Tâ |
Trong đó, nội dung vi phạm chủ yếu là phá rừng trái phép 636 vụ, giảm 82 vụ so với cùng kỳ, khai thác gỗ trái phép 433 vụ giảm 94 vụ, mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép 1.889 vụ, giảm 395 vụ, vi phạm chế biến lâm sản trái với các quy định của nhà nước 350 vụ, tăng 26 vụ. Các cơ quan chức năng đã xử lý 3.335 vụ, trong đó xử lý hình sự 108 vụ, xử lý hành chính 3.227 vụ.
Tình hình chống người thi hành công vụ tại các tỉnh Tây Nguyên có chiều hướng gia tăng. Tính từ năm 2015 đến tháng 8/2016 đã xảy ra 20 vụ chống người thi hành công vụ có tổ chức làm 1 người chết, 30 người bị thương.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng tại các tỉnh Tây Nguyên xảy ra nhiều nhưng chưa có biện pháp ngăn chặn triệt để là do chính quyền cơ sở ở nhiều nơi còn thiếu kiên quyết trong xử lý đối với tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng trái phép; sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng chưa chặt chẽ, giá trị sản phẩm các loại cây công nghiệp ngày càng cao, dẫn đến người dân phá rừng để canh tác, đồng thời xuất hiện các hiện tượng di cư tự do…
Ông Nguyễn Quốc Trị - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp, Cục trưởng Cục Kiểm lâm - đánh giá: Số vụ vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng và diện tích rừng bị thiệt hại tại các tỉnh Tây Nguyên có giảm, nhưng thực tế vẫn chưa kiểm soát được tình trạng mất rừng, lâm tặc ngày càng tăng, hoạt động tinh vi và có tổ chức. Trong thời gian tới, các địa phương trong vùng cần tìm hiểu những tồn tại bất cập trong hệ thống văn bản để tham mưu cho các cấp sửa đổi phù hợp. Cần có sự phối hợp tốt hơn giữa các cấp, ngành, kiên quyết xử lý nghiêm các chủ rừng để xảy ra mất rừng. Các ứng dụng công nghệ trong quản lý bảo vệ rừng, theo dõi và cảnh báo về nguy cơ cháy rừng cũng cần được áp dụng. Lực lượng kiểm lâm ngoài nhiệm vụ giữ rừng còn phải biết phát triển rừng, làm công tác dân vận, khuyến nông, khuyến lâm, góp phần ổn định đời sống nhân dân để tránh những hành vi xâm phạm rừng.