Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Quy hoạch tỉnh Tây Ninh 2021-2023, tầm nhìn 2050: Hướng đến trở thành nơi đáng đến và đáng sống

Ngày 5/5/2024, Tây Ninh sẽ tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh 2021-2030, tầm nhìn 2050, theo đó địa phương phấn đấu trở thành nơi đáng đến và đáng sống.
Tây Ninh: Tập trung phát triển những ngành công nghiệp chủ lực nào? Tây Ninh: Phê duyệt chủ trương đầu tư 2 dự án truyền tải điện Tây Ninh: Xử phạt hơn 90 triệu đồng hộ kinh doanh mỹ phẩm không rõ nguồn gốc

Hướng đến trở thành địa phương đáng đến và đáng sống

Trong quy hoạch, mục tiêu đến năm 2030, tỉnh Tây Ninh phấn đấu trở thành địa phương phát triển năng động, văn minh, có môi trường sống tốt, thích ứng tốt với biến đổi khí hậu, trở thành địa phương đáng đến và đáng sống.

Tầm nhìn đến năm 2050, Tây Ninh trở thành tỉnh có nền kinh tế phát triển dựa vào công nghiệp sạch và nông nghiệp công nghệ cao; thương mại, du lịch phát triển và là cửa ngõ thương mại quốc tế của vùng Đông Nam bộ và cả nước. Đồng thời, Tây Ninh cũng hướng đến là tỉnh có hệ thống quản trị công hiệu quả, môi trường kinh doanh thân thiện, môi trường sống hấp dẫn dựa trên một hệ sinh thái bền vững và đa dạng.

Để thực hiện được mục tiêu này, quy hoạch tỉnh Tây Ninh đã xác định 7 đột phá phát triển của tỉnh, bao gồm: Phát triển hạ tầng; phát triển nguồn nhân lực; thể chế; phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ; phát triển bền vững: Tây Ninh xanh; phát triển du lịch; phát triển kinh tế dịch vụ.

Quy hoạch tỉnh Tây Ninh 2021-2023, tầm nhìn 2050: Hướng đến trở thành nơi đáng đến và đáng sống
Hoạt động sản xuất tại một doanh nghiệp trong Khu công nghiệp Trảng Bàng - Ảnh: Tâm Giang

Ngoài ra, trong quy hoạch tỉnh Tây Ninh cũng xác định phương án tổ chức các hoạt động kinh tế - xã hội theo “3 vùng phát triển, 4 trục động lực, 1 vành đai an sinh xã hội”.

Cụ thể, 3 vùng phát triển, bao gồm: Vùng 1 là TX. Trảng Bàng, huyện Gò Dầu và một phần phía nam huyện Dương Minh Châu, đây là vùng phát triển công nghiệp, đô thị dịch vụ có tính lan tỏa kết nối với hồ Dầu Tiếng và nông nghiệp công nghệ cao với trung tâm phát triển của tỉnh là tam giác Trảng Bàng – Phước Đông – Gò Dầu.

Vùng 2, bao gồm: TP. Tây Ninh, TX. Hòa Thành, vùng phía tây huyện Dương Minh Châu và một phần phía Đông huyện Châu Thành, đây là trung tâm hành chính, văn hóa, giáo dục, y tế, du lịch, lấy dịch vụ làm chủ đạo, tiếp đến là công nghiệp hỗ trợ và chế biến, nông nghiệp công nghệ cao.

Vùng 3, bao gồm: huyện Tân Biên, huyện Tân Châu, phía tây huyện Châu Thành và phía bắc huyện Bến Cầu, đây là vùng phát triển nông nghiệp, từng bước phát triển dịch vụ hướng đến an sinh xã hội và du lịch sinh thái ở các khu vực Lò Gò - Xa Mát, rừng Hòa Hội, sông Vàm Cỏ Đông.

Cùng với đó, tỉnh sẽ có 4 trục động lực, bao gồm: Trục số 1 gắn với cao tốc Gò Dầu - Xa Mát và Quốc lộ 22, 22B, đây là hành lang phát triển Bắc - Nam chính của tỉnh Tây Ninh. Trục số 2 sẽ gắn với tuyến đường Hồ Chí Minh và Quốc lộ 22, đây là hành lang kết nối liên vùng với tỉnh Bình Dương và Campuchia theo hướng Đông Tây cho vùng phía Nam, kết nối với Quốc lộ 13, Quốc lộ 14 tới sân bay Long Thành.

