Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ bảy 09/11/2024 02:10

Tăng xuất khẩu vào ASEAN: Giải pháp nào?

Dù cơ hội mở ra sau khi cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) được thành lập là rất lớn nhưng các doanh nghiệp (DN) Việt hầu như chưa tận dụng được bao nhiêu. Làm thế nào để đưa hàng Việt, nhất là hàng tiêu dùng sang thị trường khu vực 600 triệu dân của ASEAN đang là bài toán khó cho các DN Việt.
Tích cực tham gia hội chợ ở các nước ASEAN là giải pháp tốt để quảng bá cho hàng Việt

Xu hướng nhập siêu từ các nước ASEAN gia tăng

Thống kê từ Tổng cục Hải quan cho thấy, sau khi AEC chính thức đi vào hoạt động, trao đổi kinh tế - thương mại giữa Việt Nam và thị trường ASEAN đã không như kỳ vọng.

Nếu như mức thâm hụt thương mại của Việt Nam với các nước ASEAN được thu hẹp dần trong khoảng thời gian từ năm 2010 - 2014 thì từ năm 2015 đến nay lại có xu hướng tăng lên. Cụ thể, từ mức thâm hụt 6 tỷ USD với tỷ lệ nhập siêu 57% vào năm 2010 đến năm 2014 đã giảm xuống 4 tỷ USD với tỷ lệ nhập siêu 20,3%. Nhưng sang 2015 mức thâm hụt thương mại với các nước ASEAN đã quay trở lại con số 5,6 tỷ USD với tỷ lệ nhập siêu 33,5%. Chưa hết, chỉ trong 7 tháng đầu năm 2016, Việt Nam đã nhập siêu từ ASEAN 3,63 tỷ USD.

Xu hướng nhập siêu hàng hóa ASEAN vào Việt Nam được dự báo sẽ tiếp tục gia tăng mạnh hơn về quy mô trong thời gian tới, khi nhu cầu các mặt hàng xuất khẩu (XK) chủ lực của các nước ASEAN vào Việt Nam như ôtô, hàng gia dụng và nông sản đang ngày càng lớn.

Theo TS. Lê Đăng Doanh, nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do các nước ASEAN đã hiện thực hóa một số điều khoản quan trọng của AEC từ năm 2010, trong khi đến cuối năm 2015 Việt Nam mới gia nhập toàn diện vào AEC. Ngoài ra, thị trường các nước ASEAN có dân số đông và mức tiêu dùng cao nhưng trình độ phát triển kinh tế lại không đồng đều, bị phân hóa chi tiêu. Thực tế này khiến cho nhu cầu hàng hóa của thị trường ASEAN bị chia nhỏ, DN Việt khó thâm nhập và đáp ứng.

Làm gì để tận dụng cơ hội?

Trong khi nhiều DN còn lo ngại và tìm giải pháp để Việt Nam không là vùng “trũng” tiêu thụ hàng hóa của ASEAN, thì một câu hỏi đặt ra là tại sao không đẩy mạnh đưa hàng Việt, nhất là hàng tiêu dùng sang thị trường các nước ASEAN?

Bà Lê Thị Thanh Lâm - Tổng giám đốc Công ty CP Thương mại Saigon Food - quan ngại, Saigon Food hiện có hai chiến lược rất rõ, XK thì chỉ làm gia công cho các thương hiệu nước ngoài; với thị trường nội địa thì tập trung vào sản phẩm có khẩu vị đặc trưng của người Việt. Do đó, khi hàng ngoại tràn vào nhiều hơn, DN phải chật vật giữ thị phần nên khó đủ lực để đem hàng Việt đi đánh xứ người, kể cả các thị trường lân cận.

Không chỉ Saigon Food mà rất nhiều DN nội cũng ở tình cảnh tương tự, đơn cử là trường hợp của Bibica. Thị trường ASEAN hiện chiếm khoảng 50% kim ngạch XK, khi AEC mở cửa hoàn toàn, công ty dự kiến đẩy mạnh XK vào thị trường này song từ cuối năm 2015 tới nay, kim ngạch không tăng được vì phải cạnh tranh quyết liệt với bánh kẹo của Thái Lan, Indonesia, Malaysia.

Lạc quan hơn, ông Đỗ Duy Thái - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Thép Việt - cho hay, các sản phẩm thép xây dựng của Thép Việt XK sang các nước ASEAN vẫn ổn định từ năm 2015 tới nay với số lượng chiếm 30% trên tổng sản lượng sản xuất mỗi năm. Ông Thái cho rằng, xóa bỏ hàng rào thuế quan không gây ảnh hưởng tới thép xây dựng XK, vì lâu nay Thép Việt đã đáp ứng các yêu cầu về chất lượng sản phẩm của nước nhập khẩu. Dự kiến mức XK này sẽ tiếp tục tăng trong năm nay.

Với lượng hàng XK bình quân 12.000 sản phẩm chăn, drap, gối, nệm/năm sang thị trường Lào, Campuchia, ông Phạm Thế Linh - Giám đốc Công ty TNHH Thế Linh - thông tin, để tăng XK vào thị trường này, công ty đang đẩy mạnh xây dựng thương hiệu, năng lực nhằm đáp ứng các yêu cầu về số lượng, mẫu mã do khách hàng Lào, Campuchia yêu cầu.

Ngọc - Thùy
Bài viết cùng chủ đề: Cộng đồng Kinh tế ASEAN

Tin cùng chuyên mục

Ấn Độ vẫn là thị trường xuất khẩu chính của quế Việt

Trung Quốc là thị trường xuất khẩu máy ảnh, máy quay phim và linh kiện lớn nhất của Việt Nam

Xuất khẩu tăng mạnh, Hoa Kỳ giữ vững vị thế thị trường lớn nhất của hàng Việt Nam

10 tháng, thu ngân sách nhà nước từ xuất nhập khẩu đạt 346.283 tỷ đồng

10 tháng năm 2024, xuất khẩu hồ tiêu thu về 1,1 tỷ USD

Thương mại hai chiều Việt Nam – Trung Quốc tiến gần mốc 170 tỷ USD sau 10 tháng

Gạo Việt, xây dựng thương hiệu bằng chất lượng

Xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang Canada tăng trở lại

Xuất nhập khẩu hàng hoá 10 tháng năm 2024: Xuất khẩu tăng mạnh

Nhập khẩu gạo của Việt Nam tăng kỷ lục trong 10 tháng năm 2024

Phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ - Bài 2: Cần có lộ trình phù hợp

Thương mại hàng hóa tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh tăng trưởng kinh tế 10 tháng

Tìm giải pháp tăng cường xuất khẩu điện tử đi châu Âu, châu Mỹ

Kim ngạch xuất nhập khẩu gần chạm mốc 650 tỷ USD, thặng dư 23,31 tỷ USD

Điểm tên 5 khó khăn mà doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đang đối mặt

Phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ - Bài 1: Lúng túng trong triển khai

Xuất khẩu gừng, nghệ và gia vị khác giảm 28,3% về lượng, tăng 9,9% về kim ngạch

Ông Đặng Phúc Nguyên: Xuất khẩu rau quả có thể sớm đạt 10 tỷ USD

Nhập khẩu đậu tương từ Campuchia tăng gần 8 lần

Thuế xuất nhập khẩu phân bón, thuốc lá thay đổi ra sao từ 16/12/2024?