Sika Việt Nam gây ấn tượng với giải pháp công nghệ ưu việt cho chống thấm đường hầm
Tại hội thảo quốc tế về Hạ tầng giao thông & Phát triển bền vững (TISDIC 2023) do Trường Đại Học Bách Khoa - Đại học Đà Nẵng và Liên hiệp Hội Xây dựng Việt Nam phối hợp tổ chức mới đây tại TP. Đà Nẵng, Sika Việt Nam đã gây ấn tượng khi giới thiệu màng chống thấm TPO thế hệ mới SikaProof®-110 dành cho đường hầm được đánh giá là một công nghệ ưu việt vì khắc phục được những nhược điểm đã tồn tại hàng thập kỷ so với phương pháp thi công truyền thống.
Hệ thống chống thấm đường hầm xuyên núi của Sika Việt Nam |
Theo đó, phương pháp thi công hầm qua núi truyền thống sẽ gồm 6 bước phức tạp như nổ mìn, phun bê tông, neo cố định màng chống thấm, phủ lớp vải địa kỹ thuật, sử dụng lớp băng cản nước, thi công hệ chia ô. Việc đòi hỏi kỹ thuật thi công chuẩn xác, nhân lực có chuyên môn cao, rủi ro phát sinh vì yếu tố ngoại cảnh, cùng sự phức tạp trong quản lý số lượng vật liệu sử dụng khiến thời gian thi công kéo dài dẫn đến công trình chậm trễ đi vào sử dụng, ảnh hưởng đến nền kinh tế.
Với sự cải tiến vượt kỳ vọng, màng chống thấm TPO SikaProof®-110 hỗ trợ nhà thầu và chủ đầu tư đẩy nhanh quá trình thi công và tiết kiệm chi phí vật tư nhờ vào thiết kế tích hợp ba lớp thành một lớp gọn nhẹ bao gồm màng chống thấm và vải địa kỹ thuật. Ngoài ra, khả năng bám dính toàn bộ giúp giảm độ dày của màng chống thấm đã góp phần vào việc giảm thiểu phát thải CO2 so với các loại màng không bám dính truyền thống (giảm từ 30% đến 50%) và không cần sử dụng các phụ kiện như băng cản nước chia ô.
Giải pháp này đã được tin dùng tại nhiều dự án trọng điểm tại Hàn Quốc trong suốt hơn 10 năm qua, và được sử dụng trong nhiều công trình trọng điểm trên khắp thế giới.
Ngoài giải pháp chống thấm cho đường hầm, Sika Việt Nam cũng đã có những chia sẻ về các giải pháp giúp giảm phát thải khí nhà kính.
Cụ thể, SikaGrind® giúp giảm 10% KWh trên mỗi tấn xi măng được sản xuất và tăng 15% sản lượng xi măng sản xuất ra. Phụ gia Sika giúp kích hoạt và thúc đẩy đại trà công nghệ ứng dụng đất sét nung và LC3, giảm tới 50% clinker bằng cách thêm vật liệu bổ sung xi măng (SCM) vào công thức. Bên cạnh đó, công nghệ đất sét nung có thể giảm 30 - 40% lượng khí thải CO2 so với công nghệ sản xuất xi măng thông thường. Về tái chế bê tông, công nghệ Sika reCO2ver cho phép xử lý bóc tách 15kg CO2 trong 1 tấn bê tông cũ, đồng thời tất cả các thành phần của bê tông cũ có thể được tái chế trong quy trình Sika reCO2ver.
Ông Philippe Doriot, Giám đốc Kỹ thuật phụ trách chống thấm Đường Hầm tại Sika Châu Á Thái Bình Dương(APAC) tại Sika chia sẻ: “Những giải pháp mà Sika mang đến Hội thảo là minh chứng cho những nỗ lực không ngừng nghỉ để đồng hành cùng mục tiêu chung giúp giảm phát thải khí nhà kính, chung tay cùng Chính phủ Việt Nam trên hành trình "Net Zero Carbon" vào năm 2050”.