Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Sự thật về nguồn viện trợ của Mỹ tại Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975

Thông tin được tổng hợp từ cuốn sách 21 năm viện trợ Mỹ ở Việt Nam, NXB Thông Tin, xuất bản năm 1991 của nhà sử học kinh tế Đặng Phong đã làm rõ về vai trò của nguồn viện trợ Mỹ đối với nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 21 năm (từ năm 1954 - 1975). Đó cũng là những tư liệu quý góp phần phản bác quan điểm sai trái về nền kinh tế miền Nam trước và sau 1975.

Đã thành quen thuộc, nhiều năm qua, mỗi dịp người dân cả nước hân hoan hướng tới kỷ niệm những ngày lễ lớn của dân tộc như Cách mạng Tháng Tám, Quốc khánh 2-9, ngày toàn thắng 30/4...,lại xuất hiện những tiếng nói lạc lõng rêu rao về sự “hùng mạnh, giàu có của Việt Nam Cộng hòa”. Từ đó xuyên tạc con đường mà Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn, phủ nhận các thành tựu của đất nước và nhân dân Việt Nam đã đạt được trong hàng chục năm qua.

Giai đoạn chiếm đóng, Mỹ muốn gì ở miền Nam Việt Nam?

Theo các con số thống kê chính thức của Mỹ, trong 21 năm (từ năm 1954 - 1975), viện trợ của Mỹ dành cho miền Nam Việt Nam hơn 26 tỷ đôla. Ngoài số tiền viện trợ cho ngụy quân và ngụy quyền, Mỹ đã trực tiếp đưa cả quân đội, các bộ máy quân sự, dân sự vào miền Nam. Nếu tính tất cả các loại chi phí, trong hơn 20 năm đó, Mỹ đã bỏ vào Việt Nam khoảng hơn 160 tỷ đôla. Với những toan tính của người Mỹ sự viện trợ đó đã không giúp ích cho sự phát triển kinh tế của miền Nam việt Nam mà thay vào đó là một nền công nghiệp, thương mại lệch lạc, méo mó.

Trong cuốn sách của mình, Nhà sử học Đặng Phong nêu rõ, trong suốt quá trình chiếm đóng Việt Nam, tư bản Mỹ đã quan tâm đến những nguồn lợi ở Việt Nam: Các tài nguyên, nhất là khoáng sản, các sản phẩm chiến lược, nhất là lúa gạo và cao su, những nguồn cung cấp nhân công, thị trường đầu tư và thị trường tiêu thụ hàng hóa... Mục Xã luận, tờ New York Times ngày 12/2/1950 viết: “Đông Dương là một miếng mồi đáng cho chúng ta đánh một ván bài lớn. Nơi đó có thể xuất khẩu thiếc, than đá, gỗ, gạo, cao su, dừa, hạt tiêu và da thuộc”.

Tổng thống Mỹ Eisenhower (nhiệm kỳ 1953-1961) trong diễn văn đọc ngày 4-8-1953 tại Seatle nói: “Nếu chúng ta mất Đông Dương thì khối lượng thiếc và vonfram mà chúng ta đánh giá rất cao sẽ không còn thuộc về tay chúng ta nữa”.

Qua những ý kiến của chính người Mỹ nói trên có thể thấy các tài nguyên và sản phẩm của Đông Dương mà cụ thể là Việt Nam đang là những thứ mà người Mỹ cần phải nắm lấy để chi phối thị trường thế giới.

Tờ New York Times số ra ngày 21-10-1962 một lần nữa khẳng định về điều này: “Sự buôn bán và các sản phẩm của Đông Nam Á không phải là cần thiết đối với nền kinh tế Mỹ, nhưng lại là rất quan trọng đối với chúng ta và các đồng minh của chúng ta”.

Viện trợ của Mỹ là để phục vụ người Mỹ

Đầu tư là sự khai thác dài hạn ở trình độ cao. Thế nhưng, trong các dự án phát triển kinh tế của miền Nam Việt Nam, Mỹ luôn đưa ra các dự kiến để khả năng thu hồi vốn đầu tư một cách nhanh chóng. Có thể nêu một thí dụ: Trong Kế hoạch sông Mê Công riêng về thủy điện dự tính xây dựng cơ bản hết 1.300 triệu đôla. Nếu được hoàn thành, mỗi năm sẽ lãi 300 triệu đôla. Khi có điện, chỉ riêng đẩy mạnh khai khoáng hàng năm cũng thu lợi nhuận khoảng 300 triệu đôla nữa. Vì vậy, Mỹ đã “tự nguyện” đóng góp 1 tỷ đôla cho kế hoạch này.

Để nắm độc quyền đầu tư, ngay từ năm 1961 Mỹ đã yêu cầu Ngô Đình Diệm ký bản cam kết ưu đãi đầu tư của Mỹ, gọi là “Hiệp ước thân hữu và liên lạc kinh tế Việt-Mỹ”. Trong Hiệp ước này, Diệm bảo đảm cho tư bản đầu tư của Mỹ được thuận lợi trong mọi ngành kinh tế, về mọi mặt-trong việc mua đất đai, nguyên liệu, sử dụng các phương tiện công ích, thuê nhân công, chuyển lãi hàng năm về nước, có hiệp đồng tiêu thụ các sản phẩm sản xuất ra, hứa sẽ không quốc hữu hóa trong một thời gian dài...

Trong thời gian chiến tranh nếu tính theo đầu người thì mỗi người dân Việt Nam mỗi năm tiêu xài gần hai ngàn đôla của Mỹ. Nhưng theo chính sự tính toán của các cơ quan nghiên cứu Mỹ, thì thu nhập thực tế của mỗi người dân Việt Nam chỉ vào khoảng trên dưới một trăm đôla. Nói đúng ra, trong số hàng trăm tỷ đôla hàng hóa mà Mỹ đổ vào miền Nam Việt Nam, chỉ có một phần rất nhỏ là những thứ hữu ích cho con người. Còn phần lớn là những hàng hóa để phục vụ chiến tranh.

Hàng năm, Chính phủ Mỹ định trước một số tiền, tính bằng đôla, dành cho các khoản viện trợ thương mại hóa. Mỹ không cấp thẳng số đôla đó cho chính quyền ngụy, mà chỉ thông báo cho ngụy biết là được viện trợ số tiền kể trên để nhập cảng các thứ hàng hóa cần thiết. Nơi xét duyệt nhập cảng các đơn này không phải là Chính phủ ngụy, mà là phái bộ viện trợ Mỹ.

Căn cứ trên những sự tính toán lợi và hại theo quan điểm của Mỹ, cơ quan này hoặc bác bỏ, hoặc chấp nhận, hoặc sửa đổi, hoặc thêm bớt một số điểm cụ thể trong các đơn, rồi cấp những giấy phép nhập cảng. Người được cấp giấy phép nhập cảng đến nộp tiền cho ủy ban nhập cảng, thuộc Ngân hàng quốc gia. Tiền nộp vào là tiền Sài Gòn. Tỷ giá hối đoái trong viện trợ thương mại hóa là tỷ giá do Mỹ quy định, thường thấp bằng một nửa hoặc 2/3 tỷ giá hối đoái thực tế trên thị trường.

Từ đó cho thấy, Mỹ vẫn thực hiện được mục đích viện là trợ cấp cho ngụy quyền. Nhưng đôla Mỹ không lọt ra khỏi nước Mỹ. Hàng hóa của các công ty Mỹ có thêm một cơ hội để tiêu thụ. Theo con đường viện trợ, nó lọt thẳng vào thị trường miền Nam một cách trơn tru, dễ dàng, không bị hàng rào thuế quan ngăn cản, có thể tính giá rất cao mà không bị hàng hóa các nước khác cạnh tranh... Hàng của Mỹ đưa vào miền Nam thường đắt gấp rưỡi hoặc gấp đôi (tùy loại) hàng của các nước khác. Như vậy, phần lớn những khoản gọi là chi phí cho Việt Nam, thực ra, lại là chi phí cho nước Mỹ. Viện trợ thực ra lại là sự trợ cấp cho nền kinh tế Mỹ.

Nền công nghiệp, thương mại lệch lạc của miền Nam Việt Nam

Viện trợ của Mỹ là để phục vụ cho chiến tranh. Điều đó dẫn đến hơn 1 triệu quân lính có “công ăn việc làm”, có thu nhập, nhưng lại là những không sản xuất, không sáng tạo ra của cải gì cả. Khoảng 4 đến 5 triệu người thân như: Vợ, con, cha, mẹ của hơn một triệu quân lính này cũng được hưởng một phần thu nhập đó. Trong một phần đất nước chưa đầy 20 triệu dân, mà nền sản xuất còn chưa đủ thức ăn và đồ dùng tối thiểu cho số dân đó, lại có thể tách ra được hơn một triệu người lao động chính cùng 4-5 triệu người trong gia đình họ chỉ sống nhờ vào nghề cầm súng, một nghề phi sản xuất nhất trong những nghề phi sản xuất. Đó là “kỷ lục” trên thế giới, là sự nghịch lý.

Hàng năm có một khối lượng rất lớn đồ phế thải chiến tranh phần lớn là kim loại được đem bán cho các nhà thầu và nhà buôn đã tạo nên một nghịch cảnh trong nền công nghiệp. Ở thời kỳ đó, số lượng khai thác quặng sắt ở miền Nam là không đáng kể, nhưng cũng có 3 nhà máy cán sắt khá lớn. Người ta ước tính số sắt thép phế thải này tới vài triệu tấn. Mỗi năm, nhờ phế thải chiến tranh, miền Nam nấu lại được từ 5 đến 6 vạn tấn thép.

Trong cuộc chiến tranh ở miền Nam, đạn dược đã được tiêu thụ nhiều hơn ở bất cứ nơi nào. Với mức tiêu thụ đó, ngành chế biến đồng ở miền Nam cũng có cả một kho nguyên liệu dồi dào, mỗi năm sản xuất được vài ngàn tấm dây đồng và đồng lá. Hơn hai chục vạn tấn dây thép gai cũng là một kho tài nguyên phong phú. Có những năm số sắt thép và đồng phế thải của chiến tranh quá nhiều, ngụy quyền còn đem “xuất cảng” để lấy tiền. Riêng năm 1972, đã xuất cảng tới 18.144 tấn gang, sắt, thép nát và 3.877 tấn đồng nát. Riêng tiền xuất cảng sắt thép vụn đã chiếm 11% tổng số thu về xuất khẩu năm 1972 và 13,5% tổng số thu về xuất khẩu năm 1973.

Trong viện trợ quân sự, ngoài vũ khí và dụng cụ quân sự, còn có nhiều thứ vật dụng thông thường, không chỉ dùng cho chiến tranh, mà có thể dùng trong đời sống hàng ngày: Xăng, dầu, xe cộ và phụ tùng, quần áo tủ lạnh, quạt điện, máy điều hòa nhiệt độ, các loại vật liệu xây dựng... Những thứ này được Mỹ cung cấp khá rộng rãi, thường là vượt xa mức tiêu dùng thực tế của ngụy. Số sản phẩm dư thừa là cơ sở vật chất để cho các chợ trời và các sạp hàng đồ cũ ở miền Nam. Một dân biểu Sài Gòn nhận xét: “Ở miền Nam này, mỗi người lính cũng là một nhà kinh tế hay một nhà kinh doanh”.

Đến năm 1972 Mỹ-ngụy mở rất rộng diện cấp thẻ mua hàng “quân tiếp vụ”. Số thẻ cấp thêm như sau: 250.000 thẻ cho cựu binh, 108.540 thẻ cho phế binh, 734.736 thẻ cho cô nhi, 184.930 thẻ cho vợ góa của lính, tổng cộng là: 1.278.206 (Tài liệu của Cục Địch vận, Bộ Quốc phòng). Nếu cộng với số thẻ mua hàng của hơn một triệu lính tại ngũ, thì có tất cả hơn 2 triệu cuốn sổ mua hàng “quân tiếp vụ”. Rút cuộc, 2 triệu tấm thẻ mua hàng này đã tạo ra một nguồn sống bổ sung cho vài triệu con người phi sản xuất, đồng thời, cũng tạo ra cho thị trường miền Nam hơn 2 triệu người cung cấp hàng hóa.

Thông qua hệ thống chằng chịt các loại thuế, chính quyền bản địa đã thu hồi được giá bán hàng viện trợ, không những bằng mà nhiều khi còn lớn hơn so với giá mua tính theo hối suất thực tế. Có hàng trăm mức thuế khác nhau, thì cũng có hàng trăm sự phân biệt đối xử khác nhau. Mục đích là để bảo vệ cho hàng Mỹ, dù bán giá cao hơn nhiều so với hàng các nước khác, vẫn chiếm địa vị độc tôn trên thị trường miền Nam (đặc biệt là đối với những loại hàng mà Mỹ đang thừa và đang cần tiêu thụ gấp).

Chỉ có năm 1968, hàng Mỹ nhập ít hơn hàng Nhật. Còn trong tất cả các năm, hàng Mỹ vẫn chiếm phần tuyệt đối lớn. Nhưng phần lớn nhất của hàng Mỹ lại là những thứ khó phân biệt nguồn gốc, và ta ít thấy nhãn hiệu Mỹ khi tiêu dùng như: Bông, bột ngô, bột mỳ, bột sữa, dầu thảo mộc, hóa chất các loại, chất dẻo, sắt thép và gang... Hàng Mỹ đã lan tràn khắp thị trường một cách thầm kín và thấm vào hầu hết tất cả mọi thứ của cải của xã hội miền Nam. Cũng chính nó đã gây ra nhiều sự đảo lộn nhất, bóp chết hẳn nghề trồng bông và trồng dâu nuôi tằm; bóp gần chết nghề làm đường mía, nghề đan lát và nhiều nghề thủ công khác.

Trong năm 2021, sản xuất công nghiệp tăng 4,82%, kim ngạch xuất nhập khẩu vượt mốc 668,5 tỉ USD.
Trong năm 2021, sản xuất công nghiệp của nước ta tăng 4,82%, kim ngạch xuất nhập khẩu vượt mốc 668,5 tỉ USD.

Như vậy có thể thấy những toan tính của người Mỹ rút cuộc đã khiến người tiêu dùng trên thị trường miền Nam tê liệt tính năng động và ý thức tự chủ; nền công nghiệp và thương mại lệch lac, méo mó.

Chỉ đến khi đất nước thống nhất, dưới sự lãnh đạo của Đảng nền công nghiệp, thương mại của miền Nam đã hòa nhịp cùng miền Bắc, từng bước thay đổi để có được thế và lực như ngày nay.

Trong năm 2021, sản xuất công nghiệp tăng 4,82%, kim ngạch xuất nhập khẩu vượt mốc 668,5 tỉ USD, góp phần đưa Việt Nam vào nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại quốc tế. Sự phát triển của ngành công nghiệp, thương mại cả nước nói chung và miền Nam nói riêng còn được thể hiện bằng việc đời sống vật chất, tinh thần của người dân không ngừng được nâng cao, tình hình chính trị ổn định. Trên đà thắng lợi đó, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đang không ngừng nỗ lực, đưa ra nhiều kế sách để phấn đấu đến năm 2045 Việt Nam trở thành nước phát triển, thu nhập cao.

Đăng Khoa
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Đảng bộ Trường Đại học Điện lực chủ động đổi mới, thực hiện hiệu quả nhiệm vụ kép

Đảng bộ Trường Đại học Điện lực chủ động đổi mới, thực hiện hiệu quả nhiệm vụ kép

Thời gian qua Đảng bộ Trường Đại học Điện lực đã chủ động đổi mới trong thực hiện “nhiệm vụ kép” - chính trị và chuyên môn.
Kỳ 2: Nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp khắc phục căn bệnh “sợ trách nhiệm”

Kỳ 2: Nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp khắc phục căn bệnh “sợ trách nhiệm”

Cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho rằng: “Sợ trách nhiệm là một khuyết điểm thuộc về ý thức tư tưởng, phẩm chất cách mạng của cán bộ, đảng viên".
Kỳ 1: Nhận diện về những biểu hiện của căn bệnh “sợ trách nhiệm”

Kỳ 1: Nhận diện về những biểu hiện của căn bệnh “sợ trách nhiệm”

Gõ từ khóa “sợ trách nhiệm”, chúng ta sẽ nhận được hàng nghìn kết quả, trong đó có hàng trăm bài viết, phóng sự bàn luận dưới nhiều bàn luận, góc nhìn.
Bồi dưỡng văn hoá chính trị: Hành trang cần thiết cho thế hệ trẻ!

Bồi dưỡng văn hoá chính trị: Hành trang cần thiết cho thế hệ trẻ!

Nâng cao nhận thức về văn hóa chính trị ở thế hệ trẻ là yếu tố quyết định đến sự ổn định và tiến bộ của quốc gia trong tương lai.
Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng: Cảnh giác trước những thông tin sai lệch đầu độc giới trẻ

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng: Cảnh giác trước những thông tin sai lệch đầu độc giới trẻ

Dư luận cả nước “dậy sóng” trước phát ngôn “lệch chuẩn” của C.N.Q.V, thí sinh Yên Bái đầu tiên trong 23 năm giành vòng nguyệt quế tại Đường lên đỉnh Olympia.

Tin cùng chuyên mục

Cảnh giác, tỉnh táo với thủ đoạn lợi dụng thiên tai để xuyên tạc, chống phá

Cảnh giác, tỉnh táo với thủ đoạn lợi dụng thiên tai để xuyên tạc, chống phá

Các thế lực thù địch và những kẻ cơ hội chính trị đã lợi dụng thiên tai để xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước và nhân dân ta.
Lai Châu: Nhận diện những thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc nhằm xâm phạm an ninh quốc gia

Lai Châu: Nhận diện những thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc nhằm xâm phạm an ninh quốc gia

Theo Công an tỉnh Lai Châu, cần nhận diện rõ những thủ đoạn của các thế lực thù địch trong việc lợi dụng vấn đề dân tộc nhằm chống phá cách mạng hiện nay.
“Tuần lễ Vàng” – dấu ấn của tinh thần đại đoàn kết dân tộc

“Tuần lễ Vàng” – dấu ấn của tinh thần đại đoàn kết dân tộc

"Tuần lễ Vàng" kêu gọi các tầng lớp nhân dân tình nguyện ủng hộ xây dựng "Quỹ Độc Lập" do Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động vẫn nguyên giá trị.
Quốc khánh 2/9 nghĩ về Độc lập dân tộc và niềm tin vào Đảng

Quốc khánh 2/9 nghĩ về Độc lập dân tộc và niềm tin vào Đảng

Bản Tuyên ngôn Độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tài sản vô giá giúp mỗi người dân Việt Nam hiểu, ý thức được về giá trị của độc lập và niềm tin vào Đảng.
Di chúc của Bác mãi mãi đồng hành cùng dân tộc

Di chúc của Bác mãi mãi đồng hành cùng dân tộc

Di chúc của Bác là một văn kiện lịch sử cực kỳ quan trọng, đã làm "rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta và non sông đất nước ta" và mãi mãi đồng hành cùng dân tộc.
Bài 3: Tiếp tục củng cố trận địa, bảo vệ từ sớm, từ xa

Bài 3: Tiếp tục củng cố trận địa, bảo vệ từ sớm, từ xa

Qua gần 40 năm thực hiện công cuộc đổi mới, đất nước đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, có ý nghĩa lịch sử, song vẫn đang đứng trước những khó khăn…
Bài 2: Xây dựng “thế trận 35"

Bài 2: Xây dựng “thế trận 35"

Nghị quyết 35-NQ/TW của Bộ Chính trị ra đời trong bối cảnh đất nước đang trong quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội…
Lạng Sơn: Tôn vinh các điển hình trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh

Lạng Sơn: Tôn vinh các điển hình trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh

Ngày 30/8, Tỉnh ủy Lạng Sơn tổ chức chương trình tôn vinh các điển hình, tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Bài 1: Nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên và liên tục của Đảng

Bài 1: Nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên và liên tục của Đảng

Thực tiễn đã chứng minh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là công việc thường xuyên, liên tục ở tất các các thời kỳ cách mạng.
Bài 2: Di sản tinh thần vô giá của dân tộc Việt Nam

Bài 2: Di sản tinh thần vô giá của dân tộc Việt Nam

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho Đảng và nhân dân Việt Nam một di sản tinh thần vô giá đó là bản Di chúc của Người.
55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969-2024):Giá trị, ý nghĩa và tầm vóc thời đại

55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969-2024):Giá trị, ý nghĩa và tầm vóc thời đại

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là quốc bảo của dân tộc, hội tụ tất cả tinh hoa truyền thống dân tộc và thời đại, hàm chứa triết lý nhân sinh và văn hóa chính
Công trường đường dây 500kV mạch 3: Nơi rèn luyện tư tưởng, đạo đức cho cán bộ trẻ

Công trường đường dây 500kV mạch 3: Nơi rèn luyện tư tưởng, đạo đức cho cán bộ trẻ

Tham gia thi công đường dây 500kV mạch 3, nhiều cán bộ trẻ trưởng thành về chuyên môn, vững vàng tư tưởng chính trị, vinh dự được kết nạp Đảng tại công trường.
Phát huy sức mạnh toàn quân qua phong trào Thi đua Quyết thắng

Phát huy sức mạnh toàn quân qua phong trào Thi đua Quyết thắng

Giai đoạn 2019-2024, phong trào Thi đua Quyết thắng (TĐQT) đã trở thành động lực giúp toàn Quân chủng Hải quân hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp và tinh thần

Đại tướng Võ Nguyên Giáp và tinh thần 'dĩ công vi thượng' của Bác Hồ

Sinh thời, Đại tướng Võ Nguyên Giáp là nhà lãnh đạo tiền bối của đất nước có được khoảng thời gian dài trực tiếp được sống làm việc bên Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Chống tham nhũng và phát triển kinh tế: Song hành, không ngáng chân nhau

Chống tham nhũng và phát triển kinh tế: Song hành, không ngáng chân nhau

Phòng, chống tham nhũng phải phục vụ phát triển KT-XH, không vì đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực mà ảnh hưởng, cản trở phát triển kinh tế xã hội.
Cách mạng Tháng Tám: Hai bài học lớn về xây dựng Đảng và đại đoàn kết dân tộc

Cách mạng Tháng Tám: Hai bài học lớn về xây dựng Đảng và đại đoàn kết dân tộc

Thời gian trôi đi càng làm nổi bật những bài học của Cách mạng Tháng Tám vĩ đại mùa thu năm 1945 mà nổi bật là bài học về xây dựng Đảng và đại đoàn kết dân tộc.
Vuasanca
 đoạt giải Đặc biệt Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Vuasanca đoạt giải Đặc biệt Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Nhóm phóng viên Vuasanca đã đoạt giải Đặc biệt Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong ngành Công Thương năm 2024.
Danh sách tập thể, cá nhân đoạt giải Cuộc thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng ngành Công Thương

Danh sách tập thể, cá nhân đoạt giải Cuộc thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng ngành Công Thương

Sáng 14/8, tại Hà Nội, Ban Cán sự Đảng Bộ Công Thương tổ chức Lễ trao giải Cuộc thi viết về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng năm 2024 cho 28 tác phẩm xuất sắc.
28 tác phẩm đoạt giải Cuộc thi chính luận Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong ngành Công Thương

28 tác phẩm đoạt giải Cuộc thi chính luận Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong ngành Công Thương

28 tác phẩm báo chí xuất sắc nhất Cuộc thi chính luận Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng đã được Bộ Công Thương trao giải vào sáng ngày 14/8/2024 tại Hà Nội.
Ngày 14/8: Bộ Công Thương trao giải Cuộc thi Chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ 2

Ngày 14/8: Bộ Công Thương trao giải Cuộc thi Chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ 2

Ngày 14/8/2024, tại Hà Nội, Ban Cán sự Đảng Bộ Công Thương sẽ tổ chức Lễ trao giải Cuộc thi Chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng năm 2024.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động