Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ ba 05/11/2024 03:39

Quảng bá thương hiệu Việt qua thương mại điện tử: Cơ hội cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Bộ Công Thương đã phối hợp với Amazon Global Selling xây dựng kế hoạch triển khai các hoạt động cụ thể nhằm hỗ trợ doanh nghiệp trong nước tiếp xúc với kênh bán hàng trực tuyến amazon.com; đồng thời, đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa thương hiệu Việt qua nền tảng thương mại điện tử (TMĐT).
Tác động tích cực

TMĐT đang trở thành phương thức kinh doanh mới, được nhắc tới như một xu hướng quan trọng và đầy tiềm năng để quảng bá thương hiệu sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian tới. Ưu điểm của phương thức này là không chỉ hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua rào cản địa lý để tìm kiếm khách hàng mà còn giúp doanh nghiệp chủ động tính toán chi phí một cách hiệu quả, tối ưu nhất trong việc bán hàng trực tiếp tới khách hàng trên thế giới. Thực tế tại Việt Nam, đã có nhiều doanh nghiệp thành công với phương thức bán hàng này như: Andre Gift Shop, Paper Color… Thương hiệu sản phẩm của Việt Nam cũng ngày càng được giới thiệu rộng rãi, thu hút người tiêu dùng quốc tế.

Khởi động kế hoạch hợp tác giữa Cục XTTMvà Amazon Global Selling

Với vai trò trung tâm trong hệ thống xúc tiến thương mại (XTTM), Cục XTTM - Bộ Công Thương đã hợp tác với Amazon Global Selling (Amazon) - một "kênh phân phối lớn" trong lĩnh vực TMĐT - lựa chọn 105 doanh nghiệp Việt Nam, trong đó hầu hết là doanh nghiệp vừa và nhỏ, tham gia Chương trình Xuất khẩu toàn cầu thông qua TMĐT, để đào tạo. Các doanh nghiệp được hỗ trợ đào tạo kỹ năng, tư vấn trực tiếp và kết nối với mạng lưới dịch vụ hỗ trợ đã được thiết kế riêng cho chương trình để đưa sản phẩm xuất khẩu lên hệ thống TMĐT Amazon tại Hoa Kỳ.

Sau 6 tháng triển khai đã thu được kết quả ban đầu rất đáng khích lệ với nhiều doanh nghiệp đã bán được sản phẩm trên Amazon, mở ra hướng phát triển thị trường mới gắn với thương hiệu của doanh nghiệp và sự chủ động về xác định các phương án định giá tối ưu. Với những doanh nghiệp nhỏ của Việt Nam, để gặp gỡ trực tiếp khách nước ngoài và ký kết hợp đồng xuất khẩu không phải điều đơn giản. Các trang TMĐT sẽ giúp doanh nghiệp quảng bá hình ảnh sản phẩm một cách đơn giản và hiệu quả về chi phí. Khi gây được ấn tượng với khách hàng với những cam kết về chất lượng được đảm bảo, khách hàng sẽ tìm đến và lựa chọn mua trực tiếp sản phẩm của doanh nghiệp…

Đánh giá về kết quả này, ông Vũ Bá Phú - Cục trưởng Cục XTTM - cho rằng, số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam bán hàng thành công trên Amazon tuy chưa nhiều nhưng bước đầu đã thâm nhập được thị trường Mỹ thông qua TMĐT theo hình thức B2C tới tận tay người tiêu dùng. Đây cũng là một trong những mục tiêu mà Cục XTTM và Amazon đặt ra từ những ngày đầu hợp tác. Trong tương lai, chương trình hợp tác này hứa hẹn sẽ có quy mô lớn hơn trong các hoạt động thúc đẩy xuất khẩu thông qua nền tảng TMĐT, mang lại hiệu quả cho cộng đồng doanh nghiệp.

Kế hoạch cho tương lai

TMĐT đang dần trở thành kênh xuất khẩu cũng đồng thời là kênh xúc tiến xuất khẩu hữu hiệu cho hàng hóa mang thương hiệu Việt Nam ra thị trường thế giới. Cục XTTM, cũng đã xây dựng kế hoạch XTTM trung và dài hạn, có trọng tâm, trọng điểm, đẩy mạnh xúc tiến xuất khẩu, xúc tiến thương hiệu Việt thông qua môi trường TMĐT và các nền tảng công nghệ số.

Đáng lưu ý, trong khuôn khổ Chương trình Xuất khẩu toàn cầu thông qua TMĐT giai đoạn 2020 - 2022, Cục XTTM và Amazon sẽ nỗ lực phối hợp để tuyển dụng và hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam đang xuất khẩu những mặt hàng chiến lược để thiết lập hệ thống nhận diện và thương hiệu hàng hóa trên nền tảng TMĐT Amazon, đồng thời nghiên cứu thiết lập chuyên trang về ngành hàng này của Việt Nam trên Amazon.

Dù vậy ông Vũ Bá Phú vẫn lưu ý, bên cạnh sự hỗ trợ và đồng hành từ phía các cơ quan quản lý nhà nước, điều cốt lõi để doanh nghiệp Việt Nam có thể tham gia và phát triển kinh doanh lâu dài trên nền tảng TMĐT vẫn là uy tín và chất lượng sản phẩm; sự chủ động của doanh nghiệp trong việc đầu tư nâng cao kỹ năng ứng dụng TMĐT, đổi mới sản phẩm và có kế hoạch xây dựng, phát triển thương hiệu bền vững.

Khi hàng hóa được đưa lên hệ thống TMĐT Amazon, doanh nghiệp Việt Nam sẽ có cơ hội đưa thương hiệu sản phẩm của mình tiếp cận với hơn 300 triệu khách hàng, trong đó có hơn 100 triệu khách hàng thường xuyên Prime tại nhiều thị trường khác nhau của Amazon, cũng như hàng triệu đại lý mua hàng số lượng lớn ở Mỹ, châu Âu và Nhật Bản…
Hải Linh

Tin cùng chuyên mục

Cảnh báo sớm: Doanh nghiệp không còn bị động trước các vụ điều tra phòng vệ thương mại

Kim ngạch xuất nhập khẩu gần chạm mốc 650 tỷ USD, thặng dư 23,31 tỷ USD

Điểm tên 5 khó khăn mà doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đang đối mặt

Hà Nội nhân rộng mô hình 'Chợ thông minh 4.0 - không dùng tiền mặt'

Phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ - Bài 1: Lúng túng trong triển khai

Xuất khẩu gừng, nghệ và gia vị khác giảm 28,3% về lượng, tăng 9,9% về kim ngạch

Nhập khẩu đậu tương từ Campuchia tăng gần 8 lần

Tránh bị điều tra phòng vệ thương mại: Doanh nghiệp phải cạnh tranh bằng chất lượng thay vì giá

Hải Phòng: Thương mại điện tử mở ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp

Thuế xuất nhập khẩu phân bón, thuốc lá thay đổi ra sao từ 16/12/2024?

Tối ưu hóa chuỗi cung ứng và tăng cường giao thương Việt Nam - Trung Quốc

Cục Phòng vệ thương mại tiếp nhận đề nghị miễn trừ chống bán phá giá thép hợp kim trước ngày 1/12

Brazil, Indonesia và Campuchia là 3 nguồn cung hồ tiêu chính của Việt Nam

Gia hạn nộp bản trả lời điều tra chống bán phá giá đối với ván sợi gỗ

Hoa Kỳ khởi xướng điều tra kép chống bán phá giá, chống trợ cấp sản phẩm đúc bằng sợi từ Việt Nam

"Ông lớn" hệ thống phân phối thúc đẩy sản phẩm OCOP xuất ngoại

Điều tra phòng vệ thương mại hàng hoá xuất khẩu gia tăng: Chủ động biến nguy thành cơ

Việt Nam giữ vững 'ngôi vương' xuất khẩu gạo vào thị trường Philippines

Bộ Công Thương: Tuyệt đối không giao dịch với các sàn thương mại điện tử chưa đăng ký

Nông sản Gia Lai bùng nổ, sau 2 ngày livestream thu về 12,7 nghìn đơn hàng