Phá hủy hàng nghìn cạm bẫy, giải cứu chim trời thoát nạn tận diệt "Thiên la địa võng" tàn sát chim hoang dã ngay giữa Thủ đô |
Thời gian gần đây, dọc tuyến quốc lộ ven biển, qua địa bàn TP Sầm Sơn và huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa xuất hiện rất nhiều “thiên la địa võng”, giăng lưới để đánh bắt chim trời. Theo đó, người dân đã sử dụng các công cụ, dụng cụ để bẫy bắt, tận diệt chim hoang dã, chim di cư.
Để ngăn chặn hành vi bẫy chim hoang dã, chim di cư, các lực lượng chức năng của tỉnh Thanh Hóa, trong đó nòng cốt là lực lượng Kiểm lâm đã tăng cường kiểm tra và sẽ xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Dưới các khu ruộng, những người săn chim trời đặt các hình nộm chim giả và giăng bẫy khắp nơi |
Cùng với việc đẩy mạnh tuyên truyền về quản lý, bảo vệ, bảo tồn chim hoang dã, chim di cư, lực lượng Kiểm lâm đã tăng cường tuần tra, kiểm soát các khu vực trọng điểm về săn, bắt, buôn bán, tiêu thụ các loài chim hoang dã, di cư; tổ chức triệt phá các tụ điểm săn bắn, bẫy bắt, mua bán, vận chuyển, kinh doanh trái pháp luật các loại chim hoang dã, chim nước di cư trên địa bàn, đặc biệt là các chợ, các nhà hàng kinh doanh ăn uống…
Theo Chi cục Kiểm lâm Thanh Hóa, hiện lực lượng Kiểm lâm đã tăng cường tuần tra, kiểm soát, đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho người dân. Quan trọng nhất, bản thân người dân phải ý thức được việc săn, bắt, buôn bán, tiêu thụ các loài chim hoang dã, di cư là hành vi bị nghiêm cấm, trái với quy định của pháp luật.
Lực lượng Kiểm lâm giải cứu chim bị mắc bẫy lưới, đồng thời phá hủy các công cụ bẫy chim trời |
Bảo vệ các loài chim hoang dã trong mùa di cư hàng năm chính là bảo vệ sự đa dạng sinh học của tự nhiên, góp phần cân bằng hệ sinh thái môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống. Do vậy, để hạn chế triệt để những hành vi giăng lưới, săn bắt chim di cư như hiện nay, ngoài sự vào cuộc quyết liệt hơn nữa của lực lượng chức năng thì rất cần nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư về công tác này.
Theo quy định của pháp luật, các hành vi săn bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển, tàng trữ, mua bán, chế biến, kinh doanh trái pháp luật các loài chim hoang dã, di cư có thể bị xử lý hành chính, phạt từ 1 triệu đồng đến 360 triệu đồng hoặc xem xét khởi tố hình sự tùy theo mức độ vi phạm.