Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Tăng cường chuỗi liên kết, tạo bước "nhảy vọt" cho ngành dệt may, da giày phát triển bền vững

Đó là một trong những giải pháp được Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) - ông Vũ Đức Giang - thông tin tại Hội thảo quốc tế ngành dệt may - da giày Việt Nam tổng kết 1 năm sau Covid-19 và phát triển bền vững diễn ra sáng 11/12, tại Hà Nội.

Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Vũ Đức Giang cho hay, trong bối cảnh khó khăn chung do dịch Covid-19, ngành dệt may Việt Nam vẫn đạt được sản lượng xuất khẩu cao, kim ngạch xuất khẩu của ngành ước đạt 35,27 tỷ USD, khả năng liên kết đã tốt hơn. Điều này sẽ tạo cơ hội cho ngành dệt may, da giày có bước "nhảy vọt" trong những năm tới.

"Năm 2020, mặc dù không đạt được mục tiêu đề ra đầu năm là xuất khẩu đạt 42 tỉ USD, kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường đều giảm, tuy nhiên, thị phần dệt may của Việt Nam trong năm qua cũng có những thay đổi. Việt Nam là nước xuất khẩu dệt may đứng thứ 2 sang Hoa Kỳ (11,80% thị phần), đứng thứ 6 xuất khẩu sang châu Âu, thứ 2 xuất khẩu sang Nhật Bản và Hàn Quốc. Đặc biệt, Việt Nam cũng trở thành nước xuất khẩu lớn nhất sang Trung Quốc với thị phần 19,1%" - ông Vũ Đức Giang thông tin.

Tăng cường chuỗi liên kết, tạo bước "nhảy vọt" cho ngành dệt may phát triển bền vững
Ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam - phát biểu tại hội thảo

Báo cáo chi tiết về ảnh hưởng của dịch Covid-19 tác động tới doanh nghiệp dệt may và da giày trong năm qua, bà Đỗ Quỳnh Chi, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu quan hệ lao động - thông tin, có tới 94,2% doanh nghiệp da giày, 87,1% doanh nghiệp dệt may bị giảm đơn hàng, 84,5% doanh nghiệp da giày, 53,5% doanh nghiệp dệt may bị khách hoãn hủy đơn và 74,8 doanh nghiệp da giày, 22,9% doanh nghiệp dệt may không xuất khẩu được.

"Trước những tác động của dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp đã thay đổi chiến lược về phát triển sản phẩm và tìm khách hàng mới. Xu hướng ngắn hạn và trung hạn là đa dạng hóa khách hàng, thị trường và sản phẩm là cứu cánh cho các doanh nghiệp dệt may duy trì sản xuất. Còn doanh nghiệp da giày xu hướng giảm gia công, đa dạng hóa khách hàng. Còn dài hạn là xu hướng công nghệ xanh mạnh mẽ và tiếp tục tự động hóa”, bà Chi cho biết.

Một điểm đặc biệt mà khảo sát doanh nghiệp được bà Chi chỉ ra, dịch Covid-19 đã khiến cho các doanh nghiệp tăng mạnh nhu cầu liên kết với các doanh nghiệp khác tại Việt Nam. Cụ thể, nhu cầu liên kết giữa các doanh nghiệp trong Covid-19 gồm: Liên kết để mua bán nguyên vật liệu trong nước để thay thế nguồn cung nhập khẩu bị gián đoạn hoặc có giá thành cao hơn; liên kết để chia sẻ đơn hàng, đặc biệt giữa các công ty lớn và các công ty vừa và nhỏ; liên kết để học hỏi kinh nghiệm của nhau như công nghệ, máy móc, thực hiện các tiêu chuẩn môi trường (như xử lý nước thải, dùng năng lượng mặt trời...) và các vấn đề khác.

