Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ hai 25/11/2024 23:53

Tận dụng thời cơ, phát huy nội lực

Việc tham gia chuỗi giá trị toàn cầu giúp doanh nghiệp (DN) từng bước đảm nhận các công đoạn trong mạng lưới sản xuất và có khả năng kết hợp mở rộng sang các ngành khác, đồng thời tận dụng được lợi thế thương mại từ quá trình hội nhập đang ngày càng sâu rộng. Tuy nhiên, điều này cũng đòi hỏi sự nỗ lực nhiều hơn của các DN.

“Khoảng trống” còn lớn

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2018, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất với số vốn đăng ký của các dự án được cấp phép đạt khoảng 9,067 tỷ USD, chiếm 50,5% tổng vốn đăng ký cấp mới. Hiện Việt Nam đã trở thành cứ điểm sản xuất một số mặt hàng công nghiệp có giá trị cao như điện thoại di động, máy tính bảng.

Tại Hội thảo Xúc tiến đầu tư “Cơ hội tham gia chuỗi giá trị toàn cầu” do Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương tổ chức mới đây, ông Lê Hoàng Tài - Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại cho biết, nhiều DN lớn đang đặt nhà máy sản xuất tại Việt Nam như Samsung, LG… chứng tỏ cơ hội cho các DN đầu tư tại Việt Nam để tham gia chuỗi sản xuất chuỗi giá trị toàn cầu ngày càng cao, bởi chính các DN sản xuất sản phẩm đầu cuối rất muốn xây dựng chuỗi cung ứng tại địa phương nơi sản xuất sản phẩm đầu cuối. Việc sử dụng nhà cung ứng địa phương sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ mất an toàn do phải nhập khẩu sản phẩm phụ trợ, sản phẩm lỗi tăng do quá trình vận chuyển xa hoặc không đảm bảo yếu tố giao hàng đúng thời hạn, làm ảnh hưởng đến dây chuyền sản xuất. “Nói về khoảng trống thị trường thì tại Việt Nam, khoảng trống dành cho DN cung ứng sản phẩm phụ trợ hiện rất lớn, chỉ tính riêng Samsung đã công bố cần khoảng 500 DN cung ứng sản phẩm phụ trợ từ nay đến năm 2020” - ông Lê Hoàng Tài nói và khẳng định, tiềm năng đầu tư sản xuất sản phẩm tại Việt Nam và tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu để phát triển bền vững là rất lớn. Đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước, đây là thời điểm thích hợp để khai thác cơ hội đầu tư vào công nghiệp chế biến, chế tạo Việt Nam.

Hiện Việt Nam đã và đang tham gia một cách tích cực vào tiến trình hội nhập quốc tế, thông qua việc ký kết các hiệp định đối tác kinh tế với các nước. Việt Nam đã là thành viên của WTO từ năm 2007 và tính đến nay, nước ta đã tham gia ký kết 12 hiệp định thương mại tự do, kết thúc đàm phán 1 hiệp định và đang tiếp tục đàm phán 3 hiệp định khác. Các hiệp định này đã và đang mở ra thị trường rộng lớn cho các DN đầu tư tại Việt Nam và là cơ hội lớn để sản phẩm Việt Nam xuất hiện tại nhiều thị trường lớn hơn trên thế giới.

Các DN đầu tư sản xuất tại Việt Nam sẽ không chỉ tận dụng lợi thế về chi phí sản xuất hợp lý, mà còn tận dụng lợi thế về thuế quan và mở cửa thị trường để tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Các DN trong và ngoài nước sẽ có điều kiện thuận lợi để trở thành các DN cung ứng sản phẩm hỗ trợ, đầu vào cho các DN sản xuất đầu cuối trên thị trường. “Đối với các DN, việc đưa sản phẩm tham gia chuỗi giá trị toàn cầu là một hướng đi tất yếu để xây dựng, phát triển thương hiệu và tạo chỗ đứng trên thị trường thế giới” - ông Lê Hoàng Tài nhấn mạnh.

Tăng tỷ lệ nội địa hóa

Việc các DN nội đạt tiêu chuẩn tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu minh chứng cho sự phát triển và bắt kịp xu thế ngày càng nhanh của DN. Tuy nhiên, tỷ lệ này còn ở mức thấp so với khu vực do các DN FDI thường có yêu cầu cao về chất lượng hàng hóa, dịch vụ cung cấp và tiến độ giao hàng.

Theo ông Ron Ashkin - Giám đốc dự án liên kết USAID cho các DN vừa và nhỏ (LinkSME), các DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) chiếm 70% lượng xuất khẩu của Việt Nam năm 2018 (244 tỷ USD) và phần lớn các DN FDI liên kết với nhà cung cấp nước ngoài. Trong khi, DN vừa và nhỏ chiếm 98% số DN tại Việt Nam nhưng chỉ có 21% số DN này liên kết với chuỗi cung ứng nước ngoài. Trong khi đó, tỷ lệ này ở Thái Lan là 30% và Malaysia là 46%.

Đưa ra dẫn chứng cụ thể, ông Ron Ashkin cho hay, một mình Samsung chiếm gần 1/4 tổng xuất khẩu của Việt Nam, nhưng mới chỉ có 35 công ty Việt Nam là nhà cung cấp loại I cho Samsung năm 2019. Đây là kết quả nỗ lực của nhiều năm trong phát triển nhà cung ứng nội địa một cách tập trung. Hay, Công ty GE (Hải Phòng) - 1 trong 5 nhà máy vượt trội về sản xuất công nghệ cao, tỷ lệ nội địa hóa hiện tại cũng chỉ dưới 20%.

“Áp dụng kỹ thuật kém, năng suất thấp, thiếu kinh nghiệm làm việc với DN nước ngoài, tiêu chuẩn hóa kém hiệu quả, nhân viên thiếu tay nghề, kết nối kém với nguồn tài chính là nguyên nhân khiến các DN Việt Nam khó tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu” - ông Ron Ashkin nói và khẳng định, nội địa hóa thấp và tình trạng ít tham gia của các DN vừa và nhỏ trong chuỗi giá trị toàn cầu đã cản trở lợi ích đối với nền kinh tế Việt Nam. Chỉ khi nội địa hóa tăng đến chuẩn quốc tế, Việt Nam mới có thể thu được đầy đủ các lợi ích của FDI hiện nay và xuất khẩu mới phát triển.

Nhằm hỗ trợ các DN công nghiệp hỗ trợ trong nước tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu, hiện nay, Bộ Công Thương đang tăng cường kết nối giữa DN CNHT trong nước với các DN FDI và các tập đoàn đa quốc gia.
Quỳnh Nga

Tin cùng chuyên mục

Vĩnh Phúc: Tỷ lệ nội địa hoá với sản xuất xe máy tại Honda đạt 96%

Triển lãm Thang máy Quốc tế Việt Nam 2024: Kết nối giao thương, mở ra cơ hội

Hà Nội: Phát triển công nghiệp hỗ trợ, cần trợ lực hơn về chính sách

Bộ Công Thương và Samsung Electronics Việt Nam tổng kết khóa đào tạo kỹ sư khuôn mẫu tại Hàn Quốc

Nhiều tập đoàn nước ngoài muốn tăng tỷ lệ nội địa hoá tại Việt Nam

Công nghiệp hỗ trợ điện tử: Làm gì để đẩy mạnh xuất khẩu?

Bình Định: Phát triển công nghiệp hỗ trợ theo chiều sâu

Dự án hỗ trợ nhà cung cấp thuần Việt năm thứ 3 của Toyota ghi nhận thành quả bước đầu

Viện Nghiên cứu Cơ khí: Tích cực tham gia công nghiệp hỗ trợ sản xuất ô tô

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các trung tâm hỗ trợ phát triển công nghiệp

Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Thay vì ‘than vãn’ hãy tìm phương pháp

Công nghiệp hỗ trợ điện tử: Doanh nghiệp cần chuyển đổi nhanh để nắm bắt cơ hội

Nóng: Toyota 'nhá hàng' phiên bản bán tải cho mẫu xe SUV Land Cruiser

Đoàn doanh nghiệp Hồng Kông (Trung Quốc) tìm kiếm cơ hội đầu tư tại HANSSIP

Triển lãm công nghiệp Việt Nam 2024 sẽ diễn ra vào tháng 11 tại Bắc Ninh

Thứ trưởng Trương Thanh Hoài dự lễ khai mạc Triển lãm Vietnam Motor Show 2024

Hé lộ những mẫu xe hứa hẹn thu hút sự chú ý tại triển lãm Vietnam Motor Show 2024

Khai mạc Triển lãm HanoiTex & HanoiFabric 2024

Ngành công nghiệp tàu thủy: Chú trọng phát triển công nghiệp hỗ trợ

M-Tech Osaka 2024: Cơ hội cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu