Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Chủ nhật 24/11/2024 18:08

Sớm đề xuất cụ thể cơ chế huy động nguồn vốn cho phát triển năng lượng tái tạo

Ngày 27/3, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tiếp bà Mary L.Schapiro, Phó Chủ tịch Liên minh Tài chính Glasgow vì mục tiêu giảm phát thải ròng khí nhà kính bằng 0.

Tại buổi tiếp Phó Chủ tịch Liên minh Tài chínhGlasgow vì mục tiêu giảm phát thải ròng khí nhà kính bằng 0 (GFANZ), Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho biết, Việt Nam đang gặp một số khó khăn trong xây dựng cơ chế, chính sách pháp lý cho chuyển đổi xanh. Nhiều nhà đầu tư bày tỏ sự quan tâm đến các dự án năng lượng tái tạo nhưng chưa giải được bài toán công nghệ như bảo đảm cân bằng, ổn định của lưới điện quốc gia, sản xuất, sử dụng hydro xanh, amoniac xanh, các giải pháp lưu trữ điện năng, xuất khẩu điện.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà trao đổi với bà Mary L.Schapiro về những yêu cầu hỗ trợ của Việt Nam trong lĩnh vực năng lượng tái tạo - Ảnh: VGP/Minh Khôi

Trong thời gian tới, Việt Nam đặt mục tiêu giải quyết dứt điểm các vướng mắc về pháp lý, đồng thời triển khai thí điểm một số dự án điện gió ngoài khơi, điện mặt trời với giải pháp lưu trữ điện năng, cấp điện linh hoạt…

Phó Thủ tướng nhấn mạnh, Việt Nam đã có những dự án chuyển đổi năng lượng cụ thể như tăng công suất các nhà máy thuỷ điện kết hợp với điện mặt trời, điện gió, phát triển điện sinh khối, thực hiện trung hoà carbon, chuyển đổi giao thông xanh, giảm phát thải khí methane trong 1 triệu ha lúa, phát triển 5.000 MW điện mặt trời áp mái…; và cần hỗ trợ về tài chính để sớm triển khai. Bên cạnh đó, Việt Nam mong muốn được trợ giúp về kỹ thuật, chuyên gia trong xây dựng, hoàn thiện thể chế, chuyển giao công nghệ, đánh giá tính khả thi của các trung tâm năng lượng, điện gió ngoài khơi,…

"GFANZ cần xây dựng cơ chế tài chính rõ ràng về trách nhiệm của các bên (Chính phủ, tổ chức tài chính, doanh nghiệp…), tính đặc thù của nguồn vốn cho lĩnh vực năng lượng tái tạo, và nhanh chóng cụ thể hoá bằng các dự án vừa làm, vừa rút kinh nghiệm", Phó Thủ tướng nói và nhấn mạnh "phải có cam kết cụ thể về tài chính, chuyển giao công nghệ từ các nước G7 và đối tác quốc tế trong Thoả thuận chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP)".

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, bà Mary L.Schapiro và lãnh đạo một số bộ, ngành, thành viên đoàn công tác GFANZ tại buổi tiếp - Ảnh: VGP/Minh Khôi

Cám ơn Phó Thủ tướng dành thời gian tiếp, bà Mary L.Schapiro đã chia sẻ về quá trình chuyển động của các tổ chức tài chính toàn cầu trong việc huy động nguồn vốn cho các dự án chuyển đổi năng lượng, cũng như thách thức đối với nhiều ngành kinh tế.

Đồng tình với ý kiến của Phó Thủ tướng, lãnh đạo GFANZ mong muốn nhận được yêu cầu, đề xuất rõ ràng từ các bộ, ngành của Việt Nam về cơ chế huy động nguồn vốn trên thị trường quốc tế cho các doanh nghiệp đầu tư liên quan tới phát triển lưới điện thông minh, năng lượng tái tạo, chuyển đổi năng lượng hoá thạch, sản xuất nhiên liệu xanh từ điện mặt trời, điện gió ngoài khơi,…

GFANZ cũng sẽ dành những khoản tài chính cho hoạt động nghiên cứu, đổi mới, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực năng lượng tái tạo.

Thụy Anh
Bài viết cùng chủ đề: Phó Thủ tướng

Tin cùng chuyên mục

Hai doanh nghiệp lớn bắt tay hợp tác phát triển hệ thống trạm sạc xe điện toàn quốc

Cơ chế điều hành giá xăng dầu sẽ được quy định ra sao?

Tổng Giám đốc EVNNPC làm việc với UBND tỉnh và PC Sơn La

Quy định thương nhân phân phối không mua bán xăng dầu lẫn nhau: Không làm mất tính cạnh tranh trên thị trường

Công ty Thủy điện Quảng Trị: Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong chuyển đổi số

Bộ Công Thương làm việc cùng Hội đồng ngũ cốc Hoa Kỳ về hợp tác phát triển nhiên liệu sinh học

Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) vào ngày 30/11

Nga trở thành nhà cung cấp khí đốt chính cho EU lần đầu kể từ năm 2022

Sắp diễn ra Hội nghị triển khai các Nghị định của Chính phủ về thúc đẩy năng lượng tái tạo

Những góc khuất cần nhìn nhận sau đề xuất thương nhân phân phối được mua bán xăng dầu lẫn nhau

Làm lợi 1,43 tỷ đồng mỗi năm nhờ tiết kiệm năng lượng

Khí đốt Nga vẫn chảy đến châu Âu qua Ukraine

Vì sao xăng sinh học RON 92 E5 vẫn gặp thách thức tại thị trường Việt Nam?

Bài 5: Kinh nghiệm quốc tế và kỳ vọng

Vì sao châu Âu vẫn quan tâm đến khí đốt Nga?

Một quốc gia châu Âu tiếp tục nhận khí đốt từ Nga sau khi ‘đóng van’ với Áo

Đưa điện về khu tái định cư Kho Vàng, Nậm Tông vượt tiến độ 45 ngày

Bài 2: Sửa đổi Luật để tạo đột phá về thể chế

Ứng dụng UAV và công nghệ AI: Bước đột phá trong quản lý vận hành lưới điện truyền tải

Bài 1: Bài học lịch sử, nhiệm vụ lịch sử