Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ ba 26/11/2024 02:24

Tăng kết nối, "chìa khóa" để công nghiệp hỗ trợ bứt phá

Theo thống kê của Bộ Công Thương, cả nước mới có khoảng 5.000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ.

Đạt doanh thu hơn 1.000 tỷ đồng mỗi năm, nhưng đến nay, Công ty CP Thiết bị điện MBT - chuyên sản xuất máy biến áp tại Việt Nam lại không thể tìm được nguồn cung ứng linh kiện, thiết bị phụ trợ trong nước, dù chỉ là con ốc vít. Hoàn toàn nguyên liệu chính của doanh nghiệp đều phải nhập khẩu từ nước ngoài. Đây là tình trạng không chỉ doanh nghiệp này gặp phải mà cũng là thực tế yếu kém của ngành công nghiệp hỗ trợ trong nước.

* Mỏi mắt tìm nhà cung ứng

Tìm hiểu thực tế tại Nhà máy sản xuất máy biến áp của Công ty CP Thiết bị điện MBT (điểm công nghiệp Sông Cùng, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội), chúng tôi mới thấy sự đầu tư bài bản của doanh nghiệp này. Trong không gian sản xuất 20.000 m2, các dây chuyền sản xuất tự động, từ gập sóng, hàn kín, hút chân không, máy quấn cao thế, máy quấn hạ thế, máy cắt lõi Unicore, máy đột dập Amada, máy cắt laser và phòng thử nghiệm độc lập… được bố trí gọn gàng, ngăn nắp. Mỗi dây chuyền chỉ cần 1-2 người vận hành.

Ông Trần Văn Nam, Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty này cho biết, công ty đã rất mạnh tay đầu tư 15 triệu USD vào máy móc, quy mô sản xuất. Toàn bộ thiết bị dùng công nghệ Italy, Đức, Nhật… Nhờ đó, từ việc chỉ sản xuất 1.000 máy biến áp/năm, năng suất và chất lượng sản phẩm được cải thiện, sản lượng bán ra tăng mạnh lên khoảng 3.000 sản phẩm.

So với các doanh nghiệp nhỏ, sự đầu tư và doanh thu mỗi năm của MBT có thể nói là “khủng”, thế nhưng việc tìm kiếm nguồn nguyên liệu, linh kiện trong nước để giảm chi phí sản xuất lại không hề dễ dàng.

Ông Lê Lam, Phó Tổng giám đốc phụ trách sản xuất của MBT cho hay: “Chúng tôi liên tục tìm kiếm các nhà cung ứng trong nước, từ các kênh hội chợ, trên mạng, các trung tâm thông tin của bộ ngành, qua nhiều đơn vị giới thiệu, nhưng đều không có đơn vị nào đáp ứng được yêu cầu về chất lượng. Giá 1 con ốc mà doanh nghiệp Việt Nam sản xuất chỉ có 1.000 đồng, nhưng chúng tôi vẫn phải trả 30.000 – 40.000 đồng để nhập khẩu. Doanh nghiệp phải chấp nhận để sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế. Khâu thử nghiệm của MBT rất khắt khe, mọi chi tiết đều được kiểm nghiệm bằng hệ thống thử nghiệm đạt chuẩn quốc tế”.

Chính điều này đã khiến cho MBT phải phụ thuộc nguồn nguyên phụ liệu nhập khẩu, giảm lợi nhuận và thời gian giao hàng với đối tác. “Chúng tôi rất cần sự hỗ trợ của các cấp ngành, đặc biệt là các hiệp hội trong vai trò quy tụ các doanh nghiệp từ nhiều lĩnh vực, làm đầu mối kết nối nhu cầu giữa các doanh nghiệp, tạo điều kiện hợp tác tăng năng lực sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm để mở ra nhiều bạn hàng mới đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm”, ông Lê Lam nói.

Theo ông Nguyễn Vân, Phó chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Hà Nội (Hansiba), trước đây, thị trường máy biến áp toàn các “ông lớn” nước ngoài. Bởi thực tế, doanh nghiệp Việt e ngại đầu tư lớn, nhất là lĩnh vực cần sự chính xác cao. Vì thế, việc MBT đầu tư lớn như vậy không chỉ giúp nâng tầm ngành cơ khí chế tạo trong nước mà còn giúp thị trường nội thêm cạnh tranh và đặc biệt khách hàng được lợi.