Trục số 3 sẽ gắn với tuyến Đất Sét - Bến Củi, đây là tuyến vành đai trung chuyển hàng hóa giữa các khu công nghiệp Bến Củi, Thạnh Đức, khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài đi Campuchia, kết nối với Thành phố Hồ Chí Minh thông qua các nút giao với đường cao tốc CT31 (TP. Hồ Chí Minh – Mộc Bài), CT32 (Gò Dầu – Xa Mát) và kết nối về phía Đông đi Bình Dương và Tây Nguyên. Trục số 4 gắn với đường tỉnh 781, đây là hành lang kết nối liên vùng với tỉnh Bình Dương và Campuchia theo hướng Đông Tây cho vùng trung tâm.

Ngoài ra, “Vành đai an sinh xã hội” của tỉnh Tây Ninh gắn với cao tốc dọc biên giới, kết nối liên vùng với Đồng bằng sông Cửu Long qua Long An và Tây Nguyên qua Bình Phước, là hành lang hỗ trợ quốc phòng - an ninh và an sinh cho vùng phía Bắc.

Mở rộng nhiều khu công nghiệp và phát triển 16 đô thị

Cũng trong quy hoạch trên, Tây Ninh định hướng bố trí, phát triển các khu công nghiệp phân bố chủ yếu theo các trục: Quốc lộ 22, Quốc lộ 22B, cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Mộc Bài, đường Hồ Chí Minh, các trục ĐT 784, ĐT 789, ĐT 782 - hướng kết nối với trung tâm kinh tế của Vùng là Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương và kết nối Bình Dương - Tây Ninh - Long An. Phát triển thêm 3 khu công nghiệp mới và mở rộng 1 khu công nghiệp hiện hữu với diện tích khoảng 4.400 ha.

Quy hoạch tỉnh Tây Ninh 2021-2023, tầm nhìn 2050: Hướng đến trở thành nơi đáng đến và đáng sống
Khu công nghiệp cửa khẩu Mộc Bài. (Ảnh: Hải Triều).

Cùng với đó, tỉnh sẽ tiếp tục phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài và Khu kinh tế cửa khẩu Xa Mát theo định hướng và động lực mới, tạo đột phá góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của địa phương và góp phần vào sự phát triển chung của vùng Đông Nam bộ. Trong đó phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài theo mô hình công nghiệp - đô thị - dịch vụ, phát triển xanh và bền vững, tạo lợi thế cạnh tranh để thu hút mạnh đầu tư trong và ngoài nước.

Về du lịch, tỉnh sẽ phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế du lịch, coi trọng tính chất sinh thái và tiếp tục đẩy mạnh đầu tư phát triển đồng bộ các dự án theo các phân khu chức năng thuộc Khu du lịch quốc gia núi Bà Đen trở thành khu du lịch đặc sắc, đẳng cấp quốc tế.

Phát triển hạ tầng giao thông kết nối hướng Đông - Tây với Bình Dương, Bình Phước, Long An và kết nối phía Nam với Thành phố Hồ Chí Minh. Tập trung huy động nguồn lực đầu tư hoàn thành tuyến cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Mộc Bài và tuyến cao tốc Gò Dầu - Xa Mát. Phát triển 4 trung tâm logistics tại cửa khẩu Mộc Bài, cửa khẩu Xa Mát, xã Hưng Thuận, thị xã Trảng Bàng và xã Thanh Phước, huyện Gò Dầu.

Về phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, trong đó tỉnh sẽ tập trung phát triển 20 vùng sản xuất tập trung nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại các huyện: Tân Châu, Dương Minh Châu, Tân Biên, Gò Dầu, Châu Thành và TX. Trảng Bàng.