Cũng theo ông Vũ Đức Giang, ngoài động lực từ Covid-19, việc phải đáp ứng các tiêu chuẩn về nguồn gốc xuất xứ cũng đang thúc đẩy các nhà máy và cả nhãn hàng tăng cường mua bán nguyên vật liệu trong nước. Công ty Sợi Phú Bài đã thúc đẩy việc bán sợi cho nhiều doanh nghiệp FDI trong nước trong thời gian dịch. Nhiều nhà máy may cho biết, họ đã và đang thuyết phục nhãn hàng sử dụng vải và nguyên phụ liệu trong nước thay vì nhập khẩu hoàn toàn như trước đây để tận dụng được ưu đãi thuế quan qua Hiệp định CPTPP và EVFTA.

Khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu quan hệ lao động cho thấy, 46,6% doanh nghiệp đã thực hiện việc liên kết với doanh nghiệp khác và 39,5% dự định thực hiện việc liên kết trong thời gian 1-3 năm tới.

Tuy nhiên, hiện nay, các doanh nghiệp đa phần thiếu các kênh thông tin và cơ chế hỗ trợ để liên kết. Ví dụ, hiện chưa có một cổng thông tin toàn diện về ngành dệt may và giày dép - túi xách ở Việt Nam cho phép các doanh nghiệp có thể tìm kiếm các đối tác hợp tác hiệu quả. Do đó, đa phần là “tự thân vận động” bằng cách tìm hiểu qua truyền miệng hoặc quan hệ cá nhân. Cách làm hiện tại rất hạn chế về thông tin.

Tăng cường chuỗi liên kết, tạo bước "nhảy vọt" cho ngành dệt may phát triển bền vững

Theo ông Nguyễn Văn Thời, Chủ tịch Công ty Cổ phần Đầu tư và thương mại TNG, khi dịch Covid-19 xảy ra, việc đứt gãy nguyên phụ liệu từ nước ngoài khiến doanh nghiệp gặp khó, buộc doanh nghiệp phải tìm kiếm nguồn cung từ các nhà cung ứng trong nước. Chính Covid-19 đã kéo doanh nghiệp trong nước “lại gần” nhau hơn, kết nối tốt hơn.

Để kéo đơn hàng, cộng đồng doanh nghiệp phải xây dựng liên kết chuỗi chặt chẽ, chia sẻ thông tin, giải pháp công nghệ, quản trị, đặc biệt là chia sẻ về những đơn hàng trong bối cảnh Covid-19. "Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp gặp khó nhưng nhiều doanh nghiệp nhận đơn hàng rất lớn. Hiệp hội đã tốt việc kết nối và san sẻ đơn hàng tăng khả năng xuất khẩu cho doanh nghiệp", ông Giang cho hay.

Dự báo về khả năng khôi phục của ngành dệt may - da giày, theo Vitas, nhu cầu của châu Âu và Hoa Kỳ trong năm 2020 giảm lần lượt là 45% và 40% với hàng may mặc, giảm 27% và 21% với giày dép. Cho tới thời điểm quý 4/2020, đại dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp tại Hoa Kỳ và châu Âu, khiến cho thời điểm hồi phục của ngành thời trang về mức trước khi đại dịch được dự đoán là cuối năm 2022, đầu năm 2023.

Ông Nguyễn Văn Thời cho biết thêm, nhu cầu thế giới có sụt giảm trong năm tới, nhưng sẽ không nhiều lắm. Rõ ràng thị trường chúng ta có, nhưng quan trọng chúng ta có cạnh tranh được với các nước như Ấn Độ, Trung Quốc... hay không.

“Chúng tôi hoàn toàn có đủ tự tin, về nguyên liệu, công ty đã làm với các nhãn hàng lớn, đã ký đơn hàng đến tháng 6/2021, đặt tiền mua nguyên liệu từ các nhà cung cấp. Về cơ bản, những doanh nghiệp lớn, có công nghệ, quản trị sẽ không gặp nhiều khó khăn. Năm 2021 vẫn sẽ chưa hết khó, nhưng 2022-2023 sẽ bật lên rất mạnh” - ông Nguyễn Văn Thời nhận định.

Cũng theo chia sẻ của ông Vũ Đức Giang, có tới gần một nửa nhãn hàng thời trang cho biết sẽ tăng mua từ Việt Nam sau Covid-19, một phần do chiến lược đa dạng hóa chuỗi cung ứng và một phần do các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam vừa tham gia. Số còn lại cân nhắc về việc thiếu nguyên phụ liệu khiến các nhãn hàng từ châu Âu và khối CPTPP không được hưởng ưu đãi thuế qua Hiệp định EVFTA và CPTPP.

Theo dự báo của ông Giang, trong những năm tới, ngành dệt may, da giày sẽ tiếp tục gặp nhiều khó khăn do dư âm của đại dịch. Để ngành dệt may, da giày vững bước vượt qua thách thức, hiệp hội đã đề ra các kịch bản và tăng cường nhiều giải pháp hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp tăng khả năng sản xuất và thích ứng với các thị trường xuất khẩu. "Chúng ta sẽ vượt khó 2021, 2022, thậm chí 2023. Dự báo, cuối quý III/2023 nếu Covid-19 kiểm soát được thì ngành dệt may, da giày sẽ về lại được trạng thái bình thường của năm 2019" - ông Vũ Đức Giang nhấn mạnh.

Đỗ Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Da giày

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Cách nào phát triển thời trang Việt?

Cách nào phát triển thời trang Việt?

Phụ thuộc vào nguồn nguyên phụ liệu nhập khẩu là một trong những trở ngại lớn khiến ngành thời trang của Việt Nam chưa phát triển mạnh.
Triển lãm máy móc, nguyên phụ liệu dệt may, in thêu sẽ diễn ra vào tháng 11/2024

Triển lãm máy móc, nguyên phụ liệu dệt may, in thêu sẽ diễn ra vào tháng 11/2024

Triển lãm quốc tế thiết bị, công nghệ in thêu, sản phẩm và nguyên phụ liệu dệt may sẽ diễn ra từ ngày 27- 29/11/2024, tại TP. Hồ Chí Minh.
Doanh nghiệp công nghiệp nỗ lực phục hồi sản xuất sau bão

Doanh nghiệp công nghiệp nỗ lực phục hồi sản xuất sau bão

Sau bão, các doanh nghiệp, nhà máy sản xuất công nghiệp tại một số địa phương đã hoạt động ổn định trở lại, nguồn nguyên liệu đảm bảo cung cấp liên tục.
Cùng tháo gỡ khó khăn trong phát triển các khu công nghiệp, khu kinh tế

Cùng tháo gỡ khó khăn trong phát triển các khu công nghiệp, khu kinh tế

Sự kiện được tổ chức nhằm trao đổi kinh nghiệm, tìm giải pháp phát triển, quản lý các khu kinh tế, khu công nghiệp các tỉnh, thành phía Bắc.
Triển lãm NEPCON Việt Nam 2024: Quy tụ gần 300 thương hiệu điện tử hàng đầu

Triển lãm NEPCON Việt Nam 2024: Quy tụ gần 300 thương hiệu điện tử hàng đầu

Sáng ngày 11/9, Triển lãm Điện tử quốc tế (NEPCON Việt Nam 2024) đã khai mạc tại Hà Nội. Sự kiện quy tụ gần 300 thương hiệu điện tử hàng đầu từ 20 quốc gia.

Tin cùng chuyên mục

Lâm Đồng: Nhiều chỉ tiêu ngành Công Thương dự ước đều đạt theo kế hoạch được giao

Lâm Đồng: Nhiều chỉ tiêu ngành Công Thương dự ước đều đạt theo kế hoạch được giao

Sở Công Thương tỉnh Lâm Đồng báo cáo, nhiều chỉ tiêu của ngành Công Thương dự ước đều đạt theo kế hoạch được giao trong 8 tháng năm 2024.
Tình hình sản xuất công nghiệp, đầu tư 8 tháng năm 2024

Tình hình sản xuất công nghiệp, đầu tư 8 tháng năm 2024

Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp (IIP) tháng 8/2024 ước tính tăng 2,0% so với tháng trước và tăng 9,5% so với cùng kỳ năm trước.
Vĩnh Phúc: Sản xuất công nghiệp phục hồi và duy trì tăng trưởng tích cực

Vĩnh Phúc: Sản xuất công nghiệp phục hồi và duy trì tăng trưởng tích cực

Sản xuất công nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc có sự phục hồi và duy trì đà tăng trưởng tích cực, chỉ số ngành công nghiệp ghi nhận chuỗi tăng 6 tháng liên tiếp.
Lào Cai: Sản xuất công nghiệp, xuất nhập khẩu tăng nhẹ trong 8 tháng đầu năm

Lào Cai: Sản xuất công nghiệp, xuất nhập khẩu tăng nhẹ trong 8 tháng đầu năm

Giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của tỉnh Lào Cai tháng 8 năm 2024 ước đạt 4.138 tỷ đồng; xuất nhập khẩu đạt 2.271,63 triệu USD...
Cục Công Thương địa phương: Đổi mới, sáng tạo triển khai nhiệm vụ trong bối cảnh mới

Cục Công Thương địa phương: Đổi mới, sáng tạo triển khai nhiệm vụ trong bối cảnh mới

Cục Công Thương địa phương là đơn vị thuộc Bộ Công Thương có chức năng tham mưu cho lãnh đạo Bộ trong nhiều lĩnh vực, như khuyến công, cụm công nghiệp...
Triển lãm FBC ASEAN 2024: Mở rộng cơ hội hợp tác cho doanh nghiệp ngành chế tạo Việt Nam

Triển lãm FBC ASEAN 2024: Mở rộng cơ hội hợp tác cho doanh nghiệp ngành chế tạo Việt Nam

Diễn ra từ ngày 18/9-20/9 tại Hà Nội, triển lãm FBC ASEAN 2024 sẽ là một cơ hội quan trọng để các doanh nghiệp chế tạo Việt Nam kết nối với các đối tác quốc tế.
Hỗ trợ cơ sở công nghiệp nông thôn chuyển đổi số

Hỗ trợ cơ sở công nghiệp nông thôn chuyển đổi số

Tại Nghệ An diễn ra hội thảo hướng đến nâng cao năng lực quản lý, tiết kiệm chi phí trong sản xuất, ứng dụng chuyển đổi số cho các cơ sở công nghiệp nông thôn.
8 tháng chỉ số sản xuất công nghiệp cả nước ước tăng 8,6%

8 tháng chỉ số sản xuất công nghiệp cả nước ước tăng 8,6%

Sản xuất công nghiệp tháng 8 tiếp tục tăng trưởng tích cực, tính chung 8 tháng năm 2024, chỉ số sản xuất ngành công nghiệp ước tăng 8,6% so với cùng kỳ.
Hội thảo lấy ý kiến dự thảo về khuyến công tại Long An nhận được nhiều ý kiến hay

Hội thảo lấy ý kiến dự thảo về khuyến công tại Long An nhận được nhiều ý kiến hay

Hội thảo đã nhận được 15 ý kiến, trong đó 8 ý kiến của Sở Công Thương các tỉnh, 3 ý kiến của doanh nghiệp và 5 ý kiến của Trung tâm khuyến công.
Sản xuất công nghiệp của Nam Định “chạy nước rút”

Sản xuất công nghiệp của Nam Định “chạy nước rút”

Với những dự án lớn đã hoàn thành và đi vào sản xuất hứa hẹn giúp sản xuất công nghiệp của Nam Định “chạy nước rút” và về đích thành công trong năm 2024.
Cục Công Thương địa phương tổ chức đoàn tham gia Mega Show Part 1

Cục Công Thương địa phương tổ chức đoàn tham gia Mega Show Part 1

Thực hiện nhiệm vụ khuyến công quốc gia, Cục Công Thương địa phương sẽ tổ chức đoàn cơ sở công nghiệp nông thôn Việt Nam tham gia Mega Show Part 1.
Sản xuất công nghiệp 8 tháng của Nam Định đạt đỉnh mới so với cùng kỳ 5 năm

Sản xuất công nghiệp 8 tháng của Nam Định đạt đỉnh mới so với cùng kỳ 5 năm

8 tháng năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của Nam Định tăng 14,34% so với cùng kỳ năm trước, cũng là mức tăng cao nhất từ năm 2019 đến nay.
Tháng 8/2024: PMI trên ngưỡng 50 điểm, lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới tăng

Tháng 8/2024: PMI trên ngưỡng 50 điểm, lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới tăng

Ngành sản xuất Việt Nam đạt 52,4 điểm trong tháng 8, giảm so với mức 54,7 điểm trong tháng 7 nhưng vẫn cho thấy sự cải thiện mạnh mẽ.
Bước tiến mới trong chuỗi cung ứng hàng không của Việt Nam

Bước tiến mới trong chuỗi cung ứng hàng không của Việt Nam

Chuỗi cung ứng hàng không của Việt Nam vừa có một bước tiến đột phá với dự án sản xuất cửa thoát hiểm trên cánh cho A321neo.
Bộ Công Thương đề xuất cắt giảm nhiều thủ tục hành chính liên quan lĩnh vực vật liệu nổ công nghiệp

Bộ Công Thương đề xuất cắt giảm nhiều thủ tục hành chính liên quan lĩnh vực vật liệu nổ công nghiệp

Trong văn bản gửi Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan, Bộ Công Thương đưa ra phương án cắt giảm 4 thủ tục hành chính trong lĩnh vực vật liệu nổ.
Bộ Công Thương dự kiến cắt giảm, đơn giản hoá nhiều thủ tục hành chính lĩnh vực công nghiệp nhẹ

Bộ Công Thương dự kiến cắt giảm, đơn giản hoá nhiều thủ tục hành chính lĩnh vực công nghiệp nhẹ

Trong năm 2025, Bộ Công Thương dự kiến cắt giảm, đơn giản hoá 5 điều kiện, 11 thủ tục hành chính trong lĩnh vực công nghiệp nhẹ.
Luật Hóa chất (sửa đổi) đủ điều kiện trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8

Luật Hóa chất (sửa đổi) đủ điều kiện trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8

Hồ sơ dự án Luật Hóa chất (sửa đổi) cơ bản đã đủ điều kiện để trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2024).
Chính thức giảm lệ phí trước bạ cho ô tô sản xuất trong nước từ tháng 9

Chính thức giảm lệ phí trước bạ cho ô tô sản xuất trong nước từ tháng 9

Thời hạn giảm lệ phí trước bạ cho ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước kéo dài trong 3 tháng, được bắt đầu từ ngày 1/9-30/11.
Hộ kinh doanh đông trùng hạ thảo Cao nguyên Sìn Hồ: Mở rộng sản xuất nhờ khuyến công

Hộ kinh doanh đông trùng hạ thảo Cao nguyên Sìn Hồ: Mở rộng sản xuất nhờ khuyến công

Sự hỗ trợ kịp thời từ nguồn kinh phí khuyến công quốc gia đã giúp Hộ kinh doanh đông trùng hạ thảo Cao nguyên Sìn Hồ tăng năng suất, chất lượng sản phẩm.
Làm gì để mục tiêu xanh hóa ngành ô tô ‘cán đích’?

Làm gì để mục tiêu xanh hóa ngành ô tô ‘cán đích’?

Tìm kiếm nguồn lực tài chính, con người và khoa học công nghệ... là những giải pháp quan trọng để mục tiêu 'xanh hóa' ngành ô tô của Việt Nam 'cán đích'.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động