Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ hai 25/11/2024 21:25

Sơn La: Hiệu quả từ trồng dứa theo chuỗi liên kết

Hàng nghìn hộ dân trên địa bàn tỉnh Sơn La đã chuyển đổi, thay thế dần diện tích cây ngô, cây sắn kém hiệu quả sang trồng dứa theo chuỗi liên kết.

Tại các huyện Quỳnh Nhai, Sông Mã, Sốp Cộp, Thuận Châu... đã hình thành những vùng nguyên liệu dứa bạt ngàn. Đây là mô hình trồng dứa theo chuỗi liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm với Công ty cổ phần thực phẩm xuất khẩuĐồng Giao.

Tại xã Chiềng Khương, huyện Sông Mã, từ tờ mờ sáng, những người nông dân đã có mặt trên nương để thu hoạch dứa. Trước đây, hầu hết bà con trong xã chỉ trồng ngô, sắn. Đầu năm 2021, được xã, bản vận động chuyển đổi sang trồng dứa, nhiều hộ đồng bào đã đăng ký trồng với diện tích trung bình khoảng 1 ha. Bà con được huyện hỗ trợ 100% tiền giống; được tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc. Sau 16 tháng trồng, dứa đã cho thu hoạch; sau khi trừ chi phí, mỗi hộ gia đình thu lãi khoảng 80 triệu đồng/1 ha.

Thu hoạch dứa

Huyện Quỳnh Nhai là địa phương có diện tích dứa nguyên liệu lớn nhất cung cấp cho Trung tâm chế biến rau quả Doveco. Năm đầu tiên triển khai trồng, Trung tâm đã cử cán bộ kỹ thuật xuống từng bản, vào từng hộ dân, đồng hành, hướng dẫn bà con trong tất cả các công đoạn chăm sóc, thu hái. Đồng thời, thường xuyên liên lạc, trao đổi về thời gian thu mua để bà con chủ động thu hái. Dứa thu hoạch bán cho nhà máy đảm bảo yêu cầu về độ chín, thời gian từ thời điểm thu hoạch đến khi vận chuyển về nhà máy không quá 24h. Để đảm bảo quyền lợi cho bà con, việc bao tiêu dứa cũng được thực hiện theo chuỗi liên kết thông qua vai trò HTX. Toàn bộ dứa sau thu hoạch được chở về các điểm tập kết của HTX, sau đó xe của công ty sẽ đến tận nơi thu mua toàn bộ cho bà con. Tiền sẽ được trả cho HTX theo từng đợt thu mua, HTX sẽ có trách nhiệm thanh toán đến người dân.

Tại huyện Thuận Châu, mô hình trồng dứa Queen với 7 ha được triển khai tại xã Co Mạ vừa được nghiệm thu và đánh giá. Triển khai mô hình, Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp huyện phối hợp với Công ty CP Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao khảo sát vùng trồng, tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho các hộ dân về quy trình trồng và chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại; lựa chọn các đơn vị cung ứng giống, thuốc BVTV đảm bảo về chất lượng và nguồn gốc xuất xứ, tổ chức cung ứng cho các hộ dân đảm bảo theo quy định. Sau 1 năm, 2 ha dứa cây dứa đã cho thu hoạch đồng bộ với sản lượng 25-30 tấn quả/ha, trừ chi phí lãi khoảng 50 triệu đồng/ha. Theo đánh giá, cây dứa Queen trồng đơn giản, dễ chăm sóc, chống xói mòn đất dốc, phù hợp với điều kiện thời tiết nóng ẩm và thổ nhưỡng đất dốc, đồi núi của các xã trên địa bàn huyện.

Bà con mở rộng vùng nguyên liệu dứa

Ở huyện biên giới Sốp Cộp, Hợp tác xã nông nghiệp Nam Phượng đã triển khai trồng dứa nguyên liệu theo chuỗi liên kết. Quả dứa thu hoạch được xuất bán cho Trung tâm chế biến rau quả Doveco Sơn La. Sau hơn 1 năm, dứa đã cho thu hoạch với năng suất từ 35-40 tấn quả/ha. Với giá 4.800 đồng/kg, trừ chi phí đầu tư, người trồng dứa nơi đây có thể thu lãi từ 100 - 120 triệu đồng/ha trở lên, cao hơn so với trồng ngô, trồng sắn từ 3 đến 4 lần.

Năm 2021, Công ty cổ phần Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao đã ký kết hợp đồng với 21 HTX trồng 264 ha dứa nguyên liệu tại 9 huyện trên địa bàn tỉnh /chu-de/tinh-son-la.topic. Để đảm bảo vùng nguyên liệu bền vững, năm 2022, công ty dự kiến trồng mới 1.000 ha dứa, nâng tổng diện tích dứa toàn tỉnh lên gần 1.300 ha.

Việc trồng trọt, canh tác và xuất bán theo chuỗi liên kết từ sản xuất đến chế biến là những bước đi vững chắc giúp bà con không phải lo lắng cho đầu ra của sản phẩm, từng bước nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống.

Hương Giang

Tin cùng chuyên mục

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Gia Lai: Kỳ vọng về nơi ở mới của người dân từng sống trong ngôi làng biệt lập

Nông sản Sơn La nâng cao giá trị, ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc

Huyện Bắc Yên – Sơn La: bộ mặt nông thôn thay đổi nhờ nguồn vốn chính sách giảm nghèo

Huyện Thuận Châu – Sơn La Chương trình 1719 giúp thay đổi đời sống người dân vùng dân tộc thiểu số

Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh phát triển du lịch huyện miền núi A Lưới

Lâm Đồng: Những gương điển hình trong phát triển kinh tế giỏi vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La: Phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La tăng cường chuyển đổi số trong tiêu thụ nông sản

Sơn La dành nguồn lực lớn cho chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc