Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ hai 25/11/2024 00:04

Quảng Nam: Sức mua ở chợ truyền thống giảm so với mọi năm

Chỉ còn 3 ngày nữa là đến Tết Giáp Thìn 2024 nhưng tại các chợ truyền thống ở Quảng Nam vẫn ảm đạm, vắng khách, sức mua giảm so với mọi năm.

Chợ ảm đạm, vắng vẻ

Những ngày này, các chợ truyền thống trên địa bàn tỉnh Quảng Nam bắt đầu nhộn nhịp hơn so với ngày thường. Các quầy hàng quần áo, bánh, mứt, thực phẩm… bày bán đa dạng chủng loại. Tuy nhiên, so với thời điểm giáp Tết của mọi năm, không khí ảm đạm hơn hẳn.

Chị Diễm (tiểu thương bán quần áo ở chợ Ái Nghĩa, thị trấn Ái Nghĩa, huyện Đại Lộc) cho biết, hiện đã 27 tháng Chạp rồi mà không khí mua sắm Tết vẫn ảm đạm lạ thường. “Mọi năm thời điểm này người đi mua sắm tết rộn ràng cả khu chợ nhưng năm nay vắng hơn hẳn, quanh đi quẩn lại chỉ toàn người bán chứ người mua rất ít”, chị Diễm than thở.

Các gian hàng quần áo, phụ kiện đìu hiu, thưa vắng khách.

Tương tự, nhiều tiểu thương khác ở chợ cũng cho biết hàng hoá Tết năm nay tại chợ phong phú, mẫu mã đẹp nhưng người dân mua ít hơn, mặc dù giá cả không tăng so với mọi năm.

“Chợ Tết năm nay lạ quá, khách đến mua sắm giảm hẳn so với mọi năm. Hàng hóa tiêu thụ còn chậm, tôi trông chờ những ngày sát Tết sẽ bán được hàng”, một tiểu thương bán bánh kẹo tại chợ Ái Nghĩa nói.

Tại chợ Tam Kỳ (thành phố Tam Kỳ), chị Huỳnh Thị Đào - tiểu thương bán giày dép ở chợ chia sẻ, những năm trước vào thời điểm này người dân đến chợ mua bán hàng hóa diễn ra nhộn nhịp, sôi nổi. Thậm chí người dân còn phải chen lấn, vất vả mới mua được hàng đem về nhà. Thế nhưng năm nay, không khí mua sắm chưa sôi động.

“Tôi bán giày dép, mũ, nón nhưng từ đầu tháng đến nay mỗi ngày chỉ bán được vài đôi dép, trung bình một đôi dép từ 70.000 đến 150.000 đồng. Nguyên nhân tình trạng sức mua giảm, theo tôi nghĩ do hiện nay người dân chủ yếu mua hàng qua mạng xã hội, giá thành lại rẻ, tiện hơn vì được ship đến tận nơi”, chị Đào cho hay.

Các tiểu thương mong những ngày tới sẽ bán được hàng.

Xu hướng mua sắm dần thay đổi

Khác với chợ truyền thống, không khí mua sắm tại các siêu thị, trung tâm thương mại tại Quảng Nam tấp nập hơn. Bà Trần Thị Như Lai - Giám đốc Siêu thị Co.opMart Tam Kỳ (tỉnh Quảng Nam) cho biết, năm nay hàng hóa tại siêu thị khá nhiều với đa dạng sản phẩm, giá cả đảm bảo. Các doanh nghiệp tổ chức nhiều chương trình khuyến mại, kích cầu, tăng sức mua sắm của người dân.

Đặc biệt, trong những năm gần đây cùng với sự xuất hiện ngày càng nhiều sản phẩm OCOP, sản phẩm khởi nghiệp, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu với mẫu mã đẹp, giá cả phải chăng, chất lượng đã dần thay đổi thị hiếu tiêu dùng, góp phần quảng bá thương hiệu sản phẩm địa phương, thúc đẩy hàng Việt lên ngôi, chiếm lĩnh thị trường.

Không khí mua sắm Tết nhộn nhịp tại các siêu thị, trung tâm thương mại

Chị Võ Anh Thư (25 tuổi, thị trấn Ái Nghĩa, huyện Đại Lộc) cho hay, hầu như mấy năm nay gia đình chị không ra chợ mua sắm Tết, các đồ gia dụng, trang trí, quần áo… chị chủ yếu đặt trên các sàn thương mại điện tử hoặc ra các siêu thị, chỉ ra chợ mua mấy đồ thờ cúng như trầu cau, hoa quả…

"Tôi chủ yếu đặt hàng trên các sàn thương mại điện tử, người ta giao tận nơi, giá cả cũng rất rõ ràng, sản phẩm cho kiểm tra trước khi nhận nên tôi cũng yên tâm hơn", chị Thư nói.

Bà Đỗ Thị Hiền - Trưởng phòng Quản lý thương mại (Sở Công Thương tỉnh Quảng Nam) cho biết, sức mua ở chợ truyền thống năm nay chững lại, không còn sôi động như xưa vì tình hình kinh tế khó khăn chung. Ngoài ra, hiện nay xu hướng tiêu dùng của người dân có nhiều thay đổi, trong khi đó diễn biến bắt nhịp tại chợ truyền thống lại diễn ra chậm. “Các kênh mua sắm online và kênh mua sắm hiện đại ngày càng phát triển cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sức mua tại chợ truyền thống”, bà Hiền thông tin.

Bà Hiền cũng cho biết thêm, thời gian qua, Sở Công Thương tỉnh Quảng Nam đã phối hợp với các đơn vị thực hiện nhiều giải pháp nhằm nâng cao mãi lực cho chợ truyền thống như: Ban hành các văn bản về an toàn vệ sinh thực phẩm, nguồn gốc hàng hóa; mở các buổi tập huấn hướng dẫn quảng bá sản phẩm qua thương mại điện tử… Tuy nhiên, với tình hình khó khăn chung như hiện nay đơn vị sẽ nhận định, đánh giá lại và đưa ta những giải pháp, mô hình phù hợp hơn.

Hạ Vĩ
Bài viết cùng chủ đề: Tết Nguyên đán

Tin cùng chuyên mục

Sẽ sớm ổn định cuộc sống cho người dân khu tái định cư dự án Trung tâm điện lực Quảng Trạch

Bình Định: Chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo chiều sâu

Quảng Ninh tăng cường quản lý, khai thác tài nguyên than

Chuyển đổi số tạo 'cú hích' phát triển du lịch Quảng Ninh

Vĩnh Phúc: Tăng trưởng GRDP năm 2024 dự kiến đạt 7,5-7,8%

Quảng Ninh: Ngành du lịch 'chạy nước rút' chinh phục mục tiêu 19 triệu lượt khách

Dân ca Quan họ Bắc Ninh: 15 năm lan tỏa mạnh mẽ

Chung tay bảo tồn, phát huy giá trị Di sản thế giới vịnh Hạ Long và quần đảo Cát Bà

Quảng Ninh: Doanh nghiệp giảm chi phí, tăng năng suất nhờ tiết kiệm điện

Quảng Ninh quyết tâm cùng cả nước gỡ 'thẻ vàng' IUU

Bắc Giang: Kiểm soát bình ổn thị trường, chống buôn bán hàng cấm, hàng nhập lậu

Quảng Ninh ưu tiên phát triển nhà ở xã hội

Bà Rịa – Vũng Tàu: Chạy đua với thời gian trong giải ngân vốn đầu tư công

‘Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa’: Cú huých mạnh mẽ cho du lịch

Mỏ khoáng sản làm vật liệu san lấp 39,4ha ở tỉnh Thanh Hóa về tay doanh nghiệp nào?

Triển lãm tranh, ảnh, tư liệu tuyên truyền phòng, chống rác thải nhựa tại Thanh Hóa

Vĩnh Phúc: Chuyển đổi xanh là cơ hội để nâng cao năng lực cạnh tranh

Sắp diễn ra Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo TP. Cần Thơ năm 2024

Tham vấn ý kiến dự thảo Đề án thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng

Gia Lai: Mới lạ mô hình trồng dâu tây treo tường của chàng kỹ sư công nghệ thông tin