Cũng trong quy hoạch, tỉnh Tây Ninh hướng đến phát triển hệ thống đô thị xanh, thành phố thông minh. Đến năm 2030, tỉnh có 1 đô thị loại II, 3 đô thị loại III, 5 đô thị loại IV và 7 đô thị mới loại V. Trong đó, TP. Tây Ninh đạt tiêu chuẩn đô thị loại II và sẽ tiếp tục phấn đấu đầu tư xây dựng hoàn thiện đạt cơ bản các tiêu chí của đô thị loại I.

Để biến quy hoạch tỉnh thành động lực cho sự phát triển, đưa tầm nhìn quy hoạch và khát vọng phát triển của tỉnh trở thành hiện thực thì Tây Ninh cần sự hành động quyết liệt của cả hệ thống chính trị cũng như sự đồng tình ủng hộ của người dân và doanh nghiệp. Ngay thời điểm này, tỉnh Tây Ninh tập trung triển khai nhanh 6 nhiệm vụ trọng tâm để có thể hiện thức hoá khát vọng của mình.

Trước đó, ngày 29/12/2023, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1736/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tỉnh Tây Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đây là sự kiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, tạo hành lang vững chắc cho sự phát triển bền vững của tỉnh Tây Ninh.

Theo đó, quy hoạch tích hợp đầu tiên được ban hành theo phương pháp tiếp cận mới, giúp địa phương xây dựng một chiến lược phát triển kinh tế - xã hội cân bằng, bền vững cho từng giai đoạn; có sự tham gia đồng kiến tạo của các bên liên quan (nhà nước, chuyên gia, doanh nghiệp, cộng đồng) để đảm bảo chiến lược phù hợp với năng lực và động lực thực hiện của các bên, mà trong đó, nền tảng là năng lực quản trị của chính quyền địa phương; tìm ra giải pháp huy động nguồn lực để triển khai quy hoạch cho mỗi thời kỳ một cách hợp lý nhất, đảm bảo nguồn lực và tài nguyên hữu hạn của địa phương được tối ưu. Quy hoạch tỉnh phải đáp ứng 3 điều kiện: Làm lợi cho người dân để khi quy hoạch người dân phải được hưởng lợi từ quy hoạch đó; doanh nghiệp khi tham gia phải thực hiện có hiệu quả; vai trò của nhà nước.

Quy hoạch tỉnh là căn cứ khoa học và công cụ pháp lý quan trọng để chính quyền tỉnh lãnh đạo, chỉ đạo, thống nhất quản lý và hoạch định chính sách, kiến tạo động lực phát triển. Đây cũng là cơ sở để xây dựng và triển khai các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư công trung hạn trên địa bàn tỉnh đảm bảo tính khách quan, khoa học; tổ chức không gian phát triển kinh tế - xã hội đảm bảo tính kết nối đồng bộ giữa quy hoạch quốc gia với quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh nhằm khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của tỉnh đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững.

Tiến Phòng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Tây Ninh

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tiền Giang: Sắp có thêm 2 khu, cụm công nghiệp đi vào hoạt động

Tiền Giang: Sắp có thêm 2 khu, cụm công nghiệp đi vào hoạt động

Sở Công Thương phối hợp với các đơn vị liên quan hoàn tất thủ tục thành lập Khu công nghiệp Tân Phước 1, đưa Cụm công nghiệp Gia Thuận 2 hoạt động cuối năm nay.
Lũ trên các sông trên địa bàn tỉnh Hải Dương đang lên nhanh

Lũ trên các sông trên địa bàn tỉnh Hải Dương đang lên nhanh

Theo Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Hải Dương, lũ trên các sông trên địa bàn tỉnh Hải Dương đang lên nhanh, cảnh báo nguy cơ ngập lụt.
Điện lực Thái Nguyên dồn lực khắc phục sự cố lưới điện sau bão số 3

Điện lực Thái Nguyên dồn lực khắc phục sự cố lưới điện sau bão số 3

Công ty Điện lực Thái Nguyên (PC Thái Nguyên) đang nỗ lực triển khai công tác khắc phục, nhanh chóng cấp điện trở lại phục vụ người dân.
Hải Dương báo động 1 trên hệ thống sông Luộc, tăng cường tuần tra canh gác đê điều

