Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Tây Nguyên: Khai thác thế mạnh vùng, biến tiềm năng thành nguồn lực phát triển

Tây Nguyên là vùng đất sở hữu nhiều lợi thế phát triển kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế, nhờ tính đặc thù về bản sắc văn hoá, vị trí địa chính trị.
Đưa Tây Nguyên ra khỏi “vùng trũng” trong phát triển ngoại thương Đắk Lắk: Khai mạc Hội nghị xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu vùng Tây Nguyên Các tỉnh Tây Nguyên cần tăng cường tính liên kết vùng để phát triển kinh tế

Nhiều tiềm năng lớn

Tây Nguyên có 5 tỉnh, thứ tự từ Bắc vào Nam gồm: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng. Cùng với đó, Tây Nguyên còn là vùng địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng, là "phên dậu phía Tây của Tổ quốc", là "nóc nhà của Đông Dương" thuộc khu vực Tam giác phát triển Lào - Việt Nam – Campuchia. Do đặc thù khí hậu, thổ nhưỡng và nhiều tài nguyên, khoáng sản quý hiếm, Tây Nguyên là vùng có tiềm năng lớn về phát triển kinh tế rừng, chế biến nông lâm sản, khai thác và chế biến khoáng sản.

Thống kê cho thấy, với hơn 5 triệu ha đất nông nghiệp, trong đó có 1,3 triệu ha đất đỏ bazan và có lợi thế về khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp với nhiều loại cây trồng. Vùng đất trở thành trọng điểm sản xuất các loại nông sản chủ lực của cả nước như cà phê, hồ tiêu, cao su, điều, mắc ca... cùng nhiều loại cây ăn quả.

So về sản lượng với cả nước, cà phê Tây Nguyên chiếm 94,8%; cao su chiếm 22,1%, hồ tiêu chiếm 68,6%. Một số cây ăn quả tăng nhanh như: Sầu riêng chiếm tới 43,1% diện tích và 36,3% sản lượng; bơ chiếm tới 78,1% diện tích và 81,9% sản lượng. Cùng với đó, Tây Nguyên là vùng sản xuất chanh dây lớn nhất cả nước, chiếm trên 70% diện tích.

Sầu riêng là một trong loại trái cây chủ lực
Sầu riêng là một trong loại trái cây chủ lực

Đáng chú ý, trong 2 năm (2022 và 2023), tổng kim ngạch xuất nhập khẩu toàn vùng đạt khoảng 4,6 tỷ USD, chiếm gần 1% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước. Trong đó, cơ cấu hàng xuất khẩu của vùng chủ yếu tập trung vào một số nhóm hàng cây ăn quả, một số loại cây công nghiệp, cà phê, gia vị, cây dược liệu, khai thác tài nguyên.

Với những lợi thế này, khu vực Tây Nguyên đã phát triển thành vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa lớn của cả nước với sự dồi dào về sản lượng và phong phú về chủng loại nông sản gắn với công nghiệp chế biến và cũng là vùng có tiềm năng lớn về phát triển kinh tế rừng, chế biến nông lâm sản, khai thác và chế biến khoáng sản, phát triển du lịch gắn với bản sắc văn hóa dân tộc bản địa phong phú và đa dạng.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, nông nghiệp là thế mạnh nhưng chưa được khai thác hiệu quả, chất lượng và sức cạnh tranh của nông sản Tây Nguyên trên thị trường còn thấp. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu dạng nguyên liệu thô, chưa có thương hiệu mạnh nên giá trị mang lại chưa cao.

Các chuyên gia đánh giá, Tây Nguyên có những đặc trưng khác biệt so với các vùng đất khác trên cả nước, là điều kiện thuận lợi để khai thác các thế mạnh kinh tế cạnh tranh nhưng cũng đồng thời là thách thức trong quá trình kết nối, liên kết vùng Tây Nguyên với các vùng kinh tế khác trên cả nước.

Thông tin về vấn đề này, ông Vũ Bá Phú - Cục trưởng Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công Thương) – cho biết, Tây Nguyên dù hội đủ những điều kiện để phát triển nhưng hiện tại lại gặp nhiều "điểm nghẽn" về cơ chế, chính sách, khoa học công nghệ, thiếu nhân lực chất lượng cao, hạ tầng logistics và cơ sở vật chất còn yếu.

“Bên cạnh đó, quy mô sản xuất, chế biến nông sản của vùng còn nhỏ lẻ, các trung tâm chế biến sâu còn thiếu và yếu dẫn đến sản phẩm xuất khẩu hoặc nguyên liệu phục vụ xuất khẩu còn thô, đem lại giá trị không cao cho người dân, doanh nghiệp” – ông Phú chỉ ra và cho rằng, những hạn chế này tạo nên nhiều rào cản cho hoạt động xúc tiến thương mại thị trường trong nước và phát triển xuất nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ của vùng ra thế giới.

Nâng cao khả năng cạnh tranh vùng

Ngày 15/11/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 152/NQ-CP (Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 06/10/2022 của Bộ Chính trị) về việc phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Theo đó, vùng cần phấn đấu phát triển kinh tế vùng nhanh và bền vững thông qua việc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế vùng, lấy phát triển nông, lâm nghiệp là trọng tâm, trụ đỡ; phát triển công nghiệp chế biến là động lực.

Bên cạnh đó, tập trung hoàn thiện thể chế, chính sách liên kết vùng để tạo không gian kinh tế thống nhất, khắc phục các điểm nghẽn, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, nâng cao khả năng cạnh tranh vùng.

Nhiều năm qua, Chính phủ, Bộ Công Thương nói riêng và nhiều bộ/ngành liên quan đã tập trung ưu tiên nguồn lực để giúp Tây Nguyên khai thác các lợi thế đặc thù, nhưng cho đến nay phát triển kinh tế của Tây Nguyên vẫn bị tụt hậu so với nhiều vùng khác trên cả nước. Các địa phương trong vùng chưa có sự liên kết chặt chẽ, hợp lực để cùng phát triển kinh tế bền vững, lâu dài. Sự liên kết giữa doanh nghiệp và người sản xuất cũng còn tồn tại nhiều khó khăn, bất cập, chưa đạt được sự hài hòa về lợi ích.

Tuy vậy, các hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển xuất nhập khẩu của vùng còn trong tình trạng phân tán, nhỏ lẻ. Việc tìm hiểu, nắm bắt thông tin thị trường, yêu cầu, điều kiện trong quá trình sản xuất, xuất khẩu sản phẩm còn hạn chế. Ngoài ra, việc thực hiện chuyển đổi số một số nội dung trong hoạt động xúc tiến thương mại, thương mại điện tử còn nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp của vùng chưa thực sự quan tâm đến chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại.

Các chuyên gia cho rằng, thực trạng này đòi hỏi cần có sự thay đổi về tư duy, nhận thức, phương thức tiếp cận trong khai thác các lợi thế đặc thù của vùng Tây Nguyên, tìm biện pháp liên kết vùng thực sự hiệu quả để giúp vùng Tây Nguyên có thể phát huy hết tiềm năng, thế mạnh của vùng, biến tiềm năng thành động năng, tiềm lực, nguồn lực lớn. Từ đó, đưa Tây Nguyên trở thành vùng chuyên canh lớn cây công nghiệp, cây ăn quả, góp phần quan trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của cả nước, đồng thời từng bước hiện thực hóa mục tiêu xây dựng Tây Nguyên trở thành vùng kinh tế trọng điểm.

Vy Nguyễn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Xúc tiến thương mại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hàng chục doanh nghiệp Việt Nam quảng bá sản phẩm đồ gỗ và trang trí nội thất tại Hoa Kỳ

Hàng chục doanh nghiệp Việt Nam quảng bá sản phẩm đồ gỗ và trang trí nội thất tại Hoa Kỳ

Hàng chục doanh nghiệp đồ gỗ, trang trí nội, ngoại thất Việt Nam quảng bá sản phẩm đồ gỗ và trang trí nội thất tại Hội chợ triển lãm High Point Market, Hoa Kỳ.
Thiếu liên kết - rào cản kìm hãm sự phát triển của ngành công nghiệp hỗ trợ

Thiếu liên kết - rào cản kìm hãm sự phát triển của ngành công nghiệp hỗ trợ

Nhiều ý kiến cho rằng, ngoài nội lực yếu, ngành công nghiệp hỗ trợ hiện gặp khó từ rào cản về sự thiếu liên kết giữa các doanh nghiệp trong ngành.
Khai mạc Tuần lễ giới thiệu các sản phẩm OCOP, đặc trưng của Bà Rịa-Vũng Tàu tại TP. Hồ Chí Minh

Khai mạc Tuần lễ giới thiệu các sản phẩm OCOP, đặc trưng của Bà Rịa-Vũng Tàu tại TP. Hồ Chí Minh

Sự kiện nhằm giới thiệu, xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP, đặc trưng của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến người tiêu dùng TP. Hồ Chí Minh.
Hà Nội: Xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ huyện Phú Xuyên

Hà Nội: Xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ huyện Phú Xuyên

Tối 24/10 diễn ra Lễ khai mạc Triển lãm quảng bá, giao thương kết nối các sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ và làng nghề huyện Phú Xuyên (Hà Nội).
Nhiều doanh nghiệp Việt còn yếu về nội lực,

Nhiều doanh nghiệp Việt còn yếu về nội lực, 'đói' thông tin từ các thị trường xuất khẩu

Để tạo đòn bẩy cho sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo, bên cạnh sự hỗ trợ từ Chính phủ, các Bộ, ngành cần sự chủ động mạnh mẽ hơn nữa từ chính doanh nghiệp.