Tuy nhiên, cần nhìn nhận vào thực tế là ngành công nghiệp hỗ trợ trong nước vẫn còn yếu kém, khi có số lượng doanh nghiệp vừa ít, lại vừa yếu, đại diện Hansiba cho hay.

Theo thống kê của Bộ Công Thương, đến nay, dù có nhiều chính sách đã được ban hành nhưng cả nước mới có khoảng 5.000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ. Con số này tương ứng 4,5% tổng số doanh nghiệp hoạt động trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ở Việt Nam hiện nay. Đây là con số đáng báo động khi so sánh với cộng đồng doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ đang hoạt động rất hiệu quả tại nhiều quốc gia thuộc khối ASEAN. Còn so với khu vực châu Á và thế giới, tỷ lệ doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam lại càng nhỏ bé.

* Sợi dây kết nối doanh nghiệp

Hà Nội đã hình thành một số khu công nghiệp chuyên sâu về công nghiệp hỗ trợ. Ảnh minh họa: TTXVN

Từ câu chuyện của MBT, không khó để hiểu vì sao doanh nghiệp Việt lại khó chen chân vào chuỗi cung ứng toàn cầu, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (FDI) đến vậy. Bởi với doanh nghiệp trong nước, họ cũng còn đang “đỏ mắt” tìm nhà cung ứng nội địa.

Cùng với Quy hoạch Điện VIII giai đoạn 2021 - 2030 sẽ được triển khai, các dự án giao thông, cảng hàng không, đô thị, cầu đường…, thị trường cho ngành công nghiệp hỗ trợ, chế tạo trong nước có thể lên đến hàng trăm tỷ USD.

Cơ hội là thế song ngành công nghiệp hỗ trợ trong nước có thể có được bao nhiêu thị phần? Theo các chuyên gia, điều này phụ thuộc nhiều vào sự kết nối của các doanh nghiệp trong nước. Ông Đào Phan Long, đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam ví von, doanh nghiệp ngành cơ khí, chế tạo Việt Nam với quy mô nhỏ, năng lực hạn chế như những chiếc đũa mỏng manh, nếu đứng một mình sẽ rất dễ bị bẻ gãy. Nhưng nếu họ biết tìm kiếm hợp tác với nhau, tạo thành những bó đũa lớn, sản xuất giảm giá thành, nâng sức cạnh tranh sẽ tạo ra sức mạnh lớn hơn, có thể sẵn sàng tiếp nhận các đơn hàng lớn. Điều này có trách nhiệm không nhỏ của các hiệp hội ngành hàng. Đương nhiên, bên cạnh đó không thể thiếu bàn tay “bà đỡ” với các chính sách hỗ trợ và kết nối của nhà nước, các bộ, ngành liên quan.

Theo chia sẻ của ông Nguyễn Vân, Phó chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Hà Nội (Hansiba), những công ty như MBT còn nhiều dư địa phát triển nếu các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam có thể kết nối được với nhau để cung cấp nguyên liệu, nhân lực.

“Hiện không ít doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ nhỏ và vừa đã đẩy mạnh đầu tư công nghệ, thiết bị để đáp ứng tiêu chuẩn ngày càng cao. Vấn đề là các doanh nghiệp này chưa kết nối được với nhau nên cần sự hỗ trợ, kết nối”, ông Nguyễn Vân nói.

Doanh nghiệp trong nội khối Hà Nội có thể liên kết với nhau để tạo ra thị trường lưu thông hàng hóa trị giá hàng nghìn tỷ đồng. Cao hơn nữa là việc các doanh nghiệp trong ngành sử dụng công nghệ, nguồn lực thông qua hợp tác, mà không thể tính bằng tiền. Do vậy, cần có sự gắn kết giữa các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp hỗ trợ với nhau. Chỉ riêng Hà Nội cũng đã là thị trường rất lớn và đầy tiềm năng cho các doanh nghiệp ngành này, ông Nguyễn Vân chia sẻ.

Vị đại diện Hansiba cũng khẳng định, phát triển và hỗ trợ các doanh nghiệp hội viên trong hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh, kết nối tiêu thụ sản phẩm và nâng cao nguồn nhân lực là một trong những mục tiêu trọng tâm của hiệp hội trong năm 2023.

“Hiệp hội có trách nhiệm nỗ lực giúp cho doanh nghiệp cùng phát triển bằng việc kết nối các doanh nghiệp trong hội có được bạn hàng trong nước và quốc tế; giúp họ hiểu rõ năng lực cũng như nhu cầu của mỗi hội viên trong từng lĩnh vực để kết nối và hỗ trợ các doanh nghiệp về nguồn vốn, chính sách đất đai, vật tư thiết bị đầu vào, xúc tiến thương mại tiêu thụ sản phẩm và hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng từng bước đẩy mạnh hoạt động công nghiệp hỗ trợ của Hà Nội cũng như cả nước”, ông Vân cho biết.

Các chương trình của Hiệp hội này hiện đã kết nối hàng trăm doanh nghiệp Nhật Bản và Việt Nam tham gia hợp tác phát triển sản xuất ngành công nghiệp hỗ trợ tại Khu công nghiệp hỗ trợ Nam Hà Nội (khu công nghiệp chuyên sâu cho ngành công nghiệp hỗ trợ). Gần đây nhất, có thể kể đến như Công ty Onaga đã chính thức triển khai đầu tư tại KCN Hanssip nhằm cụ thể hoá thỏa thuận hợp tác giữa Tập đoàn N&G. Bước đầu, các đơn vị này sẽ hợp tác chuyển giao, tư vấn công nghệ và quản trị, cung ứng linh kiện xuất khẩu đến các doanh nghiệp châu Âu, Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc… cho hàng chục doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn Thủ đô./.

Theo Bnews
Bài viết cùng chủ đề: Công nghiệp hỗ trợ

Tin cùng chuyên mục

Khai giảng khóa đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế và sản xuất khuôn mẫu tại Hàn Quốc

Tăng liên kết giữa FDI và doanh nghiệp nội địa để phát triển công nghiệp hỗ trợ

Hà Nội: Phát triển công nghiệp hỗ trợ, cần trợ lực hơn về chính sách

Bộ Công Thương và Samsung Electronics Việt Nam tổng kết khóa đào tạo kỹ sư khuôn mẫu tại Hàn Quốc

Nhiều tập đoàn nước ngoài muốn tăng tỷ lệ nội địa hoá tại Việt Nam

Công nghiệp hỗ trợ điện tử: Làm gì để đẩy mạnh xuất khẩu?

Bình Định: Phát triển công nghiệp hỗ trợ theo chiều sâu

Dự án hỗ trợ nhà cung cấp thuần Việt năm thứ 3 của Toyota ghi nhận thành quả bước đầu

Viện Nghiên cứu Cơ khí: Tích cực tham gia công nghiệp hỗ trợ sản xuất ô tô

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các trung tâm hỗ trợ phát triển công nghiệp

Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Thay vì ‘than vãn’ hãy tìm phương pháp

Công nghiệp hỗ trợ điện tử: Doanh nghiệp cần chuyển đổi nhanh để nắm bắt cơ hội

Nóng: Toyota 'nhá hàng' phiên bản bán tải cho mẫu xe SUV Land Cruiser

Đoàn doanh nghiệp Hồng Kông (Trung Quốc) tìm kiếm cơ hội đầu tư tại HANSSIP

Triển lãm công nghiệp Việt Nam 2024 sẽ diễn ra vào tháng 11 tại Bắc Ninh

Thứ trưởng Trương Thanh Hoài dự lễ khai mạc Triển lãm Vietnam Motor Show 2024

Hé lộ những mẫu xe hứa hẹn thu hút sự chú ý tại triển lãm Vietnam Motor Show 2024

Khai mạc Triển lãm HanoiTex & HanoiFabric 2024

Ngành công nghiệp tàu thủy: Chú trọng phát triển công nghiệp hỗ trợ

M-Tech Osaka 2024: Cơ hội cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu