Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ tư 06/11/2024 22:36

Quảng Nam: Khôi phục làng nghề đan lát truyền thống của đồng bào Cơ Tu

Thời gian qua, tỉnh Quảng Nam đã có nhiều chính sách hỗ trợ khôi phục nghề đan lát ở một số xã thuộc các huyện Đông Giang, Tây Giang và Nam Giang.

Nghề đan lát mây tre là nét văn hóa đặc sắc của đồng bào Cơ Tu tại 3 huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam. Thời gian qua, nghề đan lát đã tạo công ăn việc làm và thu nhập cho nhiều gia đình đồng bào Cơ Tu ở vùng cao này. Đặc biệt, ở nhiều thôn bản, đồng bào còn tổ chức không gian đan lát tập trung tại gươl, giúp thuận lợi trong việc học hỏi, truyền đạt kinh nghiệm lẫn nhau.

Lớp học nghề vót mây tre tại nhà Gươl

Gắn liền với quá trình lao động sản xuất và sinh hoạt của đồng bào, với các sản phẩm đan lát như: Nia, giỏ, mâm ăn cơm, đơm bắt cá, gùi lúa, gùi gạo… đã phát huy giá trị sử dụng, trở thành sản phẩm hàng hóa. Để làm ra các sản phẩm đan lát truyền thống phải qua nhiều công đoạn thủ công, đòi hỏi sự kiên trì, tỉ mỉ. Bắt đầu từ việc vào rừng chọn nguyên liệu, sau đó chẻ sợi, phơi khô rồi mới đan sản phẩm. Nguyên liệu làm các sản phẩm đan lát thủ công truyền thống là mây, tre, lồ ô, dứa, sợi guột... được lấy trong rừng và phải qua một số công đoạn sơ chế công phu. Kỹ thuật đan lát của người Cơ Tu không khó nhưng đòi hỏi tính kiên trì. Để tạo ra được một sản phẩm đan lát đẹp và tinh xảo phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm của người đan, từ khâu tìm kiếm vật liệu đến sơ chế, kỹ thuật đan.

Thời gian qua, tỉnh Quảng Nam đã có nhiều chính sáchhỗ trợ kinh phí khôi phục lại nghề đan lát tại các xã Sông Kôn, huyện Đông Giang; xã Tr’Hy, huyện Tây Giang; xã Zduôih, huyện Nam Giang... Con em đồng bào Cơ Tu tại các làng nghề được học nghề và giới thiệu mẫu đan lát, mây tre của các tỉnh bạn.

Tại huyện Đông Giang - nơi có hơn 75% dân số là đồng bào Cơ Tu, nghệ nhân ở địa phương này duy trì nghề đan lát hiện không còn nhiều, chủ yếu ở các xã A Ting, xã Sông Kôn, xã A Rooi. Huyện Đông Giang đã tranh thủ nguồn vốn từ các chương trình, dự án như dự án Trường Sơn Xanh, Hiệp hội xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam (VietCraft)… để hỗ trợ, khôi phục nghề truyền thống.

Các sản phẩm đan lát truyền thống của đồng bào đã trở thành hàng hóa

Năm nay, với việc khởi động lại hoạt động du lịch, huyện Đông Giang đã triển khai tổ hợp tác đan lát để giữ nghề, đồng thời tăng cường quảng bá, xúc tiến thương mại, tìm thị trường cho sản phẩm…. Thời gian tới, huyện sẽ tìm thêm giải pháp để các nghề truyền thống tại địa phương trở nên phổ thông hơn như đưa vào dạy ở các trường học hay xây dựng chỉ tiêu thi đua trong phong trào xây dựng gia đình văn hóa. Đặc biệt, huyện xác định việc gìn giữ nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch cộng đồng là hướng đi quan trọng trong việc bảo tồn các nét văn hóa truyền thống của đồng bào Cơ Tu, trong đó có nghề đan lát mây tre.

Tương tự Đông Giang, huyện Tây Giang cũng đẩy mạnh công tác vận động, kêu gọi các già làng, nghệ nhân giữ lấy nghề đan lát bằng các hình thức truyền dạy cho con cháu. Đồng thời, khuyến khích thành lập mô hình sản xuất dưới dạng tổ hợp tác, nhóm hộ để nâng cao năng suất, chất lượng, từng bước đa dạng hóa sản phẩm. Tăng cường quảng bá, xúc tiến thương mại, tìm thị trường ổn định cho sản phẩm…, góp phần tạo sinh kế, thu nhập ổn định, bảo vệ môi trường và bảo tồn bản sắc văn hóa. Sau một thời gian thí điểm, đến nay, nhiều sản phẩm của làng nghề Pơr’ning (huyện Tây Giang) đã được bán ra thị trường. Qua đánh giá, mặt hàng này rất bền về chất lượng sử dụng, giá cả lại phù hợp với đồng bào miền núi, mẫu mã ngày càng đa dạng.

Quảng Nam đã triển khai dự án hỗ trợ trên các hộ gia đình ở 10 xã thuộc 3 huyện Đông Giang, Tây Giang và Nam Giang tham gia các hoạt động phát triển vùng nguyên liệu mây và đào tạo nghề đan lát thủ công. Đến nay, 150 ha nguyên liệu mây đã được trồng mới dưới những tán rừng và 50 ha mây tự nhiên được bảo vệ và khai thác bền vững.

Việt Hoàng
Bài viết cùng chủ đề: đồng bào dân tộc

Tin cùng chuyên mục

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Gia Lai: Kỳ vọng về nơi ở mới của người dân từng sống trong ngôi làng biệt lập

Nông sản Sơn La nâng cao giá trị, ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc

Huyện Bắc Yên – Sơn La: bộ mặt nông thôn thay đổi nhờ nguồn vốn chính sách giảm nghèo

Huyện Thuận Châu – Sơn La Chương trình 1719 giúp thay đổi đời sống người dân vùng dân tộc thiểu số

Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh phát triển du lịch huyện miền núi A Lưới

Lâm Đồng: Những gương điển hình trong phát triển kinh tế giỏi vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La: Phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La tăng cường chuyển đổi số trong tiêu thụ nông sản

Sơn La dành nguồn lực lớn cho chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc

Thừa Thiên Huế: Nỗ lực đưa huyện miền núi A Lưới thoát nghèo

Thừa Thiên Huế: Công bố quyết định công nhận huyện A Lưới thoát nghèo

Sâm Ngọc Linh Sơn La: Tạo sinh kế bền vững cho bà con đồng bào dân tộc

Lào Cai: Tích cực giúp người dân tiếp cận thông tin để giảm nghèo hiệu quả