Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam phải hướng tới quy mô 10 tỷ USD

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) với lợi thế về đất đai phải có tầm nhìn dài hạn trong cơ cấu lại các hoạt động sản xuất kinh doanh, quản trị nhằm tăng quy mô doanh nghiệp gấp 10 lần hiện nay, đạt mức 10 tỷ USD. 

Sáng 18/4, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp đã làm việc với VRG về việc thực hiện sắp xếp công ty nông, lâm nghiệp, thực hiện các nhiệm vụ phát triển sản xuất kinh doanh.

Cùng tham dự buổi làm việc còn có Chủ tịch Uỷ ban quản lý vốn Nhà nước Nguyễn Hoàng Anh, lãnh đạo các Bộ: NN&PTNT, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, LĐ-TB&XH, Văn phòng chính phủ, Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp, lãnh đạo của Tổng công ty Vinafood1, Vinafood2, lâm nghiệp, cà phê Việt Nam.

tap doan cong nghiep cao su viet nam phai huong toi quy mo 10 ty usd
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ làm việc với VRG. Ảnh: VGP/Thành Chung

Sau nhiều năm chuẩn bị, VRG đã thực hiện cổ phần hoá công ty mẹ và chuyển hoạt động sang mô hình công ty cổ phần từ 1/6/2018. Hiện nay, Uỷ ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp là cơ quan đại diện chủ sở hữu tại tập đoàn sau khi tiếp nhận từ Bộ NN&PTNT.

Mặc dù kết quả bán cổ phần lần đầu không đạt yêu cầu (25% vốn Nhà nước) nhưng các bộ, ngành cho rằng đã diễn ra đúng các quy định của pháp luật, đồng thời kết quả sản xuất kinh doanh tiếp tục phát triển khá. Cụ thể, doanh thu năm 2018 đạt 4.536 tỷ đồng, tăng 23,53% so với chỉ tiêu Bộ NN&PTNT giao và cao hơn chỉ tiêu của Đại hội Hội đồng cổ đông.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn cho biết, lợi nhuận trong nhiều lĩnh vực hoạt động của tập đoàn đều ở mức cao. Trong lĩnh vực phát triển khu công nghiệp mang lại cho tập đoàn này lợi nhuận trên 500 tỷ đồng mỗi năm, sản xuất các sản phẩm công nghiệp cao su là 100 tỷ đồng lợi nhuận/năm, thanh lý, chế biến gỗ cao su trên 1.000 tỷ đồng/năm (riêng sản phẩm gỗ MDF, tập đoàn đang chiếm tới 50% sản lượng toàn quốc). Doanh thu hợp nhất của tập đoàn trong năm 2018 đạt trên khoảng 22.000 tỷ đồng.

Tuy nhiên, chỉ tiêu lợi nhuận hợp nhất không đạt nguyên nhân do giá bán cao su giảm mạnh so với giá bán kế hoạch (khoảng 3- 4 triệu đồng/tấn), ảnh hưởng tới lợi nhuận trong lĩnh vực chế biến mủ cao su dẫn tới lợi nhuận giảm so với kế hoạch. Thu nhập bình quân của người lao động thấp, đạt 6,5 triệu đồng/người/tháng.

Theo Chủ tịch VRG Trần Ngọc Thuận, hoạt động trồng cao su ở Tây Bắc bước đầu thành công khi đạt 0,8 tấn mủ/ha, bằng 75% so với năng suất ở vùng Tây Nam bộ. Tuy nhiên để bảo đảm lợi ích phân chia lợi nhuận cho đồng bào góp đất, ông Thuận đề nghị chuyển các công ty cao su ở khu vực này sang mô hình doanh nghiệp xã hội. Về lĩnh vực đầu tư nước ngoài, hiện nay trồng cao su ở Lào đã có lãi và ở Campuchia thì đang lỗ kế hoạch (trong 5 năm).

Sau khi cổ phần hoá, tập đoàn đã hoàn thành việc thỏa thuận phương án sử dụng đất, xử lý lao động dôi dư với các địa phương theo quy định của pháp luật. Hiện tại tập đoàn đang tiếp tục hoàn thành đo đạc, cắm mốc, ký hợp đồng cho thuê đất, cấp sổ đỏ với các địa phương, tiếp tục bàn giao đất về cho địa phương quản lý, sử dụng theo các phương án sử dụng đất theo đúng quy định của Luật Đất đai (hiện mới giao được hơn 1.300 ha trong tổng số hơn 29.000 ha cần phải giao cho các địa phương) và kiểm toán kết quả cổ phần hoá.