Hải Dương báo động 1 trên hệ thống sông Luộc, tăng cường tuần tra canh gác đê điều

Chiều 10/9, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Hải Dương đã có công điện về việc phát lệnh báo động số 1 trên hệ thống sông Luộc.
Bắc Kạn: 3 nhà máy thủy điện dừng hoạt động do mưa lũ

Bắc Kạn: 3 nhà máy thủy điện dừng hoạt động do mưa lũ

Theo thông tin mới nhất từ Sở Công Thương tỉnh Bắc Kạn, do ảnh hưởng của mưa lũ, 3/5 nhà máy thủy điện tại địa phương phải ngừng hoạt động.

Tin cùng chuyên mục

Bắc Kạn: Đảm bảo hàng hóa thiết yếu cho người dân vùng lũ

Bắc Kạn: Đảm bảo hàng hóa thiết yếu cho người dân vùng lũ

Thời điểm hiện tại, các nhà phân phối, chợ truyền thống, siêu thị trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn cơ bản đáp ứng đủ hàng hóa thiết yếu cho người dân, đặc biệt vùng lũ
Đà Nẵng kêu gọi người dân ủng hộ miền Bắc khắc phục hậu quả bão số 3

Đà Nẵng kêu gọi người dân ủng hộ miền Bắc khắc phục hậu quả bão số 3

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP. Đà Nẵng kêu gọi toàn thể nhân dân thành phố chung tay ủng hộ cứu trợ đồng bào miền Bắc bị thiệt hại do bão số 3 gây ra.
Tình hình khắc phục sự cố, cấp điện cho người dân thành phố Hải Phòng ngày 10/9

Tình hình khắc phục sự cố, cấp điện cho người dân thành phố Hải Phòng ngày 10/9

Tính đến ngày 10/9, ngành điện thành phố Hải Phòng đã khắc phục xong sự cố tại đường dây 110kV Đồng Hòa - Đồ Sơn và nhiều công trình khác để cấp điện trở lại.
Điện lực Hải Phòng

Điện lực Hải Phòng 'dồn lực' khắc phục nhanh các sự cố, cấp điện trở lại cho nhân dân

Trước hậu quả nặng nề do bão số 3 gây ra, Điện lực Hải Phòng đang nỗ lực triển khai công tác khắc phục, nhanh chóng cấp điện trở lại phục vụ người dân.
Thanh Hóa: Danh sách các điểm sụt lún, sạt lở đường người dân cần chú ý

Thanh Hóa: Danh sách các điểm sụt lún, sạt lở đường người dân cần chú ý

Sau siêu bão Yagi, hàng loạt tuyến đường thuộc tỉnh Thanh Hóa đã bị sạt lở, sụt lún nghiêm trọng; người dân cần hết sức chú ý khi di chuyển qua các khu vực này.
Tỉnh Quảng Nam quyết xóa tàu cá

Tỉnh Quảng Nam quyết xóa tàu cá '3 không'

Chạy đua với thời gian đến ngày 30/9/2024 hoàn thành xóa tất cả tàu cá '3 không', tỉnh Quảng Nam đến từng nhà ngư dân để hướng dẫn đăng ký, cấp phép tàu cá.
Lào Cai: 19 người chết, 11 người mất tích, 21 người bị thương do mưa lũ

Lào Cai: 19 người chết, 11 người mất tích, 21 người bị thương do mưa lũ

Do chịu ảnh hưởng hoàn lưu bão số 3 (bão Yagi), tại Lào Cai mưa lũ, sạt lở đất đã làm 19 người chết; 11 người mất tích; 21 người bị thương.
Vĩnh Phúc có thêm Phó Bí thư Tỉnh uỷ nhiệm kỳ 2020-2025

Vĩnh Phúc có thêm Phó Bí thư Tỉnh uỷ nhiệm kỳ 2020-2025

Ông Bùi Huy Vĩnh được Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc khóa XVII, nhiệm kỳ 2020-2025 bầu giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc nhiệm kỳ 2020-2025.
Cần Thơ: Điều chỉnh nguồn vốn đầu tư công năm 2024

