Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ hai 25/11/2024 00:22

Sẽ có 15 MW điện từ Nhà máy điện rác Sóc Sơn hòa lưới điện quốc gia

Nhà máy điện rác Sóc Sơn, công suất xử lý 4.000 tấn rác khô mỗi ngày, bắt đầu vận hành sáng 25/7, sau nhiều lần trì hoãn.

Sáng nay, tổ máy số 1, công suất 15MW, đã hòa lưới điện quốc gia thành công. Với việc vận hành tổ máy số 1, mỗi ngày sẽ có 1.000 tấn rác tươi được đốt phát điện, bằng 1/7 lượng rác phát sinh mỗi ngày của TP. Hà Nội.

Việc vận hành nhà máy chia làm 3 giai đoạn với tổng số 5 lò đốt và 3 tổ máy phát điện. Giai đoạn 1 sẽ có 1 lò đốt và 1 tổ máy vận hành, khoảng 1.000 tấn rác tươi sẽ được nhà máy tiếp nhận mỗi ngày. Giai đoạn 2 gồm 2 lò đốt và giai đoạn 3 gồm 2 lò đốt nữa sẽ vận hành trong năm 2022.

Nhà máy điện rác lớn nhất nước vận hành

Ông Li Ke, Phó tổng giám đốc nhà máy cho hay tổ máy số 2 đã hoàn thành tất cả bước hiệu chỉnh kỹ thuật, đang chờ cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép vận hành.

Các lò đốt còn lại số 3, 4, 5 cũng đã được hiệu chỉnh thành công, có thể hoạt động khi được phép.Tổng công suất của nhà máy sẽ xử lý được 5.000 tấn rác/ngày; giải quyết được từ 60-70% lượng rác đang chôn lấp của TP Hà Nội hiện nay.

Dự án này được UBND TP Hà Nội chấp thuận chủ trương từ cuối năm 2017, do nhà đầu tư nước ngoài thi công và vận hành. Đây được xem là nhà máy điện rác lớn nhất Việt Nam với công suất 4.000 tấn rác khô, tương đương gần 5.000 tấn rác tươi mỗi ngày. Chủ đầu tư dự án là Công ty Cổ phần Môi trường năng lượng Thiên Ý (Công ty Thiên Ý), Tổng thầu MCC (Trung Quốc).

Nhà máy dùng công nghệ của Bỉ và đốt rác hỗn hợp (không qua phân loại). Tuy nhiên, ông Li Ke cho rằng việc phân loại rác thải tại nguồn là xu thế phát triển của tất cả quốc gia. Nếu TP Hà Nội phân loại rác thải tại nguồn sẽ giúp giảm tỷ lệ chất không đốt được, đồng thời giúp việc đốt rác thuận lợi hơn.

Phòng điều khiển trung tâm của Nhà máy điện rác Sóc Sơn

Theo báo cáo của Sở Xây dựng Hà Nội, mỗi ngày Hà Nội đang phát sinh từ 6.500 - 7.000 tấn rác/ngày, vấn đề ùn đọng rác thải đang gây nhức nhối với người dân. Trong tháng 5 và tháng 6.2022, rác thải đã nhiều lần ùn ứ tại trung tâm thành phố do bãi tiếp nhận rác ở Nam Sơn (Sóc Sơn) quá tải.

Nguyên nhân là do cuối tháng 6/2022, Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội (Urenco) có công văn số 603/MTDT- KTCN, gửi UBND TP. Hà Nội về việc tạm ngừng tiếp nhận rác để phòng ngừa sự cố môi trường tại khu xử lý chất thải Xuân Sơn, Sơn Tây, Hà Nội.

Urenco đề xuất tạm ngừng tiếp nhận rác tại khu Xuân Sơn từ ngày 23/6 để khắc phục sự cố, chỉ đạo nhà thẩu xem lại sự cố rò rỉ nước rác (xảy ra từ ngày 18/6) và nếu Ban duy tu của TP Hà Nội vẫn yêu cầu đơn vị tiếp nhận rác, công ty không chịu trách nhiệm nếu xảy ra sự cố.

Nếu như bãi rác Xuân Sơn - một trong hai bãi đổ thải lớn nhất của Thủ đô tạm ngừng tiếp nhận rác, sẽ gây áp lực cho bãi rác Nam Sơn vốn đã quá tải.

Năm 2017, UBND TP Hà Nội chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng Nhà máy điện rác Sóc Sơn, với nguồn vốn đầu tư hơn 7.000 tỉ đồng. Cuối năm 2019, Chủ tịch UBND Hà Nội đã đến thăm công trường và yêu cầu chủ đầu tư thực hiện đúng cam kết, hoàn thành dự án vào tháng 8.2020, vận hành vào tháng 10/2020. Tuy nhiên, dịch COVID-19 bùng phát trong năm 2020 đã khiến dự án nhiều lần hoãn tiến độ.

Việt Anh
Bài viết cùng chủ đề: Điện rác

Tin cùng chuyên mục

Hai doanh nghiệp lớn bắt tay hợp tác phát triển hệ thống trạm sạc xe điện toàn quốc

Cơ chế điều hành giá xăng dầu sẽ được quy định ra sao?

Tổng Giám đốc EVNNPC làm việc với UBND tỉnh và PC Sơn La

Quy định thương nhân phân phối không mua bán xăng dầu lẫn nhau: Không làm mất tính cạnh tranh trên thị trường

Công ty Thủy điện Quảng Trị: Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong chuyển đổi số

Bộ Công Thương làm việc cùng Hội đồng ngũ cốc Hoa Kỳ về hợp tác phát triển nhiên liệu sinh học

Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) vào ngày 30/11

Nga trở thành nhà cung cấp khí đốt chính cho EU lần đầu kể từ năm 2022

Sắp diễn ra Hội nghị triển khai các Nghị định của Chính phủ về thúc đẩy năng lượng tái tạo

Những góc khuất cần nhìn nhận sau đề xuất thương nhân phân phối được mua bán xăng dầu lẫn nhau

Làm lợi 1,43 tỷ đồng mỗi năm nhờ tiết kiệm năng lượng

Khí đốt Nga vẫn chảy đến châu Âu qua Ukraine

Vì sao xăng sinh học RON 92 E5 vẫn gặp thách thức tại thị trường Việt Nam?

Bài 5: Kinh nghiệm quốc tế và kỳ vọng

Vì sao châu Âu vẫn quan tâm đến khí đốt Nga?

Một quốc gia châu Âu tiếp tục nhận khí đốt từ Nga sau khi ‘đóng van’ với Áo

Đưa điện về khu tái định cư Kho Vàng, Nậm Tông vượt tiến độ 45 ngày

Bài 2: Sửa đổi Luật để tạo đột phá về thể chế

Ứng dụng UAV và công nghệ AI: Bước đột phá trong quản lý vận hành lưới điện truyền tải

Bài 1: Bài học lịch sử, nhiệm vụ lịch sử