Đánh giá cao nỗ lực trong sản xuất kinh doanh của tập đoàn, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho rằng, tập đoàn cần đa dạng hoá các sản phẩm từ cao su, đặc biệt là gỗ cao su để tham gia sâu hơn vào ngành công nghiệp chế biến gỗ, tạo ra nguồn thu mới từ xuất khẩu đồ gỗ, bền vững hơn.

“Vừa qua giá dầu thô của thế giới tăng nhưng giá mủ cao su không tăng theo thông lệ đã ảnh hưởng tới lợi nhuận của tập đoàn. Trong khi đó các lĩnh vực liên quan như chế biến gỗ, sản phẩm công nghiệp cao su có nhiều tiềm năng lại chưa được khai thác hết. Hiện nay, doanh nghiệp tư nhân mua bản quyền mẫu mã 5 USD/bộ bàn ghế để sản xuất, xuất khẩu đi nước ngoài, mang lại giá trị cao thì tập đoàn cần đẩy mạnh xu hướng này thay vì tập trung vào trồng, chế biến, khai thác mủ cao su và sản xuất gỗ ván MDF, giúp Tập đoàn không phụ thuộc vào giá cao su trên thế giới”, Phó Thủ tướng nói.

Không chỉ vậy, trong lĩnh vực phát triển khu công nghiệp, Phó Thủ tướng cho rằng VRG cần tính toán thu hút các nhà đầu tư thứ cấp liên quan tới lĩnh vực chế biến gỗ để hỗ trợ cho lĩnh vực hoạt động của mình.

“Với lợi thế hơn 400.000 ha đất nông, lâm nghiệp, tập đoàn phải trở thành một doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực nông, nghiệp, làm gương cho các tập đoàn, tổng công ty trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp về quy mô, quản trị, ứng dụng khoa học công nghệ và hiệu quả hoạt động, khẳng định thương hiệu sản phẩm Việt Nam không chỉ trong khu vực mà cả thị trường thế giới. Doanh thu phải xác định tới quy mô 10 tỷ USD trong thời gian tới”, Phó Thủ tướng đặt ra yêu cầu cho VRG.

Đặc biệt Phó Thủ tướng lưu ý tập đoàn đẩy nhanh các công việc sau cổ phần hoá, tập trung vào thực hiện đo đạc, cắm mốc, ký hợp đồng cho thuê đất, cấp sổ đỏ với các địa phương, xác định cụ thể diện tích đất còn đang tranh chấp, đẩy mạnh việc bàn giao đất về cho địa phương quản lý, sử dụng theo các phương án sử dụng đất theo chỉ đạo của Nghị quyết số 30/NQ-TW của Bộ Chính trị và Nghị định số 118/2014/NĐ-CP về sắp xếp các công ty nông lâm nghiệp.

“Một trong những nhiệm vụ quan trọng là phải kiểm soát từng mét vuông đất. Thành tích hay sai phạm hiện nay cũng đều từ đất mà ra cả. Phải rà soát lại toàn bộ quá trình quản lý đất đai, từ chủ trương, chính sách, tới thẩm quyền, trách nhiệm của từng cá nhân, tình hình tranh chấp đất đai ở các nông, lâm trường, các phương án sử dụng, chuyển nhượng đất sau khi cơ cấu lại doanh nghiệp”, Phó Thủ tướng nêu rõ không chỉ với VRG mà cả các doanh nghiệp dự họp.

Phó Thủ tướng yêu cầu tập đoàn xây dựng Đề án tổng thể cơ cấu lại sản xuất kinh doanh, quản trị, sắp xếp đất đai sau cổ phần hoá theo Nghị quyết của Bộ Chính trị và Nghị định của Chính phủ; báo cáo chuyên đề về dự án trồng cao su ở Tây Bắc; tính toán rút ngắn thời gian lỗ kế hoạch tại Campuchia để sớm có lãi và nâng cao hiệu quả đầu tư nước ngoài.

Theo Báo điện tử Chính Phủ
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Công nghiệp hỗ trợ trước cơ hội ‘vàng’ tham gia mạng lưới cung ứng đa ngành toàn cầu

Công nghiệp hỗ trợ trước cơ hội ‘vàng’ tham gia mạng lưới cung ứng đa ngành toàn cầu

Ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam đang đứng trước những cơ hội 'vàng' để tham gia và mở rộng vị thế trên thị trường toàn cầu.
Vì sao ngành cơ khí Việt Nam vẫn chưa phát triển như kỳ vọng?

Vì sao ngành cơ khí Việt Nam vẫn chưa phát triển như kỳ vọng?

Ngành cơ khí Việt Nam đang đối diện với nhiều thách thức, từ công nghệ đến quản lý và cạnh tranh trong thị trường quốc tế.
Tập huấn Quy định đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính ngành Công Thương

Tập huấn Quy định đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính ngành Công Thương

Bộ Công Thương hướng dẫn các Sở Công Thương, doanh nghiệp khu vực miền Trung – Tây Nguyên về quy định giảm phát thải và kiểm kê khí nhà kính.
Tình hình quản lý, phát triển cụm công nghiệp tại tỉnh Lâm Đồng hiện nay ra sao?

Tình hình quản lý, phát triển cụm công nghiệp tại tỉnh Lâm Đồng hiện nay ra sao?

Tỉnh Lâm Đồng báo cáo về tình hình quản lý, quy hoạch, thành lập, đầu tư cơ sở hạ tầng, hoạt động của các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Hội chợ Công nghiệp hỗ trợ thành phố Hà Nội năm 2024 chính thức khai mạc

Hội chợ Công nghiệp hỗ trợ thành phố Hà Nội năm 2024 chính thức khai mạc

Hội chợ triển lãm Công nghiệp hỗ trợ thành phố Hà Nội năm 2024 diễn ra từ ngày 18 -20/9 do Sở Công Thương Hà Nội tổ chức, với sự góp mặt của 250 gian hàng.

Tin cùng chuyên mục

Dồi dào đơn hàng, doanh nghiệp dệt may lại lo thiếu lao động

Dồi dào đơn hàng, doanh nghiệp dệt may lại lo thiếu lao động

Thiếu lao động lại khó tuyển dụng bổ sung, doanh nghiệp dệt may vừa chật vật lo đáp ứng thời gian giao hàng, vừa tính chuyện gia tăng năng suất.
Sản xuất công nghiệp bứt phá, khả thi với mục tiêu tăng trưởng IIP 7-8%

Sản xuất công nghiệp bứt phá, khả thi với mục tiêu tăng trưởng IIP 7-8%

Bộ Công Thương cho biết, sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi tích cực, theo đó, mục tiêu tăng trưởng IIP 7-8% trong năm 2024 có thể đạt được.
Cách nào phát triển thời trang Việt?

Cách nào phát triển thời trang Việt?

Phụ thuộc vào nguồn nguyên phụ liệu nhập khẩu là một trong những trở ngại lớn khiến ngành thời trang của Việt Nam chưa phát triển mạnh.
Triển lãm máy móc, nguyên phụ liệu dệt may, in thêu sẽ diễn ra vào tháng 11/2024

Triển lãm máy móc, nguyên phụ liệu dệt may, in thêu sẽ diễn ra vào tháng 11/2024

Triển lãm quốc tế thiết bị, công nghệ in thêu, sản phẩm và nguyên phụ liệu dệt may sẽ diễn ra từ ngày 27- 29/11/2024, tại TP. Hồ Chí Minh.
Doanh nghiệp công nghiệp nỗ lực phục hồi sản xuất sau bão

Doanh nghiệp công nghiệp nỗ lực phục hồi sản xuất sau bão

Sau bão, các doanh nghiệp, nhà máy sản xuất công nghiệp tại một số địa phương đã hoạt động ổn định trở lại, nguồn nguyên liệu đảm bảo cung cấp liên tục.
Cùng tháo gỡ khó khăn trong phát triển các khu công nghiệp, khu kinh tế

Cùng tháo gỡ khó khăn trong phát triển các khu công nghiệp, khu kinh tế

Sự kiện được tổ chức nhằm trao đổi kinh nghiệm, tìm giải pháp phát triển, quản lý các khu kinh tế, khu công nghiệp các tỉnh, thành phía Bắc.
Triển lãm NEPCON Việt Nam 2024: Quy tụ gần 300 thương hiệu điện tử hàng đầu

Triển lãm NEPCON Việt Nam 2024: Quy tụ gần 300 thương hiệu điện tử hàng đầu

Sáng ngày 11/9, Triển lãm Điện tử quốc tế (NEPCON Việt Nam 2024) đã khai mạc tại Hà Nội. Sự kiện quy tụ gần 300 thương hiệu điện tử hàng đầu từ 20 quốc gia.
Lâm Đồng: Nhiều chỉ tiêu ngành Công Thương dự ước đều đạt theo kế hoạch được giao

Lâm Đồng: Nhiều chỉ tiêu ngành Công Thương dự ước đều đạt theo kế hoạch được giao

Sở Công Thương tỉnh Lâm Đồng báo cáo, nhiều chỉ tiêu của ngành Công Thương dự ước đều đạt theo kế hoạch được giao trong 8 tháng năm 2024.
Tình hình sản xuất công nghiệp, đầu tư 8 tháng năm 2024

Tình hình sản xuất công nghiệp, đầu tư 8 tháng năm 2024

Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp (IIP) tháng 8/2024 ước tính tăng 2,0% so với tháng trước và tăng 9,5% so với cùng kỳ năm trước.
Vĩnh Phúc: Sản xuất công nghiệp phục hồi và duy trì tăng trưởng tích cực

Vĩnh Phúc: Sản xuất công nghiệp phục hồi và duy trì tăng trưởng tích cực

Sản xuất công nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc có sự phục hồi và duy trì đà tăng trưởng tích cực, chỉ số ngành công nghiệp ghi nhận chuỗi tăng 6 tháng liên tiếp.
Lào Cai: Sản xuất công nghiệp, xuất nhập khẩu tăng nhẹ trong 8 tháng đầu năm

Lào Cai: Sản xuất công nghiệp, xuất nhập khẩu tăng nhẹ trong 8 tháng đầu năm

Giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của tỉnh Lào Cai tháng 8 năm 2024 ước đạt 4.138 tỷ đồng; xuất nhập khẩu đạt 2.271,63 triệu USD...
Cục Công Thương địa phương: Đổi mới, sáng tạo triển khai nhiệm vụ trong bối cảnh mới

Cục Công Thương địa phương: Đổi mới, sáng tạo triển khai nhiệm vụ trong bối cảnh mới

Cục Công Thương địa phương là đơn vị thuộc Bộ Công Thương có chức năng tham mưu cho lãnh đạo Bộ trong nhiều lĩnh vực, như khuyến công, cụm công nghiệp...
Triển lãm FBC ASEAN 2024: Mở rộng cơ hội hợp tác cho doanh nghiệp ngành chế tạo Việt Nam

Triển lãm FBC ASEAN 2024: Mở rộng cơ hội hợp tác cho doanh nghiệp ngành chế tạo Việt Nam

Diễn ra từ ngày 18/9-20/9 tại Hà Nội, triển lãm FBC ASEAN 2024 sẽ là một cơ hội quan trọng để các doanh nghiệp chế tạo Việt Nam kết nối với các đối tác quốc tế.
Hỗ trợ cơ sở công nghiệp nông thôn chuyển đổi số

Hỗ trợ cơ sở công nghiệp nông thôn chuyển đổi số

Tại Nghệ An diễn ra hội thảo hướng đến nâng cao năng lực quản lý, tiết kiệm chi phí trong sản xuất, ứng dụng chuyển đổi số cho các cơ sở công nghiệp nông thôn.
8 tháng chỉ số sản xuất công nghiệp cả nước ước tăng 8,6%

8 tháng chỉ số sản xuất công nghiệp cả nước ước tăng 8,6%

Sản xuất công nghiệp tháng 8 tiếp tục tăng trưởng tích cực, tính chung 8 tháng năm 2024, chỉ số sản xuất ngành công nghiệp ước tăng 8,6% so với cùng kỳ.
Hội thảo lấy ý kiến dự thảo về khuyến công tại Long An nhận được nhiều ý kiến hay

Hội thảo lấy ý kiến dự thảo về khuyến công tại Long An nhận được nhiều ý kiến hay

Hội thảo đã nhận được 15 ý kiến, trong đó 8 ý kiến của Sở Công Thương các tỉnh, 3 ý kiến của doanh nghiệp và 5 ý kiến của Trung tâm khuyến công.
Sản xuất công nghiệp của Nam Định “chạy nước rút”

Sản xuất công nghiệp của Nam Định “chạy nước rút”

Với những dự án lớn đã hoàn thành và đi vào sản xuất hứa hẹn giúp sản xuất công nghiệp của Nam Định “chạy nước rút” và về đích thành công trong năm 2024.
Cục Công Thương địa phương tổ chức đoàn tham gia Mega Show Part 1

Cục Công Thương địa phương tổ chức đoàn tham gia Mega Show Part 1

Thực hiện nhiệm vụ khuyến công quốc gia, Cục Công Thương địa phương sẽ tổ chức đoàn cơ sở công nghiệp nông thôn Việt Nam tham gia Mega Show Part 1.
Sản xuất công nghiệp 8 tháng của Nam Định đạt đỉnh mới so với cùng kỳ 5 năm

Sản xuất công nghiệp 8 tháng của Nam Định đạt đỉnh mới so với cùng kỳ 5 năm

8 tháng năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của Nam Định tăng 14,34% so với cùng kỳ năm trước, cũng là mức tăng cao nhất từ năm 2019 đến nay.
Tháng 8/2024: PMI trên ngưỡng 50 điểm, lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới tăng

Tháng 8/2024: PMI trên ngưỡng 50 điểm, lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới tăng

Ngành sản xuất Việt Nam đạt 52,4 điểm trong tháng 8, giảm so với mức 54,7 điểm trong tháng 7 nhưng vẫn cho thấy sự cải thiện mạnh mẽ.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động