Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Tận dụng tiềm năng, khai thác hiệu quả du lịch gắn với nghề truyền thống Huế

Theo Quy hoạch phát triển nghề truyền thống và làng nghề trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025 được xác định phải gắn với phát triển du lịch.
Festival nghề truyền thống Huế góp phần phát huy bản sắc Huế, tạo sức hút du lịch Thừa Thiên Huế: Nhiều “thực đơn” cho du khách lựa chọn dịp lễ 30/4 và 1/5 Festival Nghề truyền thống Huế tạo được "tiếng vang"

Xung quanh vấn đề này, Vuasanca có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Phúc – Giám đốc Sở Du lịch Thừa Thiên Huế.

Tận dụng tiềm năng, khai thác hiệu quả du lịch gắn với nghề truyền thống Huế
Ông Nguyễn Văn Phúc - Giám đốc Sở Du lịch Thừa Thiên Huế

Xin ông cho biết những định hướng phát triển du lịch gắn về nghề và làng nghề truyền thống tại Thừa Thiên Huế thời gian đến.

Ông Nguyễn Văn Phúc: Tại Nghị quyết 03 của Tỉnh uỷ Thừa Thiên Huế, giai đoạn 2016 – 2021 đã đưa ra định hướng phát triển du lịch Thừa Thiên Huế theo hướng bền vững, gắn với giá trị của di sản, cảnh quan trong đó có gắn với nghề truyền thống. Hiện nay theo thống kê, tỉnh Thừa Thiên Huế đang có 88 làng nghề truyền thống, 3.000 cơ sở sản xuất liên quan đến nghề truyền thống, thủ công mỹ nghệ. Từ xưa, vùng đất cố đô Huế đã hình thành và để lại một số làng nghề có giá trị cao phục vụ cung đình như: kim hoàn, đúc đồng, chạm trổ mộc và rất nhiều nghề gắn với đời sống sinh hoạt đời thường như làm gốm, hoa giấy, nón, đan lát, làm hương, làm bánh, bún..

Cốt lõi phát triển du lịch Thừa Thiên Huế từ trước đến nay vẫn gắn với du lịch di sản văn hoá, các di sản dưới triều Nguyễn được UNESCO công nhận, di sản và di tích lịch sử của các giai đoạn lịch sử khác. Ngoài ra, còn có các sản phẩm bổ trợ như sản phẩm du lịch đầm phá, du lịch biển, du lịch tâm linh, du lịch chăm sóc sức khoẻ và du lịch cộng đồng gắn với sản phẩm du lịch làng nghề.

Trong những năm qua ngành du lịch cũng đã phối hợp với ngành công thương, nông nghiệp phát triển nông thôn, khoa học công nghệ để kết nối, đưa tour tuyến về với các làng nghề để trải nghiệm, mua sắm, đồng thời xây dựng hình ảnh thương hiệu cho một số điểm, sản phẩm đặc trưng.

Tỉnh Thừa Thiên Huế cũng có định hướng xây dựng đề án quy hoạch và bảo tồn phát huy giá trị làng nghề truyền thống, trong đó, các chính sách về khuyến công để hỗ trợ thiết bị, máy móc cho một số hộ cá thể, doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thủ công mỹ nghệ, truyền thống. Trong những năm trước đây, tổ chức JICA và Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch có dự án hỗ trợ phục hồi nghề gốm cổ Phước Tích; triển khai tập huấn, đào tạo cho nguồn nhân lực kế cận cho các làng nghề từ nguồn chính sách địa phương. Gần đây nhất, Cục Di sản Văn hóa của Bộ đang thực hiện đề tài “Nghiên cứu phục hồi nghề thủ công truyền thống Gốm Phước Tích gắn với phát triển du lịch bền vững” nhằm hỗ trợ địa phương đưa vào kế hoạch phát triển dịch vụ du lịch.

Tận dụng tiềm năng, khai thác hiệu quả du lịch gắn với nghề truyền thống Huế
Hoa sen giấy của nghệ nhân Thân Văn Huy ( thứ 2 bên phải qua) thu hút du khách tại Festival nghề truyền thống Huế

Là một địa phương có nhiều tiềm năng, lợi thế trong việc gắn nghề và làng nghề với phát triển du lịch. Tuy nhiên, hiện nay hoạt động này vẫn chưa thật sự hiệu quả, đâu là nguyên nhân thưa ông?.

Ông Nguyễn Văn Phúc: Như chúng ta biết, các làng nghề ở Thừa Thiên Huế có quy mô nhỏ lẻ, chưa có cơ sở, doanh nghiệp nào xây dựng, thiết kế các điểm du lịch làng nghề chỉn chu, bài bản (chủ yếu là hộ gia đình do người trong gia đình trình diễn), thiếu quy chuẩn để hình thành và phát triển tour du lịch làng nghề. Chưa có tính tập trung; bà con sản xuất theo hướng bán hàng thương mại còn sản phẩm dịch vụ, phục vụ cho khách du lịch chưa được quan tâm đầu tư nhiều. Do vậy, khi có những đoàn khách lớn, khách tàu biển có nhu cầu tham quan trải nghiệm thì chưa có cơ sở có quy mô lớn để đáp ứng.

Tuy vậy, những năm qua, ngành du lịch Thừa Thiên Huế phối hợp với một số ngành khác đã động viên, vận động một số doanh nghiệp đầu tư những khu vực tập hợp các làng nghề để du khách đến trải nghiệm, mua sắm và trực tiếp tham gia một vài công đoạn đơn giản khi làm các sản phẩm tại đây như tại khu Lục Bộ, Phủ Nội vụ - khu vực Đại nội Huế…Đồng thời, với sự hỗ trợ và kết nối của Sở Du lịch, Hội Lữ hành tỉnh cùng các công ty lữ hành du lịch trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, Hội Lữ hành của các địa phương liên kết du lịch với Thừa Thiên Huế (Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Quảng Bình, Quảng Trị, Đà Nẵng, Quảng Nam), CLB Lữ hành UNESCO Hà Nội, Hội Doanh nghiệp Du lịch vừa và nhỏ Việt Nam,… đến khảo sát, xây dựng tour tuyến du lịch đến một số làng nghề truyền thống (gốm Phước Tich, Đệm bàng Phò Trạch, Đan lát Bao La, tranh làng Sình, hoa giấy Thanh Tiên, nón vùng cầu ngói Thanh Toàn,…)

Tận dụng tiềm năng, khai thác hiệu quả du lịch gắn với nghề truyền thống Huế
Du khách trải nghiệm làm hương tại làng nghề hương trầm Thuỷ Xuân (TP. Huế)

Cần có những chính sách, chủ trương gì để du lịch làng nghề phát triển bền vững, thưa ông?.

Ông Nguyễn Văn Phúc: Việc tổ chức định kỳ Festival nghề truyền thống vào năm lẻ đã tạo sự chú ý của cộng đồng, du khách đến với nghề truyền thống ở Huế. Đây là hoạt động có ý nghĩa tại các kỳ Festival nghề truyền thống. Tại đây sẽ quy tụ hàng chục làng nghề trong tỉnh cũng như mời một số làng nghề có dấu ấn, đặc trưng trên cả nước liên quan đến Cố đô Huế về tham dự để giúp cho người dân địa phương và du khách tìm hiểu nắm rõ hơn về các làng nghề truyền thống.

Trong năm 2023, Sở Du lịch đang thực hiện đề tài “Quy hoạch nghề và các làng nghề truyền thống gắn với du lịch. Đề tài sẽ triển khai tổng thể, đồng bộ, khảo sát chọn lọc khoảng 60 điểm làng nghề để đánh giá, tư liệu hoá, số hoá các thông tin, dữ liệu, hình ảnh và lập bản đồ định vị các làng nghề. Qua đó, vừa lưu trữ thông tin, hình ảnh, kể các các công đoạn sản xuất của nghề truyền thống… giúp cho các đơn vị lữ hành, du khách giới thiệu, tìm đến các làng nghề truyền thống một cách dễ dàng.

Sau khi hoàn thành đề tài chúng tôi sẽ tìm hiểu những khó khăn từ chủ quan đến khách quan, từ cái nhỏ đến cái lớn.. Từ đó, đề ra những giải pháp ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Quan trọng không chỉ duy trì được nghề mà còn duy trì được con người đang nắm giữ nghề đó, để nghề và làng nghề tại Thừa Thiên Huế được bảo tồn phát triển bền vững.

Chúng tôi tiếp tục giới thiệu, quảng bá, kết nối với các đơn vị lữ hành về các sản phẩm nghề truyền thống không chỉ trực tiếp mà còn theo hình thức online, thương mại điện tử..

Tận dụng tiềm năng, khai thác hiệu quả du lịch gắn với nghề truyền thống Huế
Trang hoàng cho lễ hội Festival nghề truyền thống Huế 2023

Bên cạnh đó, ngành du lịch đang tìm và vận động nhà đầu tư hoặc một tổ chức chuyên ngành chọn một làng nghề để làm thí điểm mô hình vừa duy trì sản xuất sản phẩm thương mại vừa có sản phẩm dịch vụ phục vụ du lịch. Nơi đây du khách có thể đến trải nghiệm, mua sắm và đề nghị tỉnh Thừa Thiên Huế có chính sách hỗ trợ tương tự như chính sách hỗ trợ du lịch cộng đồng…. Đồng thời, kêu gọi doanh nghiệp đầu tư vào một số làng nghề đem lại giá trị thương mại cao…

Sở Du lịch sẽ phối hợp với Sở Công Thương, Sở Khoa học Công nghệ, Hiệp hội làng nghề, các hộ cá thể có sản phẩm đặc sắc tham gia các sự kiện, hội chợ du lịch trong và ngoài nước; kết nối với các đơn vị lữ hành tham gia các hội chợ ở Châu Âu… để lan toả rộng rãi hơn nghề truyền thống của Huế - nghề gắn với du lịch.

Ngành du lịch Thừa Thiên Huế có các chương trình liên kết du lịch với các địa phương như Quảng Bình, Quảng Trị, TP. Đà Nẵng, Quảng Nam; Sở Du lịch TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội… đầu mối tại các đơn vị liên kết này sẽ hỗ trợ lan toả các thông tin về du lịch, trong đó có tour du lịch làng nghề Huế.

Nghề truyền thống và du lịch xanh có sự tương hợp, xin ông cho biết những định hướng gì cho sự gắn kết này trong thời gian tới?.

Ông Nguyễn Văn Phúc: Tỉnh Thừa Thiên Huế đã có những định hướng cụ thể khi thực hiện Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị. Đó là mục tiêu phát triển Thừa Thiên Huế trở thành địa phương phát triển bền vững dựa trên nển tảng di sản, văn hoá, cảnh quan môi trường, giá trị nhân văn con người và thông minh.

Từ những mục tiêu đó, sẽ có những nền tảng, có điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch xanh tại Thừa Thiên Huế. Du lịch xanh không chỉ thể hiện ở mặt bề nổi như cảnh quan xanh, sạch, sáng mà còn thể hiện ở chiều sâu và mang tính bền vững: sự bảo tồn hướng đến giá trị văn hoá di sản vật thể, di sản phi vật thể. Trong phát triển sản phẩm du lịch xanh rõ ràng phải gắn với bảo tồn, gìn giữ, tạo điều kiện cho người dân hoạt động trong lĩnh vực nghề truyền thống mở rộng, đầu tư, từ đó các làng nghề sẽ có điều kiện phát triển tốt hơn.

Xin trân trọng cảm ơn ông!

Xuân Hoài - Nguyễn Tuấn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thừa Thiên Huế

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

TP. Hồ Chí Minh đối thoại gỡ khó vay vốn giữa ngân hàng và doanh nghiệp xuất khẩu

TP. Hồ Chí Minh đối thoại gỡ khó vay vốn giữa ngân hàng và doanh nghiệp xuất khẩu

Hàng chục câu hỏi của doanh nghiệp xuất khẩu liên quan đến chính sách, tiếp cận vốn vay, lãi suất, ngoại tệ, thủ tục tiếp cận vốn… đã được giải đáp.
TP. Hồ Chí Minh: Tháng 10, sản xuất công nghiệp tiếp đà tăng trưởng

TP. Hồ Chí Minh: Tháng 10, sản xuất công nghiệp tiếp đà tăng trưởng

Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh tiếp tục phục hồi và duy trì đà tăng trưởng tích cực, ước tính IIP tháng 10 tăng 8,9% so cùng kỳ.
Quảng Ninh: Kết nối sản phẩm OCOP với phát triển du lịch

Quảng Ninh: Kết nối sản phẩm OCOP với phát triển du lịch

Mỗi sản phẩm OCOP đều là “sứ giả văn hóa” của từng địa phương và đã trở thành một trong những kênh quảng bá hiệu quả nhất cho du lịch Quảng Ninh.
Bình Dương: Vinh danh 41 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024

Bình Dương: Vinh danh 41 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024

Việc công nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của tỉnh Bình Dương không chỉ khẳng định giá trị mà còn là "bệ đỡ" để sản phẩm khẳng định thương hiệu.
Chính sách hiệu quả góp phần thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số Quảng Ninh

Chính sách hiệu quả góp phần thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số Quảng Ninh

Những năm qua, Quảng Ninh đã dành nhiều sự quan tâm, thông qua các chính sách đã hỗ trợ thiết thực bà con dân tộc thiểu số.

Tin cùng chuyên mục

Người dân Quảng Ninh hưởng lợi từ rừng nhờ các chính sách ưu đãi

Người dân Quảng Ninh hưởng lợi từ rừng nhờ các chính sách ưu đãi

Với những chính sách hỗ trợ của Quảng Ninh, sự vào cuộc của người dân, nguồn lợi từ phát triển rừng đã giúp nhiều hộ gia đình vươn lên, có kinh tế khá giả.
Công bố danh mục dự án thu hút đầu tư vào Khu Công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh

Công bố danh mục dự án thu hút đầu tư vào Khu Công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh

UBND TP. Hồ Chí Minh vừa ban hành danh mục dự án thu hút đầu từ vào Khu Công nghệ cao trong giai đoạn 2024 -2030.
Livestream bán hàng - ‘cánh tay nối dài’ giúp sản phẩm OCOP Quảng Ninh vươn xa

Livestream bán hàng - ‘cánh tay nối dài’ giúp sản phẩm OCOP Quảng Ninh vươn xa

Nhiều doanh nghiệp, hộ kinh doanh trên địa bàn Quảng Ninh đang đẩy mạnh hoạt động livestream, quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP đến người tiêu dùng.
Bàn giải pháp nâng cao năng lực chế biến và xuất khẩu gạo ở Tiền Giang

Bàn giải pháp nâng cao năng lực chế biến và xuất khẩu gạo ở Tiền Giang

Tiền Giang có nhiều doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu gạo quy mô lớn, song năng lực chưa tương xứng tiềm năng, cần hỗ trợ từ nhiều phía để phát triển bền vững.
TP. Hạ Long (Quảng Ninh): Tiến gần hơn đến hiện thực hóa cảng cá Hòn Gai

TP. Hạ Long (Quảng Ninh): Tiến gần hơn đến hiện thực hóa cảng cá Hòn Gai

Quảng Ninh đang tập trung triển khai các thủ tục theo quy định để sớm khởi động Dự án Cảng cá Hòn Gai kết hợp khu neo đậu tránh trú bão và khu hậu cần nghề cá.
Lai Châu: Huyện Mường Tè đối thoại với doanh nghiệp, hợp tác xã

Lai Châu: Huyện Mường Tè đối thoại với doanh nghiệp, hợp tác xã

Chiều ngày 28/10, UBND huyện Mường Tè (Lai Châu) tổ chức Hội nghị gặp mặt, đối thoại với doanh nghiệp, hợp tác xã năm 2024.
Tuyên Quang: Đẩy mạnh khôi phục sản xuất, kinh doanh, phục hồi kinh tế sau thiên tai

Tuyên Quang: Đẩy mạnh khôi phục sản xuất, kinh doanh, phục hồi kinh tế sau thiên tai

Vượt qua mọi khó khăn thách thức do chịu thiệt hại nặng nề do thiên tai, tỉnh Tuyên Quang phấn đấu giá trị sản xuất công nghiệp năm 2024 ước đạt 23.730 tỷ đồng.
Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Tại huyện Mộc Châu, Lễ hội Púng Hiéng được các dòng họ luân phiên tổ chức định kỳ 3-4 năm/lần, trong thời gian 4-6 ngày vào dịp Tết Nguyên đán.
Quảng Ninh: Các hộ dân được giao trên 6.000 ha mặt biển để khôi phục nuôi trồng thủy sản

Quảng Ninh: Các hộ dân được giao trên 6.000 ha mặt biển để khôi phục nuôi trồng thủy sản

Sau khi hứng chịu những thiệt hại nặng nề do bão Yagi gây ra, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh đang nỗ lực khôi phục sản xuất, nuôi trồng thủy sản.
Khởi công dự án chỉnh trang bãi biển đẹp nhất TP. Vũng Tàu

Khởi công dự án chỉnh trang bãi biển đẹp nhất TP. Vũng Tàu

Dự án Chỉnh trang trục đường Thùy Vân, TP. Vũng Tàu có quy mô hơn 19 ha, tổng mức đầu tư 1.094 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành trước 30/4/2025.
Du lịch xanh Quảng Ninh: Hài hòa giữa phát triển và bảo vệ môi trường

Du lịch xanh Quảng Ninh: Hài hòa giữa phát triển và bảo vệ môi trường

Tỉnh Quảng Ninh triển khai nhiều giải pháp nhằm chuyển đổi phương thức phát triển du lịch từ "nâu" sang "xanh", gắn với bảo vệ tài nguyên, môi trường.
Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Giai đoạn năm 2022-2025, huyện Mường La - tỉnh Sơn La có 1.542 hộ được phê duyệt đầu tư cấp điện với tổng mức đầu tư hơn 33,2 tỷ đồng.
Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Năm 2024, huyện Mộc Châu được phân bổ trên 66,4 tỷ đồng từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
Thương mại điện tử:

Thương mại điện tử: 'Đòn bẩy' phát triển sản phẩm OCOP Quảng Ninh

Nhiều sản phẩm OCOP Quảng Ninh đã lên sàn thương mại điện tử giúp các doanh nghiệp bán hàng có thể tiếp cận và giữ chân khách hàng hiệu quả.
An Giang: Tổng thu nội địa 10 tháng năm 2024 ước đạt gần 6.500 tỷ đồng

An Giang: Tổng thu nội địa 10 tháng năm 2024 ước đạt gần 6.500 tỷ đồng

Theo Cục Thuế tỉnh An Giang, tổng thu nội địa 10 tháng năm 2024 ước đạt gần 6.500 tỷ đồng, bằng 94% dự toán của năm, bằng 109% so cùng kỳ năm 2023.
Phú Thọ: Điều chỉnh chủ trương đầu tư 2 dự án ‘khủng’ trong khu, cụm công nghiệp

Phú Thọ: Điều chỉnh chủ trương đầu tư 2 dự án ‘khủng’ trong khu, cụm công nghiệp

UBND tỉnh Phú Thọ điều chỉnh chủ trương đầu tư 2 dự án trong Khu công nghiệp Cẩm Khê và Cụm công nghiệp Tử Đà - An Đạo.
Khai mạc Tuần lễ giới thiệu các sản phẩm OCOP, đặc trưng của Bà Rịa-Vũng Tàu tại TP. Hồ Chí Minh

Khai mạc Tuần lễ giới thiệu các sản phẩm OCOP, đặc trưng của Bà Rịa-Vũng Tàu tại TP. Hồ Chí Minh

Sự kiện nhằm giới thiệu, xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP, đặc trưng của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến người tiêu dùng TP. Hồ Chí Minh.
TP. Hồ Chí Minh triển khai các nhiệm vụ tái cơ cấu ngành Công Thương

TP. Hồ Chí Minh triển khai các nhiệm vụ tái cơ cấu ngành Công Thương

UBND TP. Hồ Chí Minh ban hành kế hoạch triển khai các nhiệm vụ tái cơ cấu ngành Công Thương giai đoạn đến năm 2030.
Định hướng đến 2045, Tân Phú thành trung tâm dịch vụ, logistics phía Tây TP. Hồ Chí Minh

Định hướng đến 2045, Tân Phú thành trung tâm dịch vụ, logistics phía Tây TP. Hồ Chí Minh

Định hướng phát triển đến năm 2030, tầm nhìn 2045, quận Tân Phú trở thành đô thị thông minh, trung tâm dịch vụ, logistics của khu vực phía Tây TP. Hồ Chí Minh.
Hà Nội: Khởi sắc ngành công nghiệp Thủ đô

Hà Nội: Khởi sắc ngành công nghiệp Thủ đô

Từ đầu năm đến nay, hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn Hà Nội nhiều khởi sắc, các doanh nghiệp Thủ đô đang tăng tốc về đích đặt ra cho năm nay.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động