Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Rát bỏng ghế nóng ngân hàng

Trước làn sóng mua bán, sáp nhập (M&A) trong lĩnh vực tài chính ngày càng sôi động và quá trình tái cấu trúc ngành ngân hàng đang đi vào giai đoạn cuối, cuộc so găng giữa các ông chủ nhà băng để giữ chiếc ghế nóng ngày một rát bỏng…

Cuộc chiến “ngầm”

Càng về cuối quá trình tái cấu trúc ngành ngân hàng, xem ra tình thế đang dần đảo lộn khi không chỉ có các nhà băng lớn “thâu tóm” ngân hàng nhỏ. Trên thị trường đang xuất hiện những trận chiến “ngầm” mà phía “cầm trịch” lại là “người tí hon”, nhưng có sức mạnh khổng lồ.

Rát bỏng ghế nóng ngân hàng

Nam A Bank có vốn điều lệ 3.000 tỷ đồng, nhưng đang được cho là sẽ chi phối một nhà băng có quy mô vốn 12.000 tỷ đồng.

Thị trường thời gian qua đã chứng kiến thương vụ thâu tóm của nhóm cổ đông lớn, trong đó có đại gia Trầm Bê, khi nắm trọn trong tay hơn 50% cổ phần Sacombank trước khi công khai vào cuối năm 2011 và chính thức lên nắm quyền điều hành Sacombank kể từ kỳ Đại hội cổ đông quý I/2012. Sau thương vụ này, ông Đặng Văn Thành phải dứt “đứa con tinh thần”, rời chiếc ghế nóng tại Sacombank sau hơn 21 năm gây dựng và gắn bó.

Ba năm sau thương vụ trên, thị trường vẫn chưa hết bỡ ngỡ. Song đến thời điểm này, lại đang xuất hiện luồng thông tin cho rằng, sẽ có thêm một định chế tài chính nhỏ có thể chi phối ngân hàng quy mô lớn hơn nếu thương vụ M&A được hoàn tất. Định chế tài chính nhỏ đó là Nam A Bank - ngân hàng có vốn điều lệ chỉ ở ngưỡng 3.000 tỷ đồng và đang triển khai kế hoạch tăng vốn lên 4.000 tỷ đồng.

Với mức vốn điều lệ như trên, Nam A Bank đang nằm trong top ngân hàng có quy mô vốn thấp nhất trong hệ thống và đang tự tái cơ cấu bằng nguồn lực của mình. Nam A Bank cho biết, họ đang tìm hiểu việc sáp nhập với một ngân hàng lớn và mọi kế hoạch M&A đang được đẩy nhanh để tiến đến “hôn nhân”.

Nam A Bank cho rằng, trong giai đoạn ngành ngân hàng đẩy mạnh tái cấu trúc, để nâng cao năng lực tài chính cũng như sức cạnh tranh, thì việc hợp sức cũng là điều cần thiết. Viễn cảnh thị trường chỉ còn lại dưới 20 ngân hàng không còn xa trước khi giai đoạn tái cấu trúc kết thúc vào cuối năm 2016. Vì thế, HĐQT Nam A Bank đang xây dựng văn kiện trình Đại hội đồng cổ đông trong kỳ họp thường niên sắp diễn ra về kế hoạch M&A.

Bản thân Nam A Bank không đặt nặng vấn đề ai là “cô dâu” và ai là “chú rể”, miễn là tìm được đối tác phù hợp với chiến lược đi vào bán lẻ thực sự. Nam A Bank vẫn chưa tiết lộ đối tác đang tìm hiểu là ai, nhưng theo một nguồn tin đáng tin cậy, đó là một ngân hàng có quy mô vốn điều lệ trên 12.000 tỷ đồng (gấp 4 lần vốn hiện tại của Nam A Bank).

Tuy quy mô nhỏ, nhưng nhiều người biết rằng, phía sau Nam A Bank là thế lực của bà Nguyễn Thị Hường (Tư Hường) đứng đầu một gia tộc kinh doanh khét tiếng về nhiều lĩnh vực. Thêm vào đó, Nam A Bank đang có sự hậu thuẫn khi một số cổ đông lớn của nhà băng được đề nghị M&A bán lại cổ phiếu. Đáng chú ý, hoạt động kinh doanh của đối tác mà Nam A Bank đang tìm hiểu lại có phần sa sút trong 2 năm gần đây, do nợ xấu tăng.

Một cái tên khác được nhắc đến khá nhiều gần đây là Saigonbank - 100% vốn chủ sở hữu của Thành ủy TP.HCM cũng sắp về chung nhà với Vietcombank mà trước đó tưởng chừng Thành ủy sẽ “gom” chung với DongA Bank - vốn là ngân hàng có chung dáng dấp một chủ sở hữu với Saigonbank. Nhưng không chỉ Saigonbank phải sáp nhập vào Vietcombank, mà DongA Bank cũng đang đứng trước áp lực “về chung nhà” với một ngân hàng khác mà thị trường đang đồn đại là ABBank.

“Hôn nhân” trong lĩnh vực tài chính năm nay được dự báo sẽ có không ít thương vụ đình đám và không loại trừ một số ông chủ nhà băng đã có tên tuổi, thương hiệu phải rời ghế “nóng” chủ tịch. Trong đó, OceanBank là một trong những thương hiệu ngân hàng lâu năm đang đứng trước áp lực sáp nhập, sau khi Chủ tịch HĐQT Hà Văn Thắm rơi vào vòng lao lý.

Trước đó không lâu, một nhân vật khác - ông Nguyễn Công Danh, nguyên Chủ tịch Tập đoàn Thiên Thanh, kiêm Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Xây dựng (VNCB) cũng không tránh được vòng xoáy này. Trở thành tân Chủ tịch VNCB bằng nguồn vốn tư nhân, với mục đích góp phần tái cơ cấu một ngân hàng nhỏ và yếu, song chưa đầy 1 năm khi nhà băng này vừa thay “áo” mới từ TrustBank, ông Danh đã bị bắt và đang chờ ngày hầu tòa.

Còn nhớ, cuối năm 2012, vụ việc của ACB từng gây chấn động thị trường khi một loạt cựu lãnh đạo cấp cao nhà băng này bị bắt… và ghế “nóng” chủ tịch được thay thế, với sự trở lại thương trường của ông chủ Trần Mộng Hùng và con trai Trần Hùng Huy, Chủ tịch HĐQT ACB kể từ cuộc họp Đại hội đồng cổ đông năm 2013 đến nay.

Có thể nói, chỉ sau 3 năm ngành ngân hàng đẩy mạnh chủ trương tái cấu trúc, M&A, thị trường tài chính đã có sự cải tổ đáng ghi nhận, khi đã loại bỏ dần những ngân yếu kém, siết sở hữu chéo và nhiều “đại gia” ngân hàng mất ghế “nóng”. Năm 2015, thị trường tài chính được đánh giá sẽ ổn định hơn so với năm 2014, nhưng sẽ có thêm một số tổ chức tín dụng phải sáp nhập, trong đó các ngân hàng cổ phần quốc doanh là trụ cột trong các cuộc sáp nhập đó.

Các chuyên gia lĩnh vực tài chính cho rằng, điều đó là phù hợp để từ đó hình thành được các định chế tài chính lớn cạnh tranh được với các định chế tài chính của các nước trong khu vực như Malaysia, Singapore. Nếu không hình thành được các định chế tài chính như vậy thì khó có thể tránh được việc các tập đoàn tài chính ở các nước trên chi phối ngay trên thị trường Việt Nam.

Một trong những điểm nhấn trong năm 2015 khi thực hiện Đề án Tái cơ cấu hệ thống tổ chức tín dụng của Ngân hàng Nhà nước được Phó thống đốc Nguyễn Phước Thanh cho biết, là kiên quyết xử lý những đơn vị yếu kém, kể cả phải sử dụng biện pháp giải thể, phá sản, can thiệp bắt buộc. “Ngân hàng Nhà nước sẽ cố gắng hoàn thiện khung pháp lý, phê duyệt các thương vụ M&A trong 6 tháng đầu năm”, ông Thanh nói.

Cùng với đó. các quy định của Thông tư 36/2014/TT-NHNN “siết” sở hữu chéo chính thức được áp dụng từ ngày 1/2/2015 sẽ là tiền đề cho một làn sóng M&A thứ hai đối với lĩnh vực ngân hàng năm nay. Các ông chủ nhà băng sẽ có lộ trình thoái vốn về mức sở hữu quy định tối đa 5% theo Thông tư 36. Vì vậy, các nhà băng có cùng dáng dấp chủ sở hữu như Southern Bank - Sacombank; MDB - Maritime Bank hay Saigonbank - Vietcombank… nhiều khả năng sẽ nhanh chóng được Ngân hàng Nhà nước chính thức thông qua để tiến hành M&A năm nay.

…và CEO không thể yên vị

Chính làn sóng M&A trong lĩnh vực ngân hàng đã kéo theo biến động lớn về nhân sự cấp cao tại các nhà băng, trong đó nhiều chiếc ghế “nóng” chủ tịch, CEO ở các ngân hàng đã thay đổi khá nhiều khi các thương vụ M&A kết thúc.

Chẳng hạn, tại Sacombank, khi lên nắm quyền ở kỳ Đại hội đồng cổ đông năm 2012, ông Trầm Bê đã đưa ông Phan Huy Khang lên vị trí CEO của nhà băng này sau 10 năm giữ ghế CEO của Southern Bank. Trong khi đó, Eximbank, chỉ hơn 7 tháng cuối năm 2013 và đầu năm 2014, đã không dưới 3 lần thay CEO và người đương nhiệm hiện nay là ông Phạm Hữu Phú, kiêm Phó chủ tịch HĐQT.

Những cuộc biến động như vậy được dự báo sẽ chưa dừng lại, mà tiếp tục diễn ra trong thời gian tới, kể cả với Eximbank. Trong năm 2015, nhiệm kỳ HĐQT hiện tại của Eximbank sẽ kết thúc để bầu lại HĐQT nhiệm kỳ mới, nên nhiều khả năng, cả ghế chủ tịch và CEO cũng sẽ có sự thay đổi.

Nói về áp lực khi ngồi vào ghế “nóng” CEO trong bối cảnh thị trường có khó khăn hiện nay, không ít tổng giám đốc ngân hàng bộc bạch, đã qua rồi thời kỳ ngân hàng chỉ ngồi chờ khách hàng đến, hay lãi suất cho vay cao. Làm ngân hàng trong bối cảnh hiện giờ là phải đi “săn” để có khách hàng.

Chia sẻ về vấn đề này, ông Nguyễn Thanh Nhung, tân CEO VietBank cho rằng, cả lãnh đạo và cán bộ, nhân viên phải chủ động mới có thể tìm được khách hàng tốt để cho vay, cũng như mở rộng được thị phần huy động. Cái khó đối với người làm ngân hàng trước bối cảnh tín dụng khó khăn, nợ xấu tăng chính là không dễ nhận diện được rủi ro.

Áp lực lên vai CEO không chỉ là giữ vững thị phần, tìm kiếm khách hàng, mà phải luôn sáng suốt trong mọi quyết định, nhất là trước khi đặt bút ký các hợp đồng tín dụng. Thực tế thị trường thời gian qua cho thấy, không ít CEO vừa ngồi vào ghế “nóng” đã vội “tàn” khi vướng vào vòng lao lý như nguyên CEO NCB, ACB. Chính điều này cũng khiến không ít CEO ngân hàng “chùn tay” trong việc đẩy mạnh vốn cho vay.

Cựu CEO Eximbank, TS. Trương Văn Phước từng chia sẻ: “3 năm qua, các CEO ngân hàng mất ăn, mất ngủ là chuyện thường, do không chỉ họp ban ngày, mà còn cả ban đêm để có thể đưa ra quyết định sáng suốt trước khi đặt bút ký hợp đồng tín dụng”.

Là người giữ vị trí ghế “nóng” CEO của OCB gần 3 năm qua, ông Nguyễn Đình Tùng cũng cho biết, xu thế phát triển ngân hàng hiện nay là phải đáp ứng được nhu cầu, đòi hỏi ngày càng cao của khách hàng. Vì thế, các ngân hàng phải có sự đầu tư về công nghệ, mang lại những tiện ích tốt nhất thì mới có thể thu hút khách hàng. Không chỉ hoạt động tín dụng khó khăn, biên lợi nhuận trong cho vay giảm dần, mà chính sách trích lập dự phòng chặt chẽ đang là thách thức đối với khả năng sinh lời của các ngân hàng.

Khó khăn càng lớn hơn với những ngân hàng đang tái cơ cấu và phải tập trung mọi nguồn lực cho mục tiêu này. Ông Võ Tấn Hoàng Văn, CEO SCB cho rằng, quan trọng nhất là qua giai đoạn khó khăn này, ngân hàng phải tự cân đối và cơ cấu lại để tạo nền tảng cho sự đột phá tiếp theo. Do đó, lợi nhuận chưa bao giờ là vấn đề với SCB trong 2 năm vừa qua, thậm chí là trong 2 năm tiếp theo, bởi SCB vẫn trong quá trình tái cơ cấu và muốn tập trung nguồn lực để đẩy mạnh công việc này.

Theo Báo Đầu tư
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Nhiều ngân hàng và tổ chức trung gian thanh toán tiếp tục đẩy mạnh thanh toán xuyên biên giới

Nhiều ngân hàng và tổ chức trung gian thanh toán tiếp tục đẩy mạnh thanh toán xuyên biên giới

Thanh toán xuyên biên giới là xu hướng của hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, được các ngân hàng và tổ chức trung gian thanh toán đẩy mạnh triển khai.
Ưu đãi lãi suất cho vay, Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam tiếp sức doanh nghiệp bứt tốc cuối năm

Ưu đãi lãi suất cho vay, Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam tiếp sức doanh nghiệp bứt tốc cuối năm

Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam (LPBank) triển khai chương trình “Tiếp sức vốn vay-Lãi suất trao tay”, tổng hạn mức lên đến 3.000 tỷ đồng, lãi suất vay từ 5,0%/năm.
‘Xe bún bò ước mơ’ của mẹ

‘Xe bún bò ước mơ’ của mẹ

Một xe bún bò với đầy đủ vật dụng cần thiết và 1 số vốn nhỏ là điều ý nghĩa mà Chương trình Ước mơ xanh do F88 dành cho chị Mỹ Đào hỗ trợ chị vượt qua khó khăn
Ngân hàng Hong Leong: Cam kết đóng góp vào sự thịnh vượng kinh tế Việt Nam

Ngân hàng Hong Leong: Cam kết đóng góp vào sự thịnh vượng kinh tế Việt Nam

Ngân hàng Hong Leong Việt Nam vừa tổ chức kỷ niệm 15 năm thành lập, đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ và thành công tại Việt Nam.
Tiền gửi của dân cư tăng kỷ lục, quyền lợi của người gửi tiền luôn được ưu tiên đảm bảo

Tiền gửi của dân cư tăng kỷ lục, quyền lợi của người gửi tiền luôn được ưu tiên đảm bảo

Kênh đầu tư thụ động được người dân đánh giá còn rủi ro, họ tìm đến kênh gửi tiết kiệm vì quyền lợi của họ luôn được bảo đảm bởi chính sách bảo hiểm tiền gửi.

Tin cùng chuyên mục

Ngân hàng TMCP Sài Gòn-Hà Nội công bố danh sách cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ trở lên

Ngân hàng TMCP Sài Gòn-Hà Nội công bố danh sách cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ trở lên

Ngân hàng TMCP Sài Gòn-Hà Nội công bố danh sách các cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ theo Luật các Tổ chức tín dụng và trên cơ sở thông tin do cổ đông cung cấp.
Chính phủ đề xuất bổ sung vốn nhà nước cho VCB 20.695 tỷ đồng

Chính phủ đề xuất bổ sung vốn nhà nước cho VCB 20.695 tỷ đồng

Chiều 23/10, tại Kỳ họp thứ 8, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc đã trình chủ trương đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại VCB với số tiền 20.695 tỷ đồng.
Tín dụng tăng 12%, VIB lãi 6.600 tỷ đồng trong 9 tháng

Tín dụng tăng 12%, VIB lãi 6.600 tỷ đồng trong 9 tháng

Ngân hàng Quốc tế (VIB) công bố kết quả kinh doanh 9 tháng với tăng trưởng tín dụng và huy động vượt trội so với ngành cùng chất lượng tài sản cải thiện.
Techcombank lãi trước thuế 22,8 nghìn tỷ đồng trong 9 tháng năm 2024, số dư CASA lập kỷ lục mới

Techcombank lãi trước thuế 22,8 nghìn tỷ đồng trong 9 tháng năm 2024, số dư CASA lập kỷ lục mới

Lợi nhuận trước thuế của Techcombank đạt 22,8 nghìn tỷ đồng, tổng thu nhập hoạt động đạt 37,4 nghìn tỷ đồng trong 9 tháng tăng 33,5% và 28,9% so cùng kỳ.
Giá vàng tiến sát mốc 90 triệu đồng/lượng, Ngân hàng Nhà nước nói gì?

Giá vàng tiến sát mốc 90 triệu đồng/lượng, Ngân hàng Nhà nước nói gì?

Theo Ngân hàng Nhà nước, giá vàng trong nước hiện cao hơn giá vàng thế giới khoảng 5 - 7% và đã được kiểm soát với biên độ phù hợp.
Vì sao DongA Bank vẫn chưa thể chuyển giao bắt buộc?

Vì sao DongA Bank vẫn chưa thể chuyển giao bắt buộc?

Cơ chế chính sách, nguồn lực tài chính để xử lý tổ chức tín dụng yếu kém và xây dựng phương án chuyển giao bắt buộc với DongA Bank còn nhiều bất cập, vướng mắc.
Bức tranh lợi nhuận ngân hàng quý III/2024 phân hóa rõ nét

Bức tranh lợi nhuận ngân hàng quý III/2024 phân hóa rõ nét

Mặc dù không đạt như kỳ vọng, song bức tranh lợi nhuận ngân hàng trong quý III/2024 được đánh giá là khả quan.
BAOVIET Bank: Phát triển ổn định trong 9 tháng đầu năm 2024

BAOVIET Bank: Phát triển ổn định trong 9 tháng đầu năm 2024

Ngân hàng TMCP Bảo Việt (BAOVIET Bank) vừa công bố kết quả kinh doanh trong 9 tháng 2024, thể hiện sự phát triển ổn định và chiến lược kinh doanh linh hoạt.
App MBBank chủ động chặn phần mềm độc hại chiếm quyền trên điện thoại

App MBBank chủ động chặn phần mềm độc hại chiếm quyền trên điện thoại

MB tiếp tục cho ra mắt gói giải pháp trên App MBBank chủ động phát hiện và cảnh báo khi điện thoại có dấu hiệu bị các phần mềm xâm hại và chiếm quyền.
Tự động hóa quy trình COB đem lại cách mạng cho hoạt động ngân hàng

Tự động hóa quy trình COB đem lại cách mạng cho hoạt động ngân hàng

Tự động hóa quy trình COB mang lại nhiều lợi ích vượt trội, đảm bảo tính chính xác và trung thực của dữ liệu, qua đó nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng.
Nam A Bank –

Nam A Bank – 'Số và Xanh' tiếp tục là động lực phát triển

Kỷ niệm 32 năm thành lập (21/10/1992 – 21/10/2024), Nam A Bank tiếp tục ghi dấu ấn trên thị trường tài chính ngân hàng Việt Nam qua hàng loạt hoạt động nổi bật.
Các ngân hàng sau chuyển giao bắt buộc sẽ hoạt động như thế nào?

Các ngân hàng sau chuyển giao bắt buộc sẽ hoạt động như thế nào?

Sau khi chuyển giao bắt buộc, các ngân hàng có thể sáp nhập, duy trì như một ngân hàng con hoặc bán/chuyển nhượng cho nhà đầu tư mới...
Áp lực nợ xấu tiếp tục gia tăng

Áp lực nợ xấu tiếp tục gia tăng

Nợ xấu có thể tiếp tục gia tăng khi quy mô dư nợ bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 lên tới 165 nghìn tỷ đồng, chiếm khoảng 1,12% tổng dư nợ của nền kinh tế.
Cho vay bất động sản tăng hơn 9%, lãi suất vay mua nhà đang xuống thấp

Cho vay bất động sản tăng hơn 9%, lãi suất vay mua nhà đang xuống thấp

Tín dụng bất động sản nhích tăng và lãi suất cho vay mua nhà có xu hướng giảm. Các ngân hàng vẫn tiếp tục đẩy vốn cho lĩnh vực này.
Tỷ giá

Tỷ giá 'dậy sóng', nhà điều hành mở lại kênh hút tiền

Chiều 18/10, Ngân hàng Nhà nước phát hành hơn 12.000 tỷ đồng tín phiếu sau gần 2 tháng tạm ngừng trong bối cảnh áp lực tỷ giá gia tăng từ đầu tháng 10 đến nay.
Chuyển giao bắt buộc Ngân hàng Đại Dương (OceanBank) cho MB

Chuyển giao bắt buộc Ngân hàng Đại Dương (OceanBank) cho MB

Ngày 17/10/2024, Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) chính thức nhận Ngân hàng TM TNHH MTV Đại Dương (OceanBank) trở thành một thành viên mới.
Techcombank và Databricks: Cách mạng hóa ngân hàng cho hàng triệu khách hàng bằng AI và dữ liệu

Techcombank và Databricks: Cách mạng hóa ngân hàng cho hàng triệu khách hàng bằng AI và dữ liệu

Techcombank vừa hợp tác với Databricks triển khai Nền tảng trí tuệ dữ liệu của Databricks nhằm thúc đẩy chuyển đổi số và ứng dụng AI trên quy mô toàn ngân hàng.
VietinBank tổ chức đại hội cổ đông bất thường bầu bổ sung thành viên hội đồng quản trị

VietinBank tổ chức đại hội cổ đông bất thường bầu bổ sung thành viên hội đồng quản trị

Ngày 17/10/2024 tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) bất thường năm 2024.
Chính thức chuyển giao bắt buộc CB cho Vietcombank và Oceanbank cho MB

Chính thức chuyển giao bắt buộc CB cho Vietcombank và Oceanbank cho MB

Sau khi được chuyển giao bắt buộc, CB và OceanBank sẽ là các ngân hàng thương mại trách nhiệm hữu hạn do Vietcombank và MB sở hữu 100% vốn điều lệ.
BIDV và Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam ký kết thỏa thuận hợp tác

BIDV và Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam ký kết thỏa thuận hợp tác

BIDV sẽ cung cấp các giải pháp tài chính toàn diện cho các doanh nhân trẻ và hội viên VYEA, tăng cường hợp tác và hỗ trợ nâng cao năng lực doanh nghiệp.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động