Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ sáu 15/11/2024 19:12

Tăng xuất khẩu vào Hoa Kỳ- Doanh nghiệp cần biết tận dụng sàn thương mại điện tử

Các doanh nghiệp (DN) xuất khẩu hàng hóa vào Hoa Kỳ thông qua sàn thương mại điện tử (TMĐT) cần phải nắm rõ những xu hướng và ngành hàng tiềm năng, cách tiếp cận phương thức xuất khẩu trực tuyến trên nền tảng Amazon. DN cũng phải lưu ý về quy định và quy trình vận chuyển hàng hóa vào thị trường Hoa Kỳ và kho hàng Amazon.

Thị trường TMĐT Hoa Kỳ còn nhiều dư địa cho DN hàng Việt

Cho biết tại Hội thảo “Tiếp cận thị trường Hoa Kỳ thông qua sàn thương mại điện tử Amazon” do Trung tâm Xúc tiến thương mại và đầu tư TP. Hồ Chí Minh (ITPC) và Amazon Global Selling tổ chức ngày 21/10, ông Trần Phú Lữ - Phó Giám đốc ITPC - cho biết: Đến nay Hoa Kỳ là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam trên toàn cầu. Ở chiều ngược lại, Việt Nam hiện đứng thứ 16 trong số các đối tác thương mại hàng đầu của Hoa Kỳ và là quốc gia cung ứng hàng hóa lớn thứ 7 cho Hoa Kỳ. Tăng trưởng thương mại giữa hai nước hàng năm đạt hơn 20%. Hoa Kỳ luôn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Năm 2019, trao đổi thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ đạt 75,766 tỷ USD, tăng gần 170 lần so với năm 1995 (451 triệu USD). Việt Nam luôn duy trì thặng dư thương mại với Hoa Kỳ, năm 2019 Việt Nam xuất siêu lên tới gần 46,899 tỷ USD vào thị trường này.

Trong 9 tháng/2020, bất chấp ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, kim ngạch thương mại hai chiều vẫn tăng trưởng tới 17,7% so với cùng kỳ năm 2019, đạt hơn 65,124 tỷ USD. Đáng lưu ý là trong khi nhập khẩu của Việt Nam từ Hoa Kỳ giảm 3%, thì xuất khẩu của Việt Nam vào Hoa Kỳ vẫn tăng trưởng 22,7%, đạt gần 54,742 tỷ USD. Do đó, trong 9 tháng/2020 Việt Nam thặng dư thương mại với Hoa Kỳ lên tới gần 44,360 tỷ USD, tăng 30,8% so với cùng kỳ năm trước.

Hoa Kỳ là một thị trường lớn với hơn 328 triệu dân và thu nhập bình quân đầu người 65.760 USD/người/năm - cao hàng đầu thế giới (số liệu năm 2019 của World Bank). Cùng với văn hóa tiêu dùng, đã tạo nên một thị trường với sức mua lớn nhất thế giới. Do đó, thị trường Hoa Kỳ vẫn còn rất nhiều dư địa cho DN Việt Nam khai thác tăng trưởng xuất khẩu.

Tuy nhiên, với một thị trường lớn và nhiều cạnh tranh, việc bán hàng thông qua các kênh trung gian và phân phối truyền thống thường chịu chi phí cao gây khó khăn cho các DN Việt Nam. Với sự bùng nổ của Internet và TMĐT thì DN Việt Nam giờ đây có thể bán sản phẩm của mình trực tiếp tới người tiêu dùng Hoa Kỳ.

Tiếp cận sàn TMĐT mở đường cho hàng Việt tăng xuất khẩu

Theo đánh giá của trang nghiên cứu và thu thập dữ liệu thị trường Statista, doanh số bán lẻ TMĐT ở Hoa Kỳ dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng với tốc độ nhanh trong thời gian tới, từ mức hơn 343 tỷ USD của năm 2019 lên hơn 476 tỷ USD vào năm 2024.

Cho đến nay, nhà bán lẻ TMĐT phổ biến nhất tại Hoa Kỳ là Amazon đứng đầu về doanh số bán lẻ TMĐT ở thị trường này. Theo phân tích của Statista, tính đến tháng 2/2020, Amazon chiếm tới 38,7% tổng doanh số bán lẻ TMĐT tại Hoa Kỳ. Nghiên cứu được Statista công bố cuối tháng 8/2020 cho thấy, có gần 9 trong tổng số 10 người được hỏi ở Hoa Kỳ trả lời đã mua sắm ít nhất một thứ gì đó trên Amazon trong vòng 12 tháng qua.

Bà Nguyễn Phương Trinh - Quản lý tài khoản cấp cao của Amazon Global Selling Vietnam - cho biết: Các DN Việt Nam khi lựa chọn sản phẩm để bán hàng trực tuyến, người bán hàng cần phải xem xét các yếu tố như sự tăng trưởng, tính thời vụ, thương hiệu, đặc tính/thuộc tính, yêu cầu về chất lượng… của sản phẩm và phân khúc người tiêu dùng mà DN hướng tới.

Các ngành hàng tiêu biểu được bán trên Amazon bao gồm mỹ phẩm chăm sóc sắc đẹp, chăm sóc sức khỏe gia đình, sản phẩm cho em bé, thiết bị chăm sóc cá nhân và đặc biệt là hàng tạp hóa, thực phẩm đồ uống có doanh số bán hàng TMĐT rất cao dự kiến ​​đạt 22,63 tỷ USD vào năm 2020 và sẽ đạt 40 tỷ USD vào năm 2022.

Theo đó, có bốn bước để tiếp cận phương thức xuất khẩu trực tuyến trên nền tảng Amazon.

Đầu tiên, người bán cần phải lựa chọn sản phẩm mà mình muốn bán trên nền tảng TMĐT Amazon. Để làm được điều này, người bán nên dựa vào các công cụ thống kê, phân tích sẵn có trên Amazon.com như sản phẩm đang bán chạy nhất theo doanh thu (Amazon best sellers), sản phẩm mới được ưa chuộng nhất (Amazon hot new releases), sản phẩm có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất về xếp hạng bán hàng trong 24 giờ (Amazon movers & shakers)... từ đó có thể định hình ý tưởng cho sản phẩm kinh doanh của mình.

Bước thứ hai, người bán cần phải chuẩn bị chu đáo thông tin mô tả sản phẩm và chọn một cách thức đăng tải phù hợp theo từng sản phẩm hay đăng tải nhiều sản phẩm cùng một lúc. Chi tiết đăng tải phải bằng tiếng Anh. Đối với hình ảnh, Amazon yêu cầu phải chụp sản phẩm thật, chưa qua chỉnh sửa, hiển thị rõ ràng tất cả các mặt của sản phẩm hoặc bao bì.

Bước ba, hoàn thiện đơn hàng bởi Amazon (FBA). Đây là bước phát triển kinh doanh trực tuyến bằng cách tận dụng hệ thống hoàn thiện đơn hàng, sự chuyên nghiệp, dịch vụ chăm sóc khách hàng chu đáo, và các sự lựa chọn chuyển hàng nhanh chóng, tin cậy, đạt tiêu chuẩn quốc tế của Amazon. Với FBA, người bán sẽ lưu trữ các sản phẩm của mình tại kho hàng của Amazon, Amazon sẽ lấy hàng, đóng gói, vận chuyển, và cung cấp dịch vụ chăm sóc khách hàng cho những sản phẩm này.

Cuối cùng là bán hàng và quảng bá sản phẩm trên Amazon. Người bán có thể sử dụng các công cụ của Amazon như Brand Registry - đăng ký thương hiệu, Seller Support - hỗ trợ người bán, và Sponsored Products - quảng cáo dùng từ khóa - để quảng bá và phát triển kinh doanh.

Ngọc Thảo

Tin cùng chuyên mục

Tổng cục Hải quan chỉ đạo quản lý hàng nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử

Bộ Công Thương ra 'tối hậu thư' với sàn thương mại điện tử Temu, Shein

Online Friday 2024: Khuấy động thị trường thương mại điện tử cuối năm

Doanh nghiệp Việt mang xu hướng tiêu dùng xanh lên sàn thương mại điện tử

Ngành thương mại điện tử của Việt Nam đã tăng trưởng 18%

Thương mại điện tử thúc đẩy dòng chảy hàng hóa, dịch vụ và hỗ trợ doanh nghiệp

Thu gần 95 nghìn tỷ đồng tiền thuế, xem xét việc dùng AI kiểm soát doanh thu sàn thương mại điện tử

Xuất hiện tình trạng lừa đảo, mạo danh sàn thương mại điện tử Amazon

Thương mại điện tử không chỉ phát triển mạnh ở thành phố lớn mà đã vươn tới vùng sâu, vùng xa

Nền tảng hợp cộng thương mại truyền thống và thương mại điện tử: Giải pháp HKDO cho hộ kinh doanh Việt Nam

Ngày 21/11 diễn ra sự kiện ‘Thương mại điện tử thúc đẩy phát triển kinh tế số ngành Công Thương 2024’

Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông xử phạt ShopeePay 25 triệu đồng

Sơn La hỗ trợ tiêu thụ nông sản trên sàn thương mại điện tử

Sẽ chặn sàn Temu bằng biện pháp kỹ thuật nếu không tuân thủ qui định của pháp luật Việt Nam

Bộ Công Thương: Tuyệt đối không giao dịch với các sàn thương mại điện tử chưa đăng ký

Nông sản Gia Lai bùng nổ, sau 2 ngày livestream thu về 12,7 nghìn đơn hàng

Thấy gì đằng sau mức giá 'rẻ bất ngờ' của sàn thương mại điện tử Temu?

Bị nghi ngờ chất lượng sản phẩm, Temu khó chiếm lĩnh thị trường dù hạ giá ‘sập sàn’

Luật sư Nguyễn Thanh Hà: Kiểm soát chặt nguồn gốc và chất lượng hàng hoá trên sàn thương mại điện tử Temu

Trước sức ép hàng giá rẻ từ Temu, doanh nghiệp Việt làm gì để giữ 'sân nhà'?