Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thành ủy Hà Nội phổ biến, quán triệt Luật Thủ đô số 39/2024/QH15

Sáng 11/10, Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội nghị phổ biến, quán triệt Luật Thủ đô số 39/2024/QH15.
Luật Thủ đô: Cần dành nguồn vốn cho doanh nghiệp chuyển đổi số Bộ Nội vụ hướng dẫn thi hành Luật Thủ đô như thế nào? Công chức, viên chức ở Thủ đô Hà Nội được tăng thêm thu nhập từ ngày 1/1/2025

Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến, từ trụ sở UBND thành phố tới các sở, ban, ngành; 30 quận, huyện, thị xã và 579 xã, phường, thị trấn; với khoảng 30.000 đại biểu tham dự.

Nắm vững quan điểm, tinh thần của Luật Thủ đô

Phát biểu khai mạc hội nghị, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, ngày 28/6/2024, tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa 15 đã thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi). Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025; trong đó có 5 nội dung có hiệu lực thi hành từ 1/7/2025.

Đây là đạo luật rất quan trọng đối với Thủ đô Hà Nội, quy định rõ hơn về vị trí, vai trò của Thủ đô và những cơ chế, chính sách đặc thù trong việc xây dựng, quản lý và bảo vệ Thủ đô; qua đó tạo thể chế thuận lợi, mở đường, khơi thông mọi nguồn lực để xây dựng, phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại” theo Nghị quyết số 15 ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị.

Thành ủy Hà Nội phổ biến, quán triệt Luật Thủ đô số 39/2024/QH15
Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh phát biểu khai mạc hội nghị

Thay mặt lãnh đạo TP. Hà Nội, ông Trần Sỹ Thanh trân trọng cảm ơn lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Bộ, ban, ngành Trung ương đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao, định hướng các cơ chế, chính sách lớn cho việc triển khai xây dựng Luật Thủ đô; các đại biểu Quốc hội, lãnh đạo các tỉnh, thành phố trong cả nước, các chuyên gia, nhà khoa học… đã dành tình cảm, quan tâm, ủng hộ và tích cực tham gia đóng góp ý kiến cho việc xây dựng, hoàn thiện Luật Thủ đô.

Đặc biệt là sự hỗ trợ, giúp đỡ rất tích cực, hiệu quả của Bộ Tư pháp, Ủy ban pháp luật của Quốc hội trong suốt quá trình xây dựng Luật, trình Quốc hội thông qua, ban hành Luật Thủ đô thời gian vừa qua.

Theo ông Trần Sỹ Thanh, sau khi Luật Thủ đô được Quốc hội thông qua, Thủ tướng Chính phủ, Thành ủy, HĐND, UBND thành phố đã ban hành nhiều kế hoạch, văn bản để chỉ đạo triển khai thi hành Luật Thủ đô. Cụ thể là: Tuyên truyền, phổ biến, quán triệt Luật Thủ đô; xây dựng các văn bản để tổ chức thi hành Luật; rà soát hệ thống văn bản của thành phố và theo dõi việc thi hành pháp luật và rất nhiều nhiệm vụ khác có liên quan.

“Khối lượng công việc cần triển khai thực hiện rất lớn và phức tạp, do Luật Thủ đô có nhiều cơ chế, chính sách đặc thù, nhiều quy định mới so với hệ thống pháp luật hiện hành. Từ đó, yêu cầu đặt ra là các cấp, ngành, mỗi cán bộ, công chức của thành phố phải nắm vững tư tưởng, quan điểm, tinh thần của Luật Thủ đô; hiểu rõ được các quy định cụ thể cũng như mối quan hệ giữa các quy định của Luật Thủ đô trong tổng thể chung của hệ thống pháp luật”, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh nhấn mạnh.

Ông Trần Sỹ Thanh cũng cho biết, Hội nghị phổ biến, quán triệt Luật Thủ đô nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, ngành, cán bộ đảng viên, công chức, viên chức và Nhân dân trong việc triển khai thi hành Luật Thủ đô và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Hội nghị còn là hoạt động có ý nghĩa thiết thực trong chuỗi các hoạt động hưởng ứng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024) và hưởng ứng Ngày pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (ngày 9/11/2024).

“Qua hội nghị này, tôi mong muốn và tin tưởng rằng các các cấp, ngành, mỗi cán bộ, công chức, viên chức của thành phố sẽ hiểu rõ, nắm vững hơn những tư tưởng, quan điểm cũng như các quy định cụ thể của Luật Thủ đô; qua đó giúp thành phố triển khai thi hành Luật một cách đồng bộ, thống nhất, kịp thời, hiệu quả theo đúng kế hoạch và các văn bản chỉ đạo của Trung ương và thành phố, ông Trần Sỹ Thanh cho biết.

Nhiều giải pháp chính sách đặc thù, vượt trội

Quán triệt một số nội dung cơ bản của Luật Thủ đô, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Quốc hội Nguyễn Phương Thủy cho biết: Luật Thủ đô gồm 7 chương, 54 điều (tăng 3 chương, 27 điều so với Luật Thủ đô năm 2012), bám sát 5 quan điểm chỉ đạo xây dựng dự thảo và 9 nhóm chính sách đã được Quốc hội quyết định với nhiều nội dung mới, hướng đến việc phân quyền, phân cấp mạnh mẽ trên các lĩnh vực... cùng nhiều giải pháp chính sách đặc thù, vượt trội, phù hợp với tình hình thực tiễn, định hướng phát triển đất nước, Thủ đô Hà Nội trong giai đoạn mới.

Thành ủy Hà Nội phổ biến, quán triệt Luật Thủ đô số 39/2024/QH15
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Quốc hội Nguyễn Phương Thủy quán triệt một số nội dung cơ bản của Luật Thủ đô.

Luật đã chỉnh lý nhiều quy định quan trọng, bảo đảm tổ chức chính quyền Thủ đô theo hướng tinh gọn, chuyên nghiệp, hiện đại, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Hà Nội được bầu 125 đại biểu HĐND thành phố, trong đó có ít nhất là 25% tổng số đại biểu hoạt động chuyên trách (tