Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ tư 27/11/2024 06:40

Phòng vệ thương mại: Ứng phó rào cản thương mại từ Ấn Độ

Ấn Độ là thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam, đồng thời cũng là quốc gia thường xuyên tiến hành các vụ việc phòng vệ thương mại đối với hàng hóa của nước ta.

Ấn Độ là thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam, đồng thời đây cũng là quốc gia thường xuyên tiến hành các vụ việc phòng vệ thương mại đối với hàng hóa của nước ta.

Siết chặt phòng vệ thương mại

Theo thống kê của Tổ chức Thương mại thế giới, Ấn Độ là quốc gia tiến hành điều tra và áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại nhiều nhất trên thế giới. Đối với Việt Nam, Ấn Độ đã khởi xướng điều tra 28 vụ việc phòng vệ thương mại . Trong năm 2021, Ấn Độ khởi xướng điều tra 1 vụ việc và nhiều lần ra quyết định không áp thuế với một số vụ việc chống bán phá giá đối với hàng hóa của Việt Nam. Các mặt hàng bị Ấn Độ điều tra tương đối đa dạng bao gồm: thép, đồng, ván sợi…

Thép là một trong các mặt hàng của Việt Nam bị Ấn Độ điều tra phòng vệ thương mại

Ông Lê Triệu Dũng - Cục trưởng Cục phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) - cho biết, do kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng rất nhanh thời gian qua khiến một số mặt hàng đã tạo sức ép cạnh tranh đáng kể tại thị trường Ấn Độ dẫn đến nguy cơ cao hơn phải đối diện với các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại. Các mặt hàng có tăng trưởng xuất khẩu nhanh, dù kim ngạch lớn hay nhỏ có thể trở thành mục tiêu bị điều tra phòng vệ thương mại nếu ngành sản xuất nội địa của Ấn Độ cho rằng hàng nhập khẩu gây thiệt hại nghiêm trọng cho họ. “Ngoài ra, các doanh nghip đã thoát khi mt v việc phòng vệ thương mại cũng có thể tr thành mc tiêu ca mt cuc điu tra mi nhm đm bo hiu qu ca các bin pháp trưc đây. Vì vy, các sn phm đã b điu tra, áp dng mt trong các biện pháp phòng vệ thương mại vẫn có th tiếp tc b điu tra áp dng các biện pháp phòng vệ thương mại khác” - ông Dũng cho hay.

Nhiều chuyên gia kinh tế cảnh báo, việc bị thị trường Ấn Độ siết chặt phòng vệ thương mại đang tạo ra những thách thức đáng kể cho các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ; làm kìm hãm gia tăng xuất khẩu hàng hóa. Mặt khác, việc theo đuổi các vụ kiện thương mại trong thời gian dài làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự ổn định trong sản xuất, xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam. Không chỉ thế, ngay khi vụ việc phòng vệ thương mại được khởi xướng, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam đã phải đối mặt với việc đảo lộn và thay đổi kế hoạch đầu tư sản xuất, kinh doanh, chiến lược mặt hàng…

Chủ động nắm tình hình

Thực tế cho thấy, xu thế bảo hộ đang gia tăng, nhiều thành viên Tổ chức Thương mại thế giới cũng gia tăng bảo hộ bằng cách tăng cường sử dụng các biện pháp tiêu chuẩn kỹ thuật, phòng vệ thương mại như chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ để bảo vệ ngành sản xuất trong nước trước áp lực gia tăng của hàng nhập khẩu. Đặc biệt, một số nước có xu hướng thay đổi các thông lệ điều tra như tự khởi xướng điều tra, thay đổi phương pháp tính toán, thay đổi quy trình điều tra để bảo hộ ở mức cao cho các ngành sản xuất trong nước, dẫn tới nhiều diễn biến khó lường.

Một số ngành, doanh nghiệp trong nước đã xác định được việc điều tra phòng vệ thương mại là hoạt động bình thường trong thương mại quốc tế và đã chủ động trong việc xử lý, ứng phó. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia kinh tế vẫn lo ngại, vì đa số các doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp vừa và nhỏ, hiểu biết về phòng vệ thương mại chưa sâu nên vẫn còn bị động khi trở thành đối tượng bị điều tra. Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp không hiểu rõ các công việc cần thực hiện trong khi yêu cầu của cơ quan điều tra nước ngoài rất chặt chẽ về trình tự thời gian, thủ tục, các thông tin phải cung cấp. Vì thế, khi các doanh nghiệp không đáp ứng đúng yêu cầu của cơ quan điều tra sẽ có khả năng cao nhận được kết quả bất lợi, ảnh hưởng lớn đến hoạt động xuất khẩu. Đặc biệt, việc bị áp thuế chống bán phá giá cao sẽ làm suy giảm lợi thế cạnh tranh, mất một phần hoặc toàn bộ thị trường xuất khẩu Ấn Độ vào tay các đối thủ khác.

Trước các thách thức đang hiện hữu, ông Lê Triệu Dũng lưu ý, các doanh nghiệp Việt Nam cần chú ý theo dõi biến động về giá và lượng xuất khẩu của mặt hàng mà xuất khẩu sang Ấn Độ để có đánh giá kịp thời. Trong đó, những mặt hàng có giá xuất khẩu cạnh tranh, lượng xuất khẩu tăng nhanh sẽ có nguy cơ bị điều tra phòng vệ thương mại cao hơn. “Doanh nghip cũng có th thông qua đi tác nhp khu ti n Đ đ nm tình hình và d báo trưc kh năng b điều tra phòng vệ thương mại- ông Dũng khuyến nghị.

Ông Lê Triệu Dũng cho biết, Bộ Công Thương luôn chủ động hỗ trợ, hướng dẫn kịp thời cho doanh nghiệp ứng phó các vụ kiện phòng vệ thương mại từ nước ngoài. Bộ đang triển khai cung cấp danh sách cảnh báo sản phẩm có nguy cơ bị điều tra phòng vệ thương mại, điều tra lẩn tránh thuế đăng tải định kỳ hàng quý trên trang thông tin điện tử (//pvtm.gov.vn/) để doanh nghiệp có sự chuẩn bị tốt hơn khi xây dựng các phương án sản xuất, kinh doanh.

Bảo Thoa
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu

Tin cùng chuyên mục

Hoa Kỳ áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu với xơ sợi staple nhân tạo từ polyester

Kinh nghiệm ứng phó điều tra phòng vệ thương mại từ ngành nhôm Việt Nam

Điện Biên sẽ sớm có cửa khẩu song phương A Pa Chải (Việt Nam) – Long Phú (Trung Quốc)

Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp Hà Nội ứng phó điều tra phòng vệ thương mại

Kết quả điều tra rà soát cuối kỳ áp dụng chống bán phá giá thép không gỉ cán nguội

Indonesia điều tra gia hạn áp thuế tự vệ toàn cầu đối với một số sản phẩm may mặc

Doanh nghiệp phải sẵn sàng nguồn lực trước nguy cơ bị kiện phòng vệ thương mại tại thị trường Hoa Kỳ

Malaysia điều tra rà soát hành chính thuế chống bán phá giá với thép không gỉ cán nguội

Philippines khởi xướng điều tra tự vệ đối với sản phẩm xi măng nhập khẩu

Lùi thời hạn nộp bản trả lời câu hỏi điều tra chống bán phá giá ván sợi gỗ

Cảnh báo sớm: Doanh nghiệp không còn bị động trước các vụ điều tra phòng vệ thương mại

Tránh bị điều tra phòng vệ thương mại: Doanh nghiệp phải cạnh tranh bằng chất lượng thay vì giá

Cục Phòng vệ thương mại tiếp nhận đề nghị miễn trừ chống bán phá giá thép hợp kim trước ngày 1/12

Gia hạn nộp bản trả lời điều tra chống bán phá giá đối với ván sợi gỗ

Hoa Kỳ khởi xướng điều tra kép chống bán phá giá, chống trợ cấp sản phẩm đúc bằng sợi từ Việt Nam

Điều tra phòng vệ thương mại hàng hoá xuất khẩu gia tăng: Chủ động biến nguy thành cơ

Ngày mai (1/11): Tọa đàm 'Chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, duy trì dòng chảy xuất khẩu hàng hoá'

Hoa Kỳ không áp thuế chống bán phá giá đối với nhôm đùn ép nhập khẩu từ Việt Nam

Bà Rịa – Vũng Tàu: Nâng cao năng lực phòng vệ thương mại cho doanh nghiệp

Hoa Kỳ nhận hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp vỏ viên nhộng cứng