Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ hai 25/11/2024 01:32

Thái Bình: Hơn trăm hec ta lúa chết hàng loạt nghi do nhiễm mặn cần sớm làm rõ nguyên nhân

Người dân 5 thôn xã An Tân, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình đang đứng, ngồi không yên vì hơn 170ha lúa vụ chiêm xuân chết trắng khắp cánh đồng.

“Ăn đong” trên “quê hương năm tấn”

Thái Bìnhtừng được mệnh danh là “vựa lúa” của cả miền Bắc, “cái nôi” của danh hiệu “quê hương năm tấn” với đất đai phì nhiêu, màu mỡ. Song những ngày này, khắp ngõ xóm của 5 thôn (Tân Phương, Tân Dũng, Tân An, Tân Trường, Tân Cường) của xã An Tân, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình đâu đâu người dân cũng nói chuyện mất mùa, đi lo đong gạo ăn do lúa chết trắng khắp cánh đồng, không cho thu hoạch.

Những cánh đồng "trắng" tại xã An Tân, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình

Đứng trước những mảnh ruộng từng là “bờ xôi ruộng mật”, khi sản xuất lúa 2 vụ và hoa màu vụ đông cho thu hoạch hàng chục triệu/năm nay chỉ còn trơ gốc rạ, ông Bùi Ngọc Vinh thôn Tân Cường và ông Mai Công Quang thôn Tân Phương đại diện cho hàng trăm hộ dân của 5 thôn thẫn thờ cho biết: Những năm trước, vào thời điểm này, sau khi thu hoạch xong hoa màu (cây thuốc lào), người dân 5 thôn đang chuẩn bị bước vào vụ thu hoạch lúa. Tuy nhiên, năm nay, cây thuốc lào và một số cây hoa màu khác như dưa hấu, dưa bao tử thất thu, năng suất sụt giảm. Còn hơn 170ha (theo báo cáo thực gieo cấy 135,8ha) lúa vụ chiêm xuân của toàn bộ 5 thôn xã An Tân (trước đây là xã Thụy Tân) cũng bị chết héo tới 90%. Phần còn lại thì rơi vào tình trạng có cây mà không có hạt, hoặc có hạt mà không ăn được vì bị đắng, lép.

Ghi nhận cho thấy, hiện cánh đồng chữ U từ đạc 1 đến đạc 5 đang xảy ra tình trạng lúa chết hàng loạt, phát triển kém, không thể cho thu hoạch. Theo ông Vinh, ông Quang và hàng trăm hộ dân cho biết: Thực hiện kế hoạch sản xuất của hợp tác xã, trong khoảng tháng 2/2023, người dân 5 thôn đã thực hiện gieo cấy diện rộng theo đúng thời vụ. Tuy nhiên, khi cấy xong khoảng 10 -12 ngày, cây mạ (cây lúa nhỏ) có hiện tượng chết héo hàng loạt. Người dân đã phải đi lúa giống từ một số địa phương khác để cấy (cá biệt có nhà cấy lại tới lần thứ 3) nhưng cây lúa vẫn vàng héo. Diện tích lúa còn lại đến khoảng thời gian trung tuần tháng 4 sinh trưởng, phát triển kém hơn so với cùng kỳ mọi năm và gần đây xuất hiện chết khoảng diện rộng.

Những thửa ruộng với thân cây lúa chết héo úa

Ông Trần Văn Lèo và ông Mai Nhân Duẩn, thôn Tân An cũng cho biết: Hàng chục năm qua, người dân vẫn cày cấy trên mảnh đất này, song chưa bao giờ người dân phải hứng chịu cảnh mất mùa như hiện tại. Điều này được thể hiện tại báo cáo cảo Đảng bộ xã, năm 2022 cho thấy năng suất lúa đạt 220kg/1 sào trở lên.

Cây mạ ươm giống tại nhà vẫn xanh tốt, khỏe mạnh. Tuy nhiên, khi đưa ra cánh đồng khoảng 10-12 ngày thì xuất hiện tình trạng héo úa, chết vàng. Người dân nghi ngờ do nước mặn nhưng vẫn thực hiện cấy bù, cấy dặm để bảo đảm mùa vụ song lúa vẫn cứ héo dần, càng bón phân càng chết. Bà con đã báo với chính quyền thôn, thôn đã có báo cáo với xã nhưng vẫn không có khuyến cáo cụ thể. Những đoàn cán bộ xã khi nhận được phản ánh của người dân đã trực tiếp xuống thăm đồng nhưng đều không có giải pháp cụ thể. Hiện tại hơn 100ha lúa không thể thu hoạch và chết trắng trên cánh đồng. Ngoài cây lúa, một số cây hoa màu như hành, tỏi, dưa hấu, dưa chuột bao tử, thuốc lào cũng phải hứng chịu chung số phận…chết héo”- ông Duẩn buồn bã chia sẻ.

Ông Mai Nhân Duẩn cùng những người dân bên thửa ruộng với diện tích lúa đã chết gần hết

Chua xót hơn, bà Nguyễn Thị Thoan, thôn Tân Phương còn cho biết gia đình đã thực hiện cấy tới lần 3 nhưng cây lúa vẫn chết. Hiện nhiều gia đình của 5 thôn đã phải đi “đong gạo” để hi vọng chờ tới vụ mùa sau. Nguyên nhân là bởi, người dân nơi đây chưa bao giờ phải gánh chịu cảnh mất mùa như hiện tại, luôn tự tin vào sản lượng hàng năm nên đã bán một phần lấy vốn phục vụ sản xuất, chỉ để lại một ít đủ ăn tới mùa gặt mới. Hiện tại, diện tích lớn lúa bị mất mùa khiến người dân rơi vào tình trạng thiếu lương thực, nguy cơ tái nghèo hiện hữu.

Sớm có câu trả lời thỏa đáng cho người dân

Theo hàng trăm hộ dân, nguyên nhân trực tiếp của việc lúa chết trắng hàng loạt, không thể cho thu hoạch là do bị nhiễm mặn nghi bởi cán bộ hợp tác xã “lấy nhầm” nước biển xả trực tiếp vào nội đồng.

Ông Bùi Ngọc Vinh và hàng trăm hộ dân đều cho biết: Xã An Tân nằm ở phía Bắc huyện Thái Thụy. Hàng năm, người dân đều lấy nước từ hệ thống kênh N2 để phục vụ sản xuất. Tuy nhiên, từ vụ đông 2022, do hệ thống kênh N2 thực hiện cải tạo, sửa chữa bờ kè nên lượng nước chảy về không đủ. Chính vì vậy, khoảng tháng 9, 10, 11/2022, Ban quản lý Hợp tác xã Thụy Tân đã sử dụng nguồn nước từ cống Cao Cổ (cống này giáp với sông Hóa, một nhánh sông đổ ra biển của hệ thống sông Thái Bình do Xí nghiệp khai thác công trình thủy lợi huyện Thái Thụy quản lý) với hi vọng có nước ngọt phục vụ sản xuất. Tuy nhiên, hàng năm vào tháng 10, 11 do điều kiện thủy văn nên người dân chỉ có thể lấy được một lượng nước ngọt trên bề mặt. Để lấy được nước ngọt, cán bộ thủy nông phải dùng phai gỗ đặt ngầm phía dưới bề mặt ngăn chặn sự xâm nhập của nước mặn (nước ngọt trên bề mặt, nước biển phía dưới-người dân cho biết).

Người dân cho rằng lúa bị nhiễm mặn nên nhổ rễ bị thâm đen, không có rễ trắng

Song do không hiểu quy trình, cán bộ Hợp tác xã Thụy Tân đã không dùng phai gỗ đặt ngầm mà kéo toàn bộ cánh cống (lấy cả tầng nước bề mặt và dưới đáy) khiến một lượng lớn nước mặn xâm nhập vào nội đồng gây ra tình trạng đất và lúa bị nhiễm mặn khiến cây lúa và hoa màu chết hàng loạt”- ông Vinh cho biết.

Đồng thời, nguyên nhân thứ hai, theo ông Vinh và các hộ dân, hàng năm, từ tháng 9, 10 hợp tác xã đều thực hiện đắp đập, đóng cửa cống để ngăn mặn. Tuy nhiên, từ tháng 9,10/2022 đến thời điểm hiện tại, Hợp tác xã An Tân đã không thực hiện đắp đập ngăn mặn. Thậm chí, cống Cao Cổ có hai cửa cống thì một cửa được đóng chặt, cửa còn lại thì cánh bị hỏng nhưng không được sửa chữa khiến nước mặn hàng ngày theo thủy triều chảy vào nội đồng rất lớn kéo dài đến tận 2/2023.

Hàng trăm hộ dân đều cho rằng lúa và hoa màu bị chết là do nguồn nước trong nội đồng bị nhiễm mặn

Nghi ngờ của người dân là thế, song tại Báo cáo số 163/BC-SNNPTNT-TL ngày 5/6/2023 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Bình cho rằng: Nhiều cơ quan đơn vị đã có những báo cáo về vụ việc cụ thể bằng Báo cáo số 72/BC-CCTL ngày 31/5/2023 của Chi cục Thủy lợi; Báo cáo số 149/BC-CTKTCTTLB ngày 31/5/2023 của Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Bắc Thái Bình về việc lúa chết chòm, chết khoảng tại xã An Tân, xã Hồng Dũng; Báo cáo số 140/BC-UBND ngày 1/6/2023 của UBND huyện Thái Thụy về tình trạng sản xuất lúa vụ Xuân năm 2023.

