Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ bảy 16/11/2024 00:50

Quản lý an toàn đập thủy điện

Xác định công tác quản lý an toàn đập đối với các dự án thủy điện là vô cùng quan trọng, Sở Công Thương Yên Bái đã hướng dẫn, đôn đốc việc tuân thủ nội dung, trình tự đầu tư xây dựng, quản lý chất lượng công trình xây dựng các dự án thủy điện.

 - Ngoài thủy điện Thác Bà có công suất  120MW, tỉnh Yên Bái có 24 dự án đã được cấp chứng nhận đầu tư với 29 nhà má. Trong đó, 5 dự án với 8 nhà máy đã hoàn thành phát điện gồm: Nậm Đông III, Nậm Đông IV, Hồ Bốn, Ngòi Hút 1, Mường Kim, Hưng Khánh, Nậm Tục (bậc 2), Văn Chấn với tổng công suất lắp máy 122,8 MW và 19 dự án đang triển khai. 4/19 dự án đang triển khai thi công, gồm: Khao Mang, Khao Mang Thượng, Ngòi Hút 2, Hát Lìu. 5/19 dự án đang làm các thủ tục chuẩn bị đầu tư, gồm: Khau Chu, Đồng Ngãi, Chấn Thịnh, Cụm dự án xã Chế Tạo, Phìn Hồ. 6/19 dự án đang dừng thi công, gồm: Trạm Tấu, Làng Bằng, Vực Tuần, Nậm Tăng, Nậm Tục (Bậc 1), Nà Hẩu. 3/19 dự án chưa triển khai gồm: Bản Công, Phìn Hồ, Nậm Búng. Nhìn chung, hầu hết các dự án triển khai chậm, việc chấp hành các quy định của Nhà nước trong việc đầu tư xây dựng các dự án thủy điện chưa được các chủ đầu tư quan tâm.

Vừa qua, Sở Công Thương đã tiến hành kiểm tra một số dự án thủy điện đã phát điện và đang triển khai thi công. Về cơ bản các chủ đầu tư đã tuân thủ các quy định của Nhà nước trong việc quản lý chất lượng, an toàn đập, đã thành lập Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn.

Xác định công tác quản lý an toàn đập đối với các dự án thủy điện là vô cùng quan trọng, Sở Công Thương đã có văn bản hướng dẫn, đôn đốc việc tuân thủ nội dung, trình tự đầu tư xây dựng, quản lý chất lượng công trình xây dựng theo các quy định của Luật Xây dựng, Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ (nay là Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013) về quản lý chất lượng công trình và các Văn bản khác liên quan đến chất lượng công trình. Sở cũng tiến hành thanh tra, kiểm tra đối với các dự án thủy điện. Tuy nhiên, đến nay một số nhà máy thủy điện còn chưa thực hiện đầy đủ các thủ tục cần thiết theo quy định

Đối với những dự án thủy điện đang triển khai thi công, các tồn tại chủ yếu tập trung ở khâu: Lập, thẩm tra, thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật các bước; chưa thực hiện đầy đủ các quy định về thi công, nghiệm thu xây dựng các hạng mục công trình. Các chủ đầu tư dự án chỉ quan tâm chú trọng đến việc đẩy nhanh tiến độ thi công, hiệu quả kinh tế của dự án mà chưa quan tâm đúng mức đến công tác đảm bảo an toàn công trình, an toàn lao động, vệ sinh môi trường...

Đối với các dự án phát điện, tồn tại tập trung chủ yếu vào các vấn đề như: Lập quy trình vận hành hồ chứa; lập các phương án bảo vệ đập, phương án phòng chống lụt bão bảo đảm an toàn đập trong mùa lũ, phương án phòng chống lũ, lụt cho vùng hạ du đập do xả lũ hồ chứa hoặc sự cố đập; kiểm định an toàn đập, chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng...

Nguyên nhân chủ yếu của những tồn tại nêu trên do chi phí đầu tư, thực hiện lớn. Mặt khác, diễn biến thời tiết phức tạp, điều kiện thi công khó khăn, lượng mưa trên các lưu vực ít, tổn thất bốc hơi tăng và khả năng giữ nước của rừng đầu nguồn giảm. Sản lượng điện thương phẩm thấp kéo theo doanh thu từ việc phát điện của các nhà máy không bảo đảm, không đủ chi trả phần gốc và lãi vay do đầu tư ban đầu vì vậy các chủ đầu tư gặp khó khăn trong việc bố trí nguồn tài chính để thực hiện. Ngoài ra, việc cập nhật các quy định của Nhà nước của các đơn vị còn chưa kịp thời.

Để làm tốt hơn nữa công tác quản lý các dự án thủy điện, thời gian tới Sở Công Thương sẽ tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, phối kết hợp giữa các ngành, các cấp, cương quyết xử lý các đơn vị vi phạm, đồng thời tham mưu cho UBND tỉnh thu hồi Chứng nhận đầu tư đối với nhà máy thủy điện cố tình vi phạm nhằm đưa các công trình thủy điện đi vào vận hành an toàn, ổn định, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng, an toàn cho người và tài sản vùng hạ du…

Thăng Long

baocongthuong.com.vn

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công Thương lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo nghị định về khuyến công

Hội thảo giới thiệu về chương trình chuyển đổi số cho các cơ sở công nghiệp nông thôn

Sắp diễn ra Tuần lễ kết nối chuỗi sản xuất, tiêu dùng bền vững làng nghề Hà Nội

Khai mạc Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024

Đà Nẵng: Hỗ trợ hơn 2,26 tỷ đồng cho doanh nghiệp đổi mới máy móc, sản xuất sạch hơn

Lai Châu: Thu hút đầu tư lĩnh vực công nghiệp để phát huy tiềm năng, lợi thế

Sắp diễn ra Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024

Bến Tre: Hỗ trợ tích cực các cơ sở sản xuất sản phẩm từ quả dừa

Khai mạc Hội chợ Công Thương khu vực phía Bắc – Hòa Bình 2024

Đề xuất gỡ vướng cho nội dung khuyến công hỗ trợ đầu tư máy móc thiết bị

Kiên Giang: Khuyến công quốc gia hỗ trợ phát triển nghề chế biến nước mắm

Phú Yên: Khuyến công địa phương hỗ trợ phát triển sản phẩm thế mạnh

Khuyến công Bình Dương hỗ trợ lớn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Hà Nội: Kết nối cung cầu nguyên liệu đầu vào ngành thủ công mỹ nghệ

Tìm giải pháp nâng cao hiệu quả công tác khuyến công khu vực phía Nam

Vinh danh 90 tác phẩm đạt giải Cuộc thi Thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ Hà Nội năm 2024

Hội nghị khuyến công các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam lần thứ XIV, năm 2024

Trà Vinh: 9 tháng nghiệm thu 6 đề án khuyến công

Hỗ trợ cơ sở công nghiệp nông thôn tại Tuyên Quang chuyển đổi số

189 sản phẩm, bộ sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Nam năm 2024