Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ tư 06/11/2024 22:30

Quan Sơn (Thanh Hóa): Xây dựng chè tán ma của đồng bào Thái thành sản phẩm OCOP

Huyện miền núi Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa đang hình thành các vùng chuyên canh cây chè tán ma, đưa sản phẩm chè đặc trưng này thành sản phẩm OCOP.

Là sản phẩm truyền thống lâu đời của đồng bàoThái xã Trung Quân, huyện Quan Sơn, chè tán ma Pha Dua có màu đỏ vàng, vị ngọt tự nhiên, không hóa chất, có tác dụng tốt cho tim mạch, hệ tiêu hóa. Điều đặc biệt ở chè tán ma là chè được chế biến hoàn toàn thủ công. Búp chè sau khi hái về, được để héo tự nhiên hoặc phơi trong khoảng 30 phút; sau đó, được vò bằng tay và ủ bằng lá dáy rừng để hút bớt các chất nhựa chát trong chè, trước khi đưa ra phơi khô dưới nắng tự nhiên.

Mặc dù chè tán ma Pha Dua có công dụng tốt nhưng những năm trước đây, nhiều diện tích chè tại xã Trung Quân không được chăm sóc đã dần mai một. Từ khi triển khai Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP, bà con đã chuyển sang sản xuất tập trung, quy mô lớn, chú trọng các khâu chế biến cũng như xây dựng thương hiệu sản phẩm.

Đồng bào Thái sơ chế chè tán ma

Đặc biệt, năm 2019, Hội phụ nữ xã Trung Xuân hỗ trợ thành lập nhóm hộ sản xuất chè tán ma do phụ nữ làm chủ với mục tiêu tuyên truyền, hướng dẫn các thành viên cách chăm sóc chè để tăng năng suất. Khác với trước đây, các hộ mạnh ai nấy làm, nay các hộ được tập huấn kiến thức, liên kết cùng nhau phát triển, tiêu thụ sản phẩm. Mỗi tháng, các thành viên trong nhóm chế biến và cung ứng ra thị trường từ 80 - 100kg chè tán ma khô.

Là xã biên giới duy nhất của huyện Quan Hoá, xã Hiền Kiệt có đến hàng nghìn héc-ta rừng tự nhiên. Ban đầu, chè được người dân địa phương thu hái về sơ chế để phục vụ nhu cầu trong gia đình. Từ thói quen sản xuất nhỏ lẻ, chưa quan tâm nhiều đến vấn đề xây dựng thương hiệu, sau khi triển khai Chương trình OCOP, đồng bào dân tộc xã Hiền Kiệt đã chuyển sang sản xuất tập trung với quy mô lớn và đầu tư hơn trong các khâu chế biến sản phẩm nhằm xây dựng thương hiệu chè tán ma Hiền Kiệt. Năm 2021, chè tán ma Hiền Kiệt đã được công nhận là sản phẩm OCOP tỉnh Thanh Hóa.

Hiện nay, diện tích đất canh tác chè tán ma trên toàn xã Hiền Kiệt gần 45-50 ha, được phân bố đều ở 7 bản. Với mục tiêu quảng bá, tiêu thụ sản phẩm, xây dựng thương hiệu địa phương, tổ hợp tác kinh doanh sản xuất chè tán ma đã được thành lập nhằm mở rộng quy mô sản xuất.

Chè tán ma Hiền Kiệt đã được công nhận là sản phẩm OCOP tỉnh Thanh Hóa

sản phẩm OCOP, với hiệu quả kinh tế cao và vai trò trong việc xây dựng thương hiệu địa phương, huyện Quan Hóa cũng như xã Hiền Kiệt đang phối hợp cơ quan liên quan từng bước xây dựng, nâng cao chất lượng chè tán ma, đồng thời làm tốt công tác quy hoạch, tăng cường quảng bá, giới thiệu sản phẩm.

Hiện nay, toàn huyện Quan Sơn có trên 100 ha diện tích trồng chè tán ma, tập trung chủ yếu tại các xã: Trung Xuân, Tam Thanh, Sơn Thủy, Trung Thượng… So với các loại cây trồng khác, chè tán ma có nhiều tiềm năng về giá trị kinh tế nên được nhiều địa phương trong huyện trồng. Tuy nhiên, việc phát triển vùng nguyên liệu chè tán ma của huyện còn gặp nhiều khó khăn do chè được trồng rải rác, không tập trung.

Với mục tiêu đưa chè tán ma trở thành một sản phẩm OCOP, huyện Quan Sơn đang phối hợp cơ quan liên quan từng bước xây dựng, củng cố nâng cao chất lượng chè tán ma tại các xã có tiềm năng. Chú trọng hoàn thiện sản phẩm theo hướng nâng cao chất lượng, tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu sản phẩm và mở rộng hoạt động xúc tiến thương mại. Bên cạnh đó, hoàn thiện việc thiết kế bao bì, nhãn mác, tem truy xuất nguồn gốc an toàn vệ sinh thực phẩm… Triển khai ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất, chế biến, quản lý chất lượng theo chương trình OCOP; hoàn thiện tổ chức sản xuất theo hướng liên kết giữa các hộ sản xuất với hợp tác xã, doanh nghiệp…

Lê Hoàng
Bài viết cùng chủ đề: đồng bào dân tộc

Tin cùng chuyên mục

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Gia Lai: Kỳ vọng về nơi ở mới của người dân từng sống trong ngôi làng biệt lập

Nông sản Sơn La nâng cao giá trị, ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc

Huyện Bắc Yên – Sơn La: bộ mặt nông thôn thay đổi nhờ nguồn vốn chính sách giảm nghèo

Huyện Thuận Châu – Sơn La Chương trình 1719 giúp thay đổi đời sống người dân vùng dân tộc thiểu số

Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh phát triển du lịch huyện miền núi A Lưới

Lâm Đồng: Những gương điển hình trong phát triển kinh tế giỏi vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La: Phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La tăng cường chuyển đổi số trong tiêu thụ nông sản

Sơn La dành nguồn lực lớn cho chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc

Thừa Thiên Huế: Nỗ lực đưa huyện miền núi A Lưới thoát nghèo

Thừa Thiên Huế: Công bố quyết định công nhận huyện A Lưới thoát nghèo

Sâm Ngọc Linh Sơn La: Tạo sinh kế bền vững cho bà con đồng bào dân tộc

Lào Cai: Tích cực giúp người dân tiếp cận thông tin để giảm nghèo hiệu quả