khả quan, có thể 5 - 7 nhân sự nhưng có những tỉnh, thành thì chỉ được 1-2 nhân sự và những nhân sự đó phải kiêm nhiệm rất nhiều công việc khác nhau.

“Tình trạng chưa đủ nhân sự ở các tỉnh, thành về nội dung FTA là một trở ngại rất lớn và Bộ Công Thương đã có báo cáo Thủ tướng về vấn đề này”, bà Lan Phương thông tin.

Với doanh nghiệp, theo bà Nguyễn Thị Lan Phương, do đặc thù các doanh nghiệp Việt Nam phần lớn là doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) nên khả năng có một bộ phận pháp chế, một bộ phận chuyên gia về FTA tương đối khó khăn.

“Chúng ta đang làm việc với những thị trường rất khó tính như: EU, Canada, Mỹ… là những thị trường có rào cản phi thương mại rất lớn. Nếu như chuyên gia không nắm rõ những quy định về hải quan, về xuất xứ hay về lao động, môi trường trong hiệp định, cũng như các chính sách mới phát sinh tại các thị trường này sẽ rất khó để duy trì được tính bền vững và thị phần ổn định tại các thị trường này”, đại diện Vụ Chính sách thương mại đa biên phân tích.

Do thiếu và yếu về nhân lực nên tỷ lệ tận dụng các FTA còn khá hạn chế. Chẳng hạn như EVFTA, đến nay cũng chỉ đạt mức 26%, thậm chí CPTPP chỉ ở mức 5%. Rõ ràng, những con số này là rất thấp so với dư địa và cơ hội mà các FTA mang lại.

Dưới góc độ doanh nghiệp, bà Lê Thị Hằng - Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần Cà phê Detech chia sẻ, Công ty cổ phần cà phê Detech đã xuất khẩu trực tiếp sang thị trường châu Âu. Với Hiệp định thương mại tự do, doanh nghiệp cũng gặp phải những khó khăn về tìm kiếm các chuyên gia để đào tạo cho đội ngũ nhân sự của bộ phận xuất nhập khẩu của chúng tôi tương đối khó khăn. Thực tế là trong quá trình làm thì bộ phận nhân sự chỉ có thể nắm bắt được về các chuyên môn thực hiện các hợp đồng, giao dịch, tư vấn cho khách hàng. Còn cụ thể về kinh nghiệm thực tế từ chuyên gia của FTA thì doanh nghiệp đang gặp vướng mắc.

“Đó là những thách thức, khó khăn mà chúng tôi nhìn nhận được từ các FTA. Khi doanh nghiệp được chuyên gia tập huấn thì sẽ cũng có được sự thuận lợi là đầu ra của doanh nghiệp, đặc biệt là sản phẩm chế biến sâu như rang xay sẽ thuận lợi hơn, giúp gia tăng lợi nhuận và giá trị cho doanh nghiệp. Điều này cũng giúp ổn định phát triển ngành công nghiệp cà phê bền vững sang thị trường nước ngoài” – bà Lê Thị Hằng chia sẻ.

Nguồn nhân lực chất lượng sẽ giúp các địa phương, doanh nghiệp tận dụng hiệu quả các FTA

Về phía địa phương, ông Nguyễn Công Hân - Phó Giám đốc Sở Công Thương Hải Phòng cho biết, Hải Phòng là một trong những địa phương đi đầu trong việc phát triển hội nhập kinh tế quốc tế, cho nên địa phương rất chú trọng đến việc đào tạo, duy trì nguồn nhân lực cho hội nhập kinh tế quốc tế cũng như thực thi các FTA.

“Khó khăn hiện nay của Hải Phòng là số lượng cán bộ trực tiếp thực hiện nhiệm vụ thực thi FTA vẫn còn rất hạn chế, hầu hết là kiêm nhiệm nhiều việc khác nhau” – ông Nguyễn Công Hân chia sẻ.

Nâng cao chất lượng nhân sự làm nhiệm vụ hội nhập

Thời gian tới, bà Nguyễn Thị Lan Phương chia sẻ, nhiệm vụ của các Bộ, ngành, địa phương là phải gia tăng số lượng nguồn nhân lực, nguồn chuyên gia về FTA ở cả cơ quan quản lý cấp trung ương và cơ quan quản lý cấp địa phương. Doanh nghiệp cũng phải bố trí được nguồn nhân lực chuyên trách về vấn đề FTA này.

“Ví dụ như ở cơ quan quản lý cấp trung ương và địa phương thì cần tăng số lượng nhưng ở địa phương thì phải tăng nhân sự làm chuyên trách công tác FTA, giảm các công tác kiêm nhiệm. Như vậy họ mới có điều kiện để tập trung vào nội dung chuyên môn và hỗ trợ thực thi các FTA này được tốt hơn” – bà Phương cho hay.

Vấn đề thứ hai mà Bộ Công Thương đặt ra yêu cầu đối với nhân sự chuyên gia FTA là phải đào tạo đội ngũ chuyên gia này một cách bài bản và chuyên môn hơn.