Căn cứ vào các báo cáo này, Sở NN&PTNT tỉnh Thái Bình khẳng định: Không có việc lấy nước nhiễm mặn từ thời điểm lấy nước đổ ải phục vụ gieo cấy lúa Xuân năm 2023 cho đến thời điểm hiện tại (qua cống Cao Cổ) vào hệ thống kênh nội đồng làm ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển phần diện tích lúa của xã An Tân, xã Hồng Dũng. Nguyên nhân chính khiến một số diện tích lúa của xã An Tân, xã Hồng Dũng sinh trưởng, phát triển kém là do đất của 02 xã này là đất chua mặn, đã được cải tạo tầng đất canh tác trong nhiều năm qua; vụ Lúa xuân năm 2023, do thời tiết từ cuối tháng 2 đến trung tuần tháng 3 có nhiều đợt không khí lạnh (độ ẩm thấp, thời tiết hanh khô, lượng mưa thấp gần như không có mưa đến đầu tháng 5/2023) nên đã gây ra hiện tượng thẩm thấu, bốc chua mặn dẫn đến tái mặn ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của lúa; Đặc biệt với một số hộ nông dân, do sử dụng các giống lúa không phù hợp với vùng đất nhiễm mặn nên lúa phát triển kém, lúa không trỗ bông được hoặc có trỗ nhưng bông nhỏ, tỷ lệ lép cao là không tránh khỏi.

Những thửa ruộng trơ trọi không thể cho thu hoạch

Trong khi đó, trao đổi với phóng viên về vấn đề trên, ông Nguyễn Văn Hải – Phó chủ tịch UBND xã An Tân cho biết: Xã cũng chưa thể trả lời nguyên nhân lúa chết là do đâu, phải chờ kết quả xác minh. Địa phương đang đề nghị cấp có thẩm quyền chuyên môn đánh giá nguyên nhân có phải do nước mặn hay không. Hiện Sở Tài nguyên và Môi trường đã về lấy mẫu đất, nước ở các vị trí của 5 thôn. Trong thời gian tới, chính quyền mong cơ quan chứ năng sớm có kết quả, để chỉ đạo bà con nông dân tiếp tục sản xuất vụ mùa đảm bảo diện tích cấy lúa của địa phương.

Về việc người dân có đơn yêu cầu làm rõ trách nhiệm của cán bộ vận hành cống Cao Cổ lấy nước vào đồng ruộng, theo ông Hải, việc này phải chờ kết quả xét nghiệm đất, nước có nhiễm mặn hay không. Từ đó, chính quyền mới xác minh được cụ thể.

Đối với phản ánh của người dân cho rằng, phía UBND xã đã thiếu trách nhiệm, chậm trễ và “bình chân như vại” trong việc giải quyết kiến nghị của người dân. Ông Hải cho rằng, sau khi nhận được đơn của nhân dân, UBND xã đã tiến hành tiếp nhận đơn và mời các hộ đại diện lên giải quyết. Khi xảy ra việc này, chính quyền đã có báo cáo, gửi tờ trình lên cấp trên xem xét để tạo điều kiện giúp đỡ địa phương.

Khi được đặt câu hỏi người dân đã phản ánh tình trạng trên trong các cuộc tiếp xúc cử tri từ khoảng tháng 10-11/2022 đúng hay không? Đến đây, ông Hải thừa nhận: “Người dân đã ý kiến từ khoảng tháng 10/2022 nhưng cuối tháng 3-4/2023 mới có đơn đề nghị UBND xã vào cuộc”. Phóng viên đề nghị cho biết thời điểm nào xã gửi báo cáo lên cấp trên về những kiến nghị, phản ánh của người dân thì ông Hải không trả lời cụ thể.

Lúa chết, người dân rơi vào tình cảnh...trắng tay
Không chỉ lúa mà hoa màu của người dân cũng rơi vào tình trạng chết và kém phát triển

Liên quan vấn đề này, ngày 8/6, phóng viên đã có trao đổi với ông Lê Văn Nghiên, Chánh văn phòng UBND huyện Thái Thụy. Qua trao đổi, ông Nghiên cho biết ông phụ trách tiếp công dân và mới nhận được đơn của người dân khoảng 2 tuần trở lại đây. Ngay sau đó, huyện đã giao cho UBND xã phối hợp với ngành chức năng tiến hành kiểm tra, xác minh, báo cáo lại để có những giải pháp. Huyện đã có báo cáo gửi UBND tỉnh để kiến nghị giải quyết sự việc. Đồng thời, huyện cũng đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường xuống lấy mẫu đất và nước xác định nguyên nhân cụ thể để phục vụ sản xuất vụ mùa tới đây. Liên quan đến phản ánh về việc thiếu trách nhiệm của cán bộ vận hành thủy nông để nước mặn nhiễm vào nội đồng, ông Nghiên cho biết cần phải xác minh cụ thể và huyện đã giao cho các cơ quan chức năng xử lý, làm rõ.

Về một số thông tin cho rằng, cán bộ huyện đưa ra đánh giá cho rằng nông dân ở xã An Tân khi gặt xong vụ mùa thường để ruộng hoang, không chịu làm đất, cày ải, phơi ải, nên cỏ dại ăn hết chất trong đất dẫn đến lúa vụ chiêm thường năng suất kém. Về việc này ông Nghiên cho rằng, đây là thông tin chưa chính xác. Ông sẽ có những trao đổi cụ thể với bà con trong thời gian tới.

Trước sự việc này, người dân tại xã An Tân cho biết sẽ tiếp tục kiến nghị với các cơ quan có chức năng của Trung ương và địa phương về lấy mẫu nước và đất làm rõ nguyên nhân của việc lúa, hoa màu chết hàng loạt để yên tâm xây dựng phương án tiếp tục sản xuất.

Thiết nghĩ, UBND tỉnh Thái Bình cần có những chỉ đạo quyết liệt tới các Sở ban, ngành sớm xác minh làm rõ nguyên nhân sự việc, xử lý nghiêm cán bộ sai phạm (nếu có) và trả lời cụ thể cho người dân được biết. Và hơn hết, trước tình thế cấp bách để đảm bảo kịp thời vụ cho bà con nông dân, chính quyền địa phương cần có những giải pháp hỗ trợ kịp thời và lâu dài để ổn định đời sống của người dân.

Gia Minh - Ngọc Tiến
Bài viết cùng chủ đề: Pháp luật - Điều tra

Tin cùng chuyên mục

CEO Vương Long gỡ video sai sự thật về Laura Coffee

Hộp thư bạn đọc ngày 14/11: Phản ánh liên quan đến sản phẩm Hoa Nhất; bãi xe phường Yên Sở

Hải Phòng: Chủ hàng ăn khám…răng, loạn nha khoa không phép

Công ty TNHH Hamachi Việt Nam 'vô tư' rao bán xe điện Durable thuộc diện cấm lưu thông?

Thấy gì từ trang web Công ty Nhật Hưng bán 1 tấn bò khô '4 không'?

Vụ lô đất gần 7 tỷ đồng thiếu 58m2 ở Hà Nội: Người trúng đấu giá đất có được trả lại tiền?

Người dùng liên tiếp phàn nàn về chất lượng, website bán xe điện Hokido bất ngờ 'bốc hơi'

Hải Phòng: Người dân khốn khổ sống trong chung cư xuống cấp

Hộp thư bạn đọc ngày 7/11: Tổng cục Hải quan phản hồi thông tin; phản ánh liên quan GFDI

Người dùng phản ánh xe điện Hokido kém chất lượng, nhiều nghi vấn về nguồn gốc, xuất xứ

Quản lý thị trường Hà Nội xử phạt cơ sở bán vàng Như An Diamond sau phản ánh của Vuasanca

Thanh Hóa: Người dân lo ngại ô nhiễm môi trường khi quy hoạch khu xử lý rác tại xã Yên Lạc

Hộp thư bạn đọc ngày 31/10: Phản ánh về Công ty TNHH Tốp Tên, trang Facebook Phan Thủy Tiên

Tuyên Quang: Kiên quyết xử lý Công ty Hồng Phát làm trang trại nuôi lợn đổ đất thải trái phép

Hà Nội: Trúng đấu giá lô đất gần 7 tỷ đồng, phát hiện bị thiếu 58m2

Mua căn hộ chung cư Phương Đông Green Park, người dân bất an vì dự án vướng loạt sai phạm

TikToker Phan Thủy Tiên lại vướng lùm xùm quảng cáo mỹ phẩm trái quy định

Hà Nội: Mua căn hộ Hado Parkside giá tiền tỷ, cư dân mòn mỏi đợi sổ hồng

Vụ 10.000 chai nước hoa nghi nhập lậu: Phan Thủy Tiên lên tiếng

Hộp thư ngày 24/10: Phản ánh về cửa hàng Owen, mỹ phẩm Kahanna, quán Bar 1900