Sản phẩm từ những mô hình đầu tư giảm nghèo ở huyện miền núi Nam Giang, Phước Sơn |
Toàn tỉnh Quảng Nam hiện có 330.830 người có công. Tổng kinh phí trợ cấp hàng năm khoảng 1.200 tỷ đồng. Trong năm 2016, tỉnh đã chi hơn 21 tỷ đồng hỗ trợ sửa chữa, nâng cấp mộ, nghĩa trang liệt sĩ; thăm, trao quà của Chủ tịch nước, của tỉnh trong các dịp lễ, tết với tổng kinh phí trên 99,6 tỷ đồng; tổ chức điều dưỡng tập trung cho 3.135 lượt người có công và thân nhân; vận động Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” được hơn 711 triệu đồng; vận động các cơ quan, đơn vị trong và ngoài tỉnh tặng 319 sổ tiết kiệm tình nghĩa với tổng trị giá 311 triệu đồng. 100% mẹ Việt Nam anh hùng còn sống được các cơ quan, đơn vị trong và ngoài tỉnh nhận phụng dưỡng, bình quân 800.000 đồng/mẹ/tháng.
Đến nay, tỉnh đã sữa chữa và xây mới hơn 13.880 ngôi nhà cho các đối tượng là người có công với cách mạng trong tổng số 22.633 nhà đã được phê duyệt (xây mới 7164 ngôi nhà và sửa chữa 15.469 ngôi nhà với tổng nguồn kinh phí 595,94 tỷ đồng). Số nhà ở còn lại sẽ hoàn thành đúng ngày thương binh liệt sỹ (27/7) năm nay.
Về vùng biển, hải đảo, năm 2017, UBND tỉnh Quảng Nam đã ra quyết định cấp thẻ bảo hiểm y tế đối với toàn bộ người dân sinh sống tại 8 xã đặc biệt khó khăn ở vùng bãi ngang ven biển và hải đảo gồm: Tam Hải, Tam Tiến (huyện Núi Thành), Bình Nam, Bình Hải, Bình Đào (huyện Thăng Bình) và Duy Vinh, Duy Hải, Duy Nghĩa (huyện Duy Xuyên).
Về Dự án Giảm nghèo Tây Nguyên tỉnh Quảng Nam, ông Nguyễn Hoàng Thanh - Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư kiêm Trưởng ban dự án - cho biết, được triển khai tại 15 xã thuộc 3 huyện miền núi: Nam Trà My, Nam Giang, Phước Sơn. Năm 2016, với tổng kinh phí hơn 62 tỷ đồng đã hỗ trợ sinh kế cho người dân triển khai các mô hình nuôi vịt xiêm, gà thả vườn, nuôi vịt đẻ trứng, trồng lúa nước, nuôi dê sinh sản, heo lấy thịt, trồng chuối; nâng cấp, sửa chữa, xây mới các công trình giao thông… Trong năm 2017, dự kiến sẽ nâng nguồn vốn lên hơn 95 tỷ đồng, đầu tư 79 công trình hạ tầng, hỗ trợ các mô hình sinh kế: Trồng lúa và hỗ trợ dinh dưỡng, cải tạo vườn hộ, trồng cây dược liệu, nuôi gà, vịt đẻ trứng…
Đặc biệt, UBND tỉnh Quảng Nam vừa xây dựng Đề án “Chính sách giảm nghèo bền vững giai đoạn 2017-2021” với tổng kinh phí dự kiến khoảng 527 tỷ ...ng nhằm giảm nghèo bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo mới, tạo việc làm và tăng thu nhập, tăng cường cơ sở hạ tầng, bảo đảm an sinh xã hội… Bảo đảm đến cuối năm 2020, khu vực đô thị không còn hộ nghèo thuộc diện chính sách; tỷ lệ hộ nghèo của các huyện đồng bằng dưới 2%, của các huyện miền núi, trung du dưới 7%. 100% hộ nghèo, cận nghèo thuộc diện chính sách được hỗ trợ phát triển sản xuất, học nghề, tạo việc làm và được tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.