Cần Thơ: Điều chỉnh nguồn vốn đầu tư công năm 2024

UBND TP. Cần Thơ có quyết định điều chỉnh, giao chi tiết Kế hoạch đầu tư công năm 2024 từ nguồn ngân sách trung ương.
Thanh Hóa: Cảnh báo lũ trên thượng nguồn sông Mã, sông Bưởi

Thanh Hóa: Cảnh báo lũ trên thượng nguồn sông Mã, sông Bưởi

Từ chiều nay (10/9), mực nước lũ trên thượng nguồn sông Mã, sông Bưởi dâng cao; nguy cơ rất cao xảy ra lũ ống, lũ quét và sạt lở đất khu vực miền núi.
Bắc Giang -  Đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo hành lang để thu hút đầu tư

Bắc Giang - Đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo hành lang để thu hút đầu tư

Nỗ lực cải cách hành chính, cắt giảm thủ tục hành chính của Bắc Giang đã giúp địa phương này thu hút đầu tư hiệu quả thời gian qua.
Cập nhật tình hình ngập, úng tại Nam Định

Cập nhật tình hình ngập, úng tại Nam Định

Sáng 10/9, UBND tỉnh Nam Định đã tổ chức họp bàn giải pháp ứng phó với tình trạng ngập, úng do mưa lớn kéo dài vì ảnh hưởng bởi hoàn lưu bão số 3.
Hải Dương: Nước sông Thái Bình dâng cao mức báo động, di dời khẩn cấp

Hải Dương: Nước sông Thái Bình dâng cao mức báo động, di dời khẩn cấp

Sáng 10/9, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hải Dương đã có công điện về việc phát lệnh báo động số 2 trên hệ thống sông Thái Bình.
Thái Bình: Mực nước các sông dâng cao, UBND tỉnh ra Công điện khẩn

Thái Bình: Mực nước các sông dâng cao, UBND tỉnh ra Công điện khẩn

Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3 gây mưa lớn và một số hồ chứa ở thượng lưu xả lũ, mực nước các sông tại Thái Bình đang ở mức báo động.
Hải Dương: Dự báo mưa lớn, đề phòng nguy cơ xảy ra sạt lở đất

Hải Dương: Dự báo mưa lớn, đề phòng nguy cơ xảy ra sạt lở đất

Theo Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Hải Dương, từ sáng sớm 10/9 đến chiều tối ngày 11/9, khu vực tỉnh Hải Dương có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và dông.
Thống nhất thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương

Thống nhất thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương

Sáng 10/9, Văn phòng UBND Thừa Thiên Huế cho biết, Hội đồng thẩm định thống nhất đề nghị cấp có thẩm quyền thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương.
Nước lũ sông Hồng dâng cao cả mét, người Hà Nội lo lắng trận lụt lịch sử 2008 lặp lại

Nước lũ sông Hồng dâng cao cả mét, người Hà Nội lo lắng trận lụt lịch sử 2008 lặp lại

5h sáng ngày 10/9, mực nước tại sông Hồng đi qua địa bàn Hà Nội dâng cao cả mét so với thời điểm 2h cùng ngày. Nhiều lo lắng, trận lụt lịch sử năm 2008 lặp lại?
Sơn La công bố các quyết định về công tác cán bộ

Sơn La công bố các quyết định về công tác cán bộ

Ngày 9/9, tỉnh Sơn La đã công bố quyết định về công tác cán bộ, bổ nhiệm Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo và Phó Giám đốc Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng.
Lạng Sơn: Thiệt hại sơ bộ do cơn bão số 3 gây ra hơn 550 tỷ đồng

Lạng Sơn: Thiệt hại sơ bộ do cơn bão số 3 gây ra hơn 550 tỷ đồng

Theo Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Lạng Sơn, ước tính sơ bộ tổng thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra trên địa bàn tỉnh là hơn 550 tỷ đồng.
Thông tin về vỡ đê ở Bắc Ninh không chính xác

Thông tin về vỡ đê ở Bắc Ninh không chính xác

Thông tin về vỡ đê trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh không chính xác. Người dân chỉ tiếp nhận những thông tin chính thống từ cơ quan Nhà nước.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động