“Trong thời gian vừa qua, với sự vào cuộc của Chính phủ, các bộ, ban, ngành và các địa phương, hiệp hội, rất nhiều các hội nghị, hội thảo, tập huấn đã được tổ chức. Nhưng chúng tôi cũng nhìn nhận thấy rằng quá trình triển khai trong thời gian vừa qua vẫn mang tính chất chung chung. Nội dung đào tạo, tập huấn cho các doanh nghiệp và các tỉnh chưa đi sâu, đi sát vào những nhu cầu thực tiễn của doanh nghiệp” – bà Phương cho hay.

Do đó, Bộ Công Thương kỳ vọng rằng đội ngũ chuyên gia này sẽ được đào tạo bài bản hơn để hướng tới 2 mục tiêu.

Mục tiêu thứ nhất là họ sẵn sàng nắm bắt được những định hướng ở chủ trương, chính sách ở cấp Trung ương, ví dụ như xác định chúng ta sẽ phải gia tăng thị phần của mình ở các thị trường đã có FTA.

Thứ hai là gia tăng những định hướng về việc doanh nghiệp ít làm thủ công đi và tăng sản phẩm có thương hiệu, có giá trị gia tăng nhiều hơn nhằm mang lại giá trị cao hơn cho các doanh nghiệp. Tức là sẽ phải bố trí người để có thể được đào tạo một cách bài bản hơn, để quá trình kết nối với các cơ quan cấp Trung ương cũng như hỗ trợ doanh nghiệp thiết thực và hiệu quả hơn.

Ở cấp độ doanh nghiệp, Bộ Công Thương kỳ vọng rằng doanh nghiệp nhận thức được rằng các doanh nghiệp phần lớn là doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhưng nếu có điều kiện xây dựng được một bộ phận chuyên gia về FTA trong nội bộ doanh nghiệp thì là điều quá tốt. Vì ta đang làm việc với những thị trường rất khó tính như EU, Canada, Mỹ… là những thị trường có rào cản phi thương mại rất lớn. Nếu như chuyên gia không nắm rõ những quy định về hải quan, về xuất xứ hay về lao động, môi trường trong hiệp định cũng như các quy định mới phát sinh tại các thị trường này thì sẽ rất khó để có thể duy trì được tính bền vững và thị phần ổn định tại các thị trường.

Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể hình thành một nhân sự chuyên trách kết nối với những đơn vị có thể cung ứng được nhân lực về chuyên gia FTA, như thế sẽ giảm gánh nặng cho doanh nghiệp trong việc phải thiết lập riêng một bộ phận.

Bên cạnh đó, năm 2023, trên cơ sở khảo sát nhu cầu của các tỉnh, thành, Bộ Công Thương sẽ bước đầu triển khai thí điểm đào tạo các lớp chuyên gia đầu tiên để có thể cung ứng được nguồn nhân lực ngay lập tức và tại chỗ cho các tỉnh, thành và cố vấn hỗ trợ cho các doanh nghiệp khi mà doanh nghiệp có nhu cầu.

Bảo Ngọc
Bài viết cùng chủ đề: Hiệp định thương mại tự do (FTA)

Tin cùng chuyên mục

FTA Index - động lực để Hải Phòng tăng thu hút đầu tư chất lượng cao

Kỳ vọng bộ chỉ số FTA Index sẽ gỡ khó kịp thời cho doanh nghiệp

Đà Nẵng: Trao đổi trực tiếp với doanh nghiệp dệt may về hệ sinh thái tận dụng FTA thế hệ mới

RCEP thúc đẩy mạnh mẽ giao thương ASEAN - Trung Quốc

Nhiều chuyên gia quốc tế lạc quan về Hiệp định RCEP trong thời gian tới

4 năm ký kết Hiệp định RCEP: Cánh cửa mới mở ra cho doanh nghiệp Việt

Mỹ: Ngành công nghiệp ô tô thay đổi ra sao sau khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống

Hãng thông tấn Nhà nước UAE có bài nêu bật ý nghĩa chiến lược của Hiệp định CEPA

Báo chí trong nước đưa tin đậm nét mốc lịch sử Việt Nam và UAE ký kết Hiệp định CEPA

Chính phủ ban hành biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định VIFTA

Lâm Đồng: Tập huấn hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận các nguồn thông tin về hội nhập quốc tế

Miền Trung - Tây Nguyên tăng cường thực thi các hiệp định thương mại tự do

Các FTA đã giúp hàng hóa Việt Nam đi sâu vào thị trường lớn trên thế giới

5 nút thắt của ngành da giày trong tận dụng hiệu quả các FTA

RCEP: Hơi thở mới cho tăng trưởng kinh tế châu Á

Những lưu ý về phòng vệ thương mại trong Hiệp định EVFTA và các FTA thế hệ mới

Đào tạo chuyên gia về Hiệp định EVFTA và các FTA thế hệ mới

Đẩy mạnh thông tin đối ngoại, hội nhập quốc tế nâng cao vị thế, uy tín của Bộ Công Thương

Thực thi FTA thúc đẩy các thành tựu cải cách kinh tế của Việt Nam

Xây dựng Hệ sinh thái hỗ trợ doanh nghiệp da giày tận dụng tốt hơn EVFTA