Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Sửa đổi quy định về bảo vệ chống phóng xạ và bảo vệ bệnh nhân trong chiếu xạ y tế

Bộ Khoa học và Công nghệ đề xuất bổ sung các quy định về bảo vệ chống phóng xạ và bảo vệ bệnh nhân trong chiếu xạ y tế; văn hóa an toàn hạt nhân.
Đưa kỹ thuật hạt nhân và đồng vị phóng xạ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng diễn tập ứng phó sự cố bức xạ, hạt nhân năm 2024 Bộ Khoa học và Công nghệ phát hiện cơ sở làm mất nguồn phóng xạ

Bộ Khoa học và Công nghệ đang xây dựng Đề nghị xây dựng Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi) và lấy ý kiến của các đối tượng chịu tác động.

Về sự cần thiết phải xây dựng Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi), theo Bộ Khoa học và Công nghệ, Luật Năng lượng nguyên tử (Luật số 18/2008/QH12) được Quốc hội Khóa XII, Kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 03/6/2008 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2009.

Luật năm 2008 đã được sửa đổi, bổ sung bởi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch (Luật số 35/2018/QH14 ngày 20/11/2018) và Luật Phòng thủ dân sự (Luật số 18/2023/QH15 ngày 20/6/2023).

Để triển khai Luật năm 2008, Bộ Khoa học và Công nghệ và các bộ, ngành, địa phương đã xây dựng, trình Chính phủ ban hành 9 nghị định, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành 24 quyết định (trong đó có 4 quyết định quy phạm pháp luật) và ban hành theo thẩm quyền 55 thông tư. Các bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương đã ban hành nhiều văn bản nhằm triển khai các quy định của Luật năm 2008 và văn bản hướng dẫn thi hành trong thực tiễn.

Qua 15 năm thi hành, Luật năm 2008 đã phát huy vai trò to lớn trong việc thúc đẩy ứng dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình và tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động đó. Hành lang pháp lý về năng lượng nguyên tử ngày càng được hoàn thiện theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các ứng dụng kỹ thuật bức xạ, kỹ thuật hạt nhân trong công nghiệp, nông nghiệp, chăm sóc sức khỏe, bảo vệ môi trường và nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội khác; góp phần đáng kể vào sự nghiệp công nghiêp hóa - hiện đại hóa đất nước, tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân, tăng cường tiềm lực khoa học - công nghệ, đẩy mạnh hội nhập quốc tế.

Đặc biệt, Luật năm 2008 và các văn bản quy định, hướng dẫn thi hành Luật này đã tạo hành lang pháp lý để củng cố và hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về an toàn bức xạ, an toàn hạt nhân, an ninh cho nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân và không phổ biến hạt nhân nhằm mục tiêu phát triển an toàn và bền vững các ứng dụng năng lượng nguyên tử.

Sửa đổi quy định về bảo vệ chống phóng xạ và bảo vệ bệnh nhân trong chiếu xạ y tế
Bộ Khoa học và Công nghệ đề xuất bổ sung các quy định về bảo vệ chống phóng xạ và bảo vệ bệnh nhân trong chiếu xạ y tế. Ảnh minh hoạ

Bên cạnh những kết quả, thành tựu đạt được, sau 15 năm triển khai thi hành Luật năm 2008 đã nảy sinh những hạn chế, bất cập, không còn phù hợp với bối cảnh trong nước và quốc tế, đặc biệt là sự phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ nói chung và kỹ thuật bức xạ, kỹ thuật hạt nhân nói riêng, cũng như việc sửa đổi, bổ sung của nhiều luật có liên quan đến việc thi hành Luật năm 2008 phát sinh sự chồng chéo trong chức năng quản lý của một số bộ, ngành; thiếu tính khả thi, chưa phù hợp tình hình mới, gây khó khăn, vướng mắc trong việc triển khai thực hiện cho đối tượng quản lý cũng như cơ quan quản lý.

Cụ thể, một số quy định không phù hợp hoặc không còn phù hợp như quy định chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử của Luật năm 2008 còn chưa thể hiện đầy đủ việc chú trọng đẩy mạnh các ứng dụng năng lượng nguyên tử phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh chính trị và trật tự xã hội.

Thẩm quyền của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về điều kiện tiến hành công việc bức xạ, về thủ tục hành chính không phù hợp với Luật Đầu tư, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Nhiều quy định về cấp giấy phép, cấp đăng ký, cấp chứng chỉ như: thẩm quyền, thời gian xử lý và thành phần hồ sơ, thời hạn giấy phép, giấy đăng ký, chứng chỉ chưa phù hợp, thiếu khả thi trong thực tế. Điều này gây khó khăn cho đối tượng quản lý và cơ quan quản lý khi xử lý (đây là nội dung có nhiều quy định cần phải sửa đổi, bổ sung nhất).

Theo Luật Năng lượng nguyên tử hiện hành, đối tượng để được cấp phép tiến hành các hoạt động trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử tại Việt Nam bao gồm người Việt Nam định cư ở nước ngoài và tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế tiến hành các hoạt động trong lĩnh vực này tại Việt Nam, tuy nhiên, thực tế hiện nay có nhiều tổ chức, cá nhân định cư ở nước ngoài và tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động tiến hành công việc bức xạ trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử tại Việt Nam nhưng không thành lập tổ chức theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc cá nhân không sinh sống tại Việt Nam nên không đáp ứng quy định để cấp phép. Điều này tạo ra sự bất cập, khó khăn trong việc cấp phép thời gian qua.

Quy định về dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử, ví dụ: theo Luật Giá năm 2023, “định giá” không phải là một loại hình dịch vụ như quy định tại Điều 68 Luật năm 2008; điều kiện hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử còn “lỏng lẻo”. Quy định về bồi thường thiệt hạt nhân chưa phù hợp với các công ước quốc tế liên quan….

Thêm vào đó, có các quy định cần phải bổ sung như quy định hiện hành chưa thể hiện đầy đủ các nguyên tắc an toàn, an ninh cơ bản; chưa đưa ra các quy định về bảo vệ chống phóng xạ và bảo vệ bệnh nhân trong chiếu xạ y tế; văn hóa an toàn hạt nhân, an ninh hạt nhân.

Chưa quy định về chính sách dài hạn của quốc gia trong việc quản lý chất thải phóng xạ; nhiên liệu hạt nhân và nguồn phóng xạ đã qua sử dụng; trách nhiệm bảo đảm tài chính, nguồn và cơ chế bảo đảm tài chính (phí, quỹ,…); cơ quan, tổ chức chịu trách nhiệm hướng dẫn và thực hiện các nội dung này. Thực tiễn hiện nay yêu cầu cần có các quy định mang tính nguyên tắc về cơ chế bảo đảm tài chính (phí, quỹ) cho việc quản lý tập trung, chôn cất vĩnh viễn các nguồn phóng xạ đã qua sử dụng, nguồn phóng xạ ngoài sự quản lý; quản lý sắt thép phế liệu bị nhiễm xạ.

Nội dung về thanh sát hạt nhân, trách nhiệm và vai trò của cơ quan quản lý nhà nước về an ninh hạt nhân, thanh sát hạt nhân và các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn khác của cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân chưa được quy định đầy đủ theo khuyến cáo của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) và theo cam kết tại các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia (Xem mục I).

Chưa đưa ra các quy định đặc thù trong hoạt động thanh tra chuyên ngành an toàn bức xạ và hạt nhân, xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm được phát hiện trong quá trình thực hiện hoạt động thanh tra phải tuân thủ quy định pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước thuộc lĩnh vực thanh tra, lĩnh vực khoa học và công nghệ (năng lượng nguyên tử). Thẩm quyền của cơ quan thanh tra, thanh tra viên chưa được quy định nhằm đáp ứng tính đặc thù, phản ứng nhanh, xử lý các nguy cơ gây ra sự cố mất an ninh, an toàn từ vi phạm hành chính trong lĩnh vực này.

Ngoài ra, nhiều quy định về kiểm tra an toàn bức xạ và hạt nhân hiện đang được quy định “rải rác”, “rời rạc” tại các điều, khoản, điểm của Luật năm 2008 mà chưa được thể hiện thống nhất trong cùng một điều, chương nhằm tạo sự thuận tiện trong việc thực thi của các đối tượng chịu sự điều chỉnh và cơ quan quản lý.

Còn thiếu quy định về ứng phó sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân liên quan đến trách nhiệm của cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân; mối quan hệ giữa kế hoạch ứng phó sự cố các cấp (cấp cơ sở, cấp tỉnh và cấp quốc gia); việc tích hợp kế hoạch ứng phó sự cố cấp cơ sở vào kế hoạch ứng phó sự cố cấp tỉnh, kế hoạch ứng phó sự cố cấp tỉnh vào kế hoạch ứng phó sự cố cấp quốc gia; mối liên hệ với pháp luật về phòng thủ dân sự, pháp luật về tình trạng khẩn cấp và ứng phó sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân xuyên biên giới.

Việc quy định “Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn việc lập kế hoạch và phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố cấp tỉnh” còn có thể dẫn đến hiểu chưa rõ ràng về trách nhiệm của Bộ KH&CN và sự phù hợp các quy định của pháp luật về chính quyền địa phượng.

Bên cạnh đó, Luật năm 2008 chưa dự báo đầy đủ sự phát triển nhanh chóng của các ứng dụng năng lượng nguyên tử, các kỹ thuật bức xạ, kỹ thuật hạt nhân mới, đặc biệt ứng dụng trong chẩn đoán và điều trị bệnh trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng trong thời gian qua.

Từ cơ sở thực tiễn nêu trên cho thấy việc sửa đổi, bổ sung Luật Năng lượng nguyên tử năm 2008 là hết sức cần thiết.

Phong Lâm
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Khoa học và Công nghệ

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hà Nam: Cảnh báo lũ sông Đáy đã lên trên báo động III

Hà Nam: Cảnh báo lũ sông Đáy đã lên trên báo động III

Trước tình hình cảnh báo lũ ở mức Báo động III, chiều 10/9, UBND tỉnh Hà Nam ban hành Công văn chỉ đạo về việc theo dõi chặt chẽ, chủ động ứng phó.
Chủ tịch HĐND TP. Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn kiểm tra các tuyến đê tại huyện Thường Tín

Chủ tịch HĐND TP. Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn kiểm tra các tuyến đê tại huyện Thường Tín

Chiều 10/9, Chủ tịch HĐND TP. Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn đã đi kiểm tra tuyến đê bối, xã Tự Nhiên và đê sông Nhuệ, thôn Phú Lương, xã Tân Minh (huyện Thường Tín).
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão

Chiều 10/9, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3 gây ra.
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam họp hỗ trợ đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng bão số 3

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam họp hỗ trợ đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng bão số 3

Chiều ngày 10/9, Thường trực Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam họp cho ý kiến về hỗ trợ đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.
Hơn 407 tỷ đồng ủng hộ và đăng ký ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3 gây ra

Hơn 407 tỷ đồng ủng hộ và đăng ký ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3 gây ra

Hưởng ứng lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Đoàn Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam, nhiều tổ chức, cá nhân đã ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão.

Tin cùng chuyên mục

Cấm tuyệt đối người và phương tiện đi trên cầu Đuống từ 22h đêm nay

Cấm tuyệt đối người và phương tiện đi trên cầu Đuống từ 22h đêm nay

Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam thông báo phương án điều tiết giao thông khi cấm tuyệt đối người và phương tiện đi trên cầu Đuống, Hà Nội.
Nước lũ cô lập hơn 100 hộ dân tại Hà Nội

Nước lũ cô lập hơn 100 hộ dân tại Hà Nội

Chiều 10/9, Trưởng ban Dân vận Thành ủy Hà Nội Đỗ Anh Tuấn kiểm tra tình hình úng ngập và tặng quà, động viên các hộ dân xóm Bến Vôi, xã Cấn Hữu, huyện Quốc Oai
Bộ Nội vụ ủng hộ khẩn cấp đồng bào bị thiệt hại do bão số 3

Bộ Nội vụ ủng hộ khẩn cấp đồng bào bị thiệt hại do bão số 3

Ngày 10/9, Bộ Nội vụ đã tổ chức phát động quyên góp ủng hộ khẩn cấp, đồng thời đi trao quà cho đồng bào khó khăn sau cơn bão số 3 tại tỉnh Yên Bái.
Hà Nội: Thị trường đồ cứu trợ

Hà Nội: Thị trường đồ cứu trợ 'cháy hàng' sau bão Yagi

Sau bão Yagi, vận chuyển còn gặp nhiều khó khăn, những mặt hàng liên quan đến đồ cứu trợ như: Mì tôm, lương khô, áo phao cứu hộ... trở nên ''cháy hàng''.
Tỉnh Quảng Nam hỗ trợ 22 tỷ đồng cùng các tỉnh miền Bắc khắc phục thiệt hại do bão số 3

Tỉnh Quảng Nam hỗ trợ 22 tỷ đồng cùng các tỉnh miền Bắc khắc phục thiệt hại do bão số 3

Tỉnh Quảng Nam cử đoàn thăm hỏi và hỗ trợ 22 tỷ đồng để chung sức hỗ trợ các tỉnh thành phố miền Bắc khắc phục thiệt hại do do bão số 3 gây ra.
Cả một thôn ở Lào Cai bị vùi lấp, 15 người chết, hơn 100 người mất tích

Cả một thôn ở Lào Cai bị vùi lấp, 15 người chết, hơn 100 người mất tích

Một vụ sạt lở đất kinh hoàng đã khiến 15 người chết, hơn 100 người mất tích xảy ra tại xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, Lào Cai.
Bắc Ninh: Xử lý đối tượng đăng tải tin thất thiệt về tình hình mưa bão

Bắc Ninh: Xử lý đối tượng đăng tải tin thất thiệt về tình hình mưa bão

Ngày 10/9, Công an tỉnh Bắc Ninh đã xử lý đối tượng P.T.T, trú tại huyện Gia Bình có hành vi đăng tải thông tin thất thiệt về tình hình mưa bão.
Hà Nội: Kiểm tra công tác ứng phó với mưa lũ tại huyện Ba Vì

Hà Nội: Kiểm tra công tác ứng phó với mưa lũ tại huyện Ba Vì

Chiều 10/9, Trung tướng Nguyễn Quốc Duyệt, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội kiểm tra công tác ứng phó với mưa lũ huyện Ba Vì.
Hà Nội ban bố lệnh báo động lũ tại Sơn Tây, Phúc Thọ, Đan Phượng

Hà Nội ban bố lệnh báo động lũ tại Sơn Tây, Phúc Thọ, Đan Phượng

Chiều 10/9, mực nước lũ trên sông Hồng chạm mức báo động I là 12,40m tại địa phận thị xã Sơn Tây và các huyện Phúc Thọ, Đan Phượng (Hà Nội).
Nhân sự 10/9: Ban Tổ chức Trung ương bổ nhiệm nhân sự; thêm một lãnh đạo CTCP Lộc Trời từ nhiệm

Nhân sự 10/9: Ban Tổ chức Trung ương bổ nhiệm nhân sự; thêm một lãnh đạo CTCP Lộc Trời từ nhiệm

Ngày 10/9, Ban Tổ chức Trung ương công bố quyết định bổ nhiệm nhân sự chủ chốt; CTCP Tập đoàn Lộc Trời tiếp tục gặp biến động khi có thêm lãnh đạo từ nhiệm.
Cả thôn ở Hà Nội lái xuồng máy giải cứu hàng ngàn con lợn bơi trong dòng lũ

Cả thôn ở Hà Nội lái xuồng máy giải cứu hàng ngàn con lợn bơi trong dòng lũ

Nước sông Hồng dâng cao, người dân một thôn ở huyện Đan Phượng, Hà Nội lái xuồng máy giải cứu hàng ngàn con lợn bơi trong lũ và tài sản tháo chạy.
Bản tin Bão lũ ngày 10/9: Hà Nội phát lệnh khẩn, người dân bãi giữa sông Hồng sơ tán

Bản tin Bão lũ ngày 10/9: Hà Nội phát lệnh khẩn, người dân bãi giữa sông Hồng sơ tán

Ngày 10/9, thành phố Hà Nội ra Lệnh báo động lũ cấp độ I trên sông Đuống và sông Hồng, đồng thời yêu cầu di dời nhiều hộ dân đến nơi an toàn trước khi lũ đổ về.
Quảng Bình: Đồng lòng cùng bà con miền Bắc thân yêu khắc phục hậu quả thiên tai

Quảng Bình: Đồng lòng cùng bà con miền Bắc thân yêu khắc phục hậu quả thiên tai

Chiều ngày 10/9, tỉnh Quảng Bình đã tổ chức Lễ phát động Ủng hộ đồng bào các tỉnh phía Bắc khắc phục hậu quả bão lụt do cơn bão số 3 (Yagi) gây ra.
Bảo hiểm Xã hội Việt Nam trao tặng 350 triệu đồng chung tay giúp đỡ người dân vùng bão lũ

Bảo hiểm Xã hội Việt Nam trao tặng 350 triệu đồng chung tay giúp đỡ người dân vùng bão lũ

Bảo hiểm Xã hội Việt Nam vừa trao tặng 350 triệu đồng để chung tay giúp đỡ người dân vùng bão lũ sớm khắc phục hậu quả thiên tai.
Kỷ luật 2 nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Kỷ luật 2 nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình vừa ký các quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc thi hành kỷ luật đối với 2 nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Xuất cấp 200 tấn gạo hỗ trợ 14 địa phương bị ảnh hưởng cơn bão số 3

Xuất cấp 200 tấn gạo hỗ trợ 14 địa phương bị ảnh hưởng cơn bão số 3

Bộ Tài chính được giao xuất cấp 200 tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia để hỗ trợ cho 14 địa phương chịu ảnh hưởng của cơn bão số 3.
Sự thật thông tin vỡ đê gây xôn xao ở Hà Nội

Sự thật thông tin vỡ đê gây xôn xao ở Hà Nội

Cơ quan chức năng ở Hà Nội đã khắc phục sự cố vỡ bờ bao ở xã Bắc Sơn, huyện Sóc Sơn và khẳng định thông tin vỡ đê là không chính xác.
Hội nghị lần thứ 8 của INTOSAI WGBD bàn thảo về dữ liệu lớn trong nâng cao chất lượng kiểm toán

Hội nghị lần thứ 8 của INTOSAI WGBD bàn thảo về dữ liệu lớn trong nâng cao chất lượng kiểm toán

Hội nghị lần thứ 8 Nhóm công tác Dữ liệu lớn của Tổ chức quốc tế Các cơ quan Kiểm toán tối cao (INTOSAI WGBD) được tổ chức tại Việt Nam.
Thái Nguyên: Nỗi đau xé lòng của người mẹ khi thấy thi thể con trai bị lật thuyền do mưa lũ

Thái Nguyên: Nỗi đau xé lòng của người mẹ khi thấy thi thể con trai bị lật thuyền do mưa lũ

Nước sông Cầu trên địa bàn TP. Thái Nguyên dâng cao, kèm theo mưa lớn, dòng nước xoáy đã làm lật thuyền tự chế của người dân trên địa bàn phường.
Thuỷ điện xả lũ, người dân vùng hạ du nên và không nên làm gì?

Thuỷ điện xả lũ, người dân vùng hạ du nên và không nên làm gì?

Do mưa lớn gây ra, mực nước các hồ thuỷ điện dâng cao, nhiều thuỷ điện ở miền Bắc đang điều tiết xả tràn. Vậy người dân vùng hạ du cần làm gì?
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động