Grab giúp nông dân tìm đầu ra cho nông sản Những người trẻ bỏ phố về quê tìm đầu ra cho nông sản quê hương Tăng giải pháp tìm đầu ra cho nông sản Đồng bằng sông Cửu Long |
Khu vực nông thôn, miền núi Việt Nam là “thủ phủ” của nhiều loại nông sản chất lượng cao. Thời gian qua, việc mật ong Việt Nam xuất khẩu liên tục sang EU, Mỹ; trái xoài Sơn La xuất khẩu thành công sang các thị trường khó tính như Anh, Úc; trái vải Lục Ngạn được đánh giá rất cao ở Nhật Bản, Pháp… cho thấy những chính sách xây dựng, phát triển thương hiệu, xúc tiến tiêu thụ và đặc biệt là việc cung cấp thông tin thị trường cho bà con ở khu vực nông thôn, miền núi đang phát huy tác dụng, không chỉ khẳng định thương hiệu nông sản Việt Nam ở thị trường thế giới mà còn giúp tạo sinh kế cho người dân, nâng cao đời sống và góp phần giảm nghèo cho đồng bào ở khu vực này.
Sáng mai 7/9, Vuasanca tổ chức tọa đàm “Kết nối thông tin, tìm đầu ra cho nông sản vùng dân tộc thiểu số và miền núi” |
Sản xuất, xuất khẩu nông sản những năm gần đây liên tục tạo nên những kỷ lục mới, tuy nhiên, điều đó chưa đồng nghĩa với việc phát triển thị trường bền vững. Nhiều thời điểm, nông sản Việt nói chung và nông sản khu vực miền núi vẫn loay hoay với câu hỏi: Khi nào hết “phập phồng” đầu ra?
Để bàn về vấn đề này, cũng đồng thời nhằm cung cấp những thông tin hữu ích cho bà con về vấn đề sản xuất và tiêu thụ nông sản Vuasanca tổ chức Chương trình Chính sách và Đối thoại với chủ đề: “Kết nối thông tin, tìm đầu ra cho nông sản vùng dân tộc thiểu số và miền núi”.
Tọa đàm sẽ có sự tham gia của đại diện Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương); đại diện Sở Công Thương Bắc Giang; đại diện Sở Công Thương Quảng Ninh; doanh nghiệp phân phối bán lẻ và doanh nghiệp thương mại điện tử.
Tọa đàm được phát trực tiếp tại Vuasanca điện tử slyers.com và các nền tảng mạng xã hội của Vuasanca như: Tiktok, Youtube, Facebook.
Vuasanca kính mời quý độc giả theo dõi chương trình!