Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ ba 26/11/2024 02:25

Tập đoàn GE cung cấp tuabin khí 9HA cho nhà máy điện khí LNG đầu tiên của Việt Nam

Ngày 16/5/2022, Tập đoàn GE cho biết, sẽ cung cấp tuabin khí 9HA cho nhà máy điện khí LNG Nhơn Trạch 3&4 thuộc Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam.

Theo đó, GE sẽ cung cấp thiết bị theo đơn đặt hàng của Samsung C&T - đại diện liên danh tổng thầu EPC - cho Dự án nhà máy điện khí LNG Nhơn Trạch 3&4 thuộc Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power), đặt tại Khu Công nghiệp Ong Kèo, huyện Nhơn Trạch, cách Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) khoảng 70km về phía đông nam. Đây là dự án đầu tiên sử dụng tuabin công nghệ H của GE tại Việt Nam.

Theo dự kiến, nhà máy sẽ cung cấp khoảng 1,6 GW điện khi đi vào hoạt động vào năm 2025 và sẽ là nhà máy điện sử dụng LNG đầu tiên của đất nước. Bên cạnh đó, vào ngày 11/5 vừa qua, nhân chuyến thăm và làm việc của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Washington, Mỹ, GE và PV Power cũng ký kết biên bản ghi nhớ nhằm phát triển các giải pháp nâng cao hiệu quả Nhà máy Điện Nhơn trạch 1, cũng như để cam kết đàm phán cho hợp tác dài hạn về bảo trì Nhà máy điện Nhơn Trạch 3&4.

Hiện tại, điện than vẫn chiếm phần lớn trong cơ cấu điện của Việt Nam, với tỷ lệ khoảng 1/3 tổng sản lượng điện toàn quốc. Sự tăng trưởng của điện khí sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi từ điện than sang điện khí, đồng thời cải thiện độ ổn định và tin cậy của lưới điện quốc gia, từ đó thúc đẩy năng lượng tái tạo phát triển. Dự án này sẽ góp phần thực hiện cam kết của Việt Nam hướng tới đạt phát thải cacbon ròng bằng 0 vào năm 2050 bằng cách hỗ trợ sự bùng nổ của năng lượng tái tạo thông qua mô hình năng lượng sẵn sàng bổ trợ.

Nhà máy điện chu trình hỗn hợp sử dụng tuabin 9HA.02 dự kiến sẽ giúp tăng cường độ tin cậy và độ ổn định của lưới điện, hỗ trợ cho việc phát triển năng lượng tái tạo

Trong dự án này, GE sẽ cung cấp hai khối thiết bị, có công suất mỗi khối đạt khoảng 800 megawatt (MW) bao gồm tuabin khí 9HA.02 tần số 50Hz – công nghệ có hiệu suất cao nhất của GE, tuabin hơi STF-D650, máy phát điện W88, lò hơi thu hồi nhiệt dòng thẳng (OT HRSG) và hệ thống điều khiển phân tán (DCS) Mark* VIe tích hợp. Việc sử dụng công nghệ OT HRSG của GE đóng vai trò then chốt trong các chu trình hơi nước tiên tiến, giúp nâng cao hiệu suất chu trình hỗn hợp. Trong khi đó, hệ thống điều khiển Mark* VIe DCS sẽ giúp PV Power cải thiện khả năng quản lí tài sản, độ tin cậy và tính khả dụng đồng thời giảm chi phí vận hành và bảo trì.

Khi đi vào hoạt động, nhà máy dự kiến sẽ cấp điện cho ba khu vực công nghiệp lớn ở phía nam bao gồm TP. HCM, Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu. Bên cạnh đó, bằng việc sử dụng khí tự nhiên hiệu suất cao và công nghệ thế hệ H hàng đầu của GE, các nhà máy giảm thiểu được tác động đến môi trường với lượng phát thải cacbon ít hơn 60% so với các nhà máy nhiệt điện có cùng sản lượng điện chạy bằng than.

Ông Ramesh Singaram, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của GE Gas Power khu vực Châu Á, cho biết: "Năng lượng tái tạo dự kiến sẽ tăng trưởng đáng kể ở Việt Nam. Đồng thời, điện khí có hiệu suất cao và lượng phát thải cacbon ít hơn sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ sự tăng trưởng đó, trong khi vẫn giúp đảm bảo độ ổn định và tin cậy của lưới điện. Nhà máy điện Nhơn Trạch 3&4 với mô hình lần đầu có mặt ở Việt Nam được kỳ vọng sẽ mở ra một chương mới cho lĩnh vực sản xuất điện khí trong nước. GE rất vinh dự được đồng hành cùng Việt Nam trong việc phát triển dự án điện sử dụng công nghệ HA đầu tiên, phù hợp với các mục tiêu năng lượng của đất nước nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững”.

Khoảng 25% điện tại Việt Nam đang được tạo ra từ các thiết bị của GE ở 11 nhà máy điện. GE hiện có khoảng hơn 1.300 nhân viên làm việc ở 6 địa điểm trong nhiều lĩnh vực, bao gồm cả xưởng sửa chữa Phú Mỹ và Nhà máy sản xuất lò hơi thu hồi nhiệt Dung Quất - nơi sản xuất ra các linh kiện áp suất cho nhà máy điện Nhơn Trạch 3&4 cũng như phục vụ cho khách hàng trên toàn cầu.

PV
Bài viết cùng chủ đề: Điện khí LNG

Tin cùng chuyên mục

Công ty Điện lực Bạc Liêu tập trung đầu tư vào hạ tầng lưới điện

Sắp diễn ra Hội nghị triển khai các Nghị định của Chính phủ về thúc đẩy năng lượng tái tạo

Lai Châu chấp thuận chủ trương đầu tư Trạm biến áp 220kV gần 430 tỷ đồng

Nga và OPEC hợp tác nhằm ổn định thị trường dầu mỏ

5 trụ cột giúp Việt Nam chuyển đổi sang phương tiện giao thông chạy điện

Hai doanh nghiệp lớn bắt tay hợp tác phát triển hệ thống trạm sạc xe điện toàn quốc

Cơ chế điều hành giá xăng dầu sẽ được quy định ra sao?

Tổng Giám đốc EVNNPC làm việc với UBND tỉnh và PC Sơn La

Quy định thương nhân phân phối không mua bán xăng dầu lẫn nhau: Không làm mất tính cạnh tranh trên thị trường

Công ty Thủy điện Quảng Trị: Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong chuyển đổi số

Bộ Công Thương làm việc cùng Hội đồng ngũ cốc Hoa Kỳ về hợp tác phát triển nhiên liệu sinh học

Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) vào ngày 30/11

Nga trở thành nhà cung cấp khí đốt chính cho EU lần đầu kể từ năm 2022

Sắp diễn ra Hội nghị triển khai các Nghị định của Chính phủ về thúc đẩy năng lượng tái tạo

Những góc khuất cần nhìn nhận sau đề xuất thương nhân phân phối được mua bán xăng dầu lẫn nhau

Làm lợi 1,43 tỷ đồng mỗi năm nhờ tiết kiệm năng lượng

Khí đốt Nga vẫn chảy đến châu Âu qua Ukraine

Vì sao xăng sinh học RON 92 E5 vẫn gặp thách thức tại thị trường Việt Nam?

Bài 5: Kinh nghiệm quốc tế và kỳ vọng

Vì sao châu Âu vẫn quan tâm đến khí đốt Nga?