Tin cùng chuyên mục

Doanh nghiệp công nghiệp áp lực về tính xanh trong chuỗi cung ứng toàn cầu

Doanh nghiệp công nghiệp áp lực về tính xanh trong chuỗi cung ứng toàn cầu

Hiện nhiều quốc gia ngày càng khắt khe với các tiêu chí về nhập khẩu, điều này đã và đang gây ra nhiều áp lực với doanh nghiệp công nghiệp trong nước.
Triển lãm các sản phẩm OCOP xuất khẩu: Tạo sức bật trên thị trường quốc tế

Triển lãm các sản phẩm OCOP xuất khẩu: Tạo sức bật trên thị trường quốc tế

Chiều 25/10, Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương tổ chức buổi giới thiệu thông tin Triển lãm các sản phẩm OCOP xuất khẩu (VIETNAM OCOPEX).
Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đã có nhiều nỗ lực đa dạng hóa thị trường xuất khẩu

Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đã có nhiều nỗ lực đa dạng hóa thị trường xuất khẩu

Nhờ thực hiện tốt đa dạng hóa thị trường, kim ngạch xuất khẩu công nghiệp chế biến, chế tạo tăng mạnh; cơ cấu hàng hóa xuất khẩu tiếp tục cải thiện...
Loạt chi phí gia tăng khiến doanh nghiệp chế biến, chế tạo gặp khó khi mở rộng thị trường

Loạt chi phí gia tăng khiến doanh nghiệp chế biến, chế tạo gặp khó khi mở rộng thị trường

Mặc dù có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ, song, với loạt chi phí gia tăng đang khiến doanh nghiệp công nghiệp chế biến, chế tạo gặp khó khi mở rộng thị trường.
Toạ đàm "Xúc tiến thương mại, tạo “đòn bẩy” cho sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo" diễn ra chiều 24/10

Toạ đàm "Xúc tiến thương mại, tạo “đòn bẩy” cho sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo" diễn ra chiều 24/10

14h30 ngày 24/10, Vuasanca sẽ tổ chức Toạ đàm "Xúc tiến thương mại, tạo “đòn bẩy” cho sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo".
Nhiều hoạt động hấp dẫn, đặc sắc tại Lễ hội Nước mắm truyền thống tại TP. Hồ Chí Minh

Nhiều hoạt động hấp dẫn, đặc sắc tại Lễ hội Nước mắm truyền thống tại TP. Hồ Chí Minh

Lễ hội Nước mắm truyền thống, tôn vinh và kết nối du lịch trải nghiệm ẩm thực Việt cho các sản phẩm nước mắm truyền thống, các món ăn đặc trưng vùng miền.
Diễn đàn và Triển lãm Kinh tế Xanh - GEFE 2024 vẫn hút khách tham quan ngày bế mạc

Diễn đàn và Triển lãm Kinh tế Xanh - GEFE 2024 vẫn hút khách tham quan ngày bế mạc

Hôm nay, Diễn đàn và Triển lãm Kinh tế Xanh - GEFE 2024 vẫn thu hút được rất đông khách tham quan, dù đã bước sang ngày cuối cùng của sự kiện.
Khuyến mãi “sốc” 70% kích cầu tiêu dùng tại Triển lãm quốc tế Vietbuild TP. Hồ Chí Minh

Khuyến mãi “sốc” 70% kích cầu tiêu dùng tại Triển lãm quốc tế Vietbuild TP. Hồ Chí Minh

Đa số doanh nghiệp tham gia Triển lãm quốc tế Vietbuild TP. Hồ Chí Minh 2024 đều khuyến mãi, giảm giá từ 10 - 70% cho tất cả các dòng sản phẩm.
Sắp diễn ra Triển lãm quốc tế Quang điện tử Việt Nam (VIOE 2024)

Sắp diễn ra Triển lãm quốc tế Quang điện tử Việt Nam (VIOE 2024)

Từ ngày 31/10 đến 2/11, sẽ diễn ra Triển lãm quốc tế Quang điện tử Việt Nam (VIOE 2024) với sự tham gia của gần 100 gian hàng trong nước và quốc tế.
Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chịu tác động từ 4 làn sóng dịch chuyển

Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chịu tác động từ 4 làn sóng dịch chuyển

Theo các chuyên gia, để chinh phục được thị trường quốc tế, ngành công nghiệp chủ lực của Việt Nam cần chủ động thay đổi khả năng thích ứng với nhu cầu mới.
Hàng trăm gian hàng hội tụ tại Diễn đàn và Triển lãm Kinh tế Xanh - GEFE 2024

Hàng trăm gian hàng hội tụ tại Diễn đàn và Triển lãm Kinh tế Xanh - GEFE 2024

Hàng trăm gian hàng của Việt Nam và các nước Liên minh châu Âu (EU) hội tụ ở Diễn đàn và Triển lãm Kinh tế Xanh - GEFE 2024 tại TP. Hồ Chí Minh.
Khai mạc Diễn đàn và Triển lãm Kinh tế Xanh – GEFE 2024: Kiến tạo tương lai xanh

Khai mạc Diễn đàn và Triển lãm Kinh tế Xanh – GEFE 2024: Kiến tạo tương lai xanh

Diễn đàn và Triển lãm Kinh tế Xanh 2024 (GEFE 2024) nhằm tăng cường kết nối, thúc đẩy đầu tư, hợp tác thương mại giữa châu Âu và Việt Nam.
Người phụ nữ đưa thương hiệu cá thát lát Hậu Giang vươn tầm quốc tế

Người phụ nữ đưa thương hiệu cá thát lát Hậu Giang vươn tầm quốc tế

Trăn trở cá thát lát là đặc sản nổi tiếng tỉnh Hậu Giang nhưng chỉ quanh quẩn 'trong nhà,ngoài chợ', chị Kim Thuỳ đã tìm cách xây dựng thương hiệu cho sản phẩm.
Nỗ lực đưa nông sản Việt sang thị trường Pháp

Nỗ lực đưa nông sản Việt sang thị trường Pháp

Hội chợ Quốc tế Công nghiệp thực phẩm Sial Paris 2024 là cơ hội để nông sản Việt Nam vươn xa tới đông đảo người tiêu dùng tại thị trường Pháp.
Xúc tiến đầu tư, kết nối, tìm kiếm cơ hội hợp tác mới tại Indonesia

Xúc tiến đầu tư, kết nối, tìm kiếm cơ hội hợp tác mới tại Indonesia

Diễn đàn Kinh tế châu Á - Quốc tế 2024 diễn ra tại Jakarta (Indonesia) là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam tìm kiếm cơ hội hợp tác mới tại thị trường này.
Diễn đàn và Triển lãm Kinh tế Xanh 2024 (GEFE 2024) sắp diễn ra tại TP.HCM

Diễn đàn và Triển lãm Kinh tế Xanh 2024 (GEFE 2024) sắp diễn ra tại TP.HCM

Ngày 21-23/10 tới, tại TP.HCM, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) phối hợp với EuroCham tổ chức Diễn đàn và Triển lãm Kinh tế Xanh 2024 (GEFE 2024).
Kết nối thương mại sản phẩm thủ công mỹ nghệ, OCOP với hệ thống khách hàng chiến lược tại Việt Nam

Kết nối thương mại sản phẩm thủ công mỹ nghệ, OCOP với hệ thống khách hàng chiến lược tại Việt Nam

Chiều 18/10, tại TP. Hồ Chí Minh diễn ra Diễn đàn “Kết nối thương mại sản phẩm thủ công mỹ nghệ và OCOP với hệ thống khách hàng chiến lược tại Việt Nam”.
Cải tiến từ công nghệ, đưa ngành nhựa Việt đón đầu thị trường tiềm năng

Cải tiến từ công nghệ, đưa ngành nhựa Việt đón đầu thị trường tiềm năng

Trong thách thức luôn mở ra cơ hội nếu ngành nhựa Việt nắm bắt được kịp thời, đặc biệt cần tận dụng ưu đãi, thay đổi công nghệ đón đầu thị trường.
Dự báo sự tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường ngành sơn

Dự báo sự tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường ngành sơn

Sự góp mặt của hầu hết các hãng sơn lớn có tên tuổi tại thị trường Việt Nam cho thấy ngành sơn Việt Nam còn nhiều dư địa để phát triển.
Tạo sức bật cho sản phẩm công nghiệp chủ lực tăng cạnh tranh trong chuỗi cung ứng

Tạo sức bật cho sản phẩm công nghiệp chủ lực tăng cạnh tranh trong chuỗi cung ứng

Hỗ trợ phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực cần đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, giúp doanh nghiệp tham gia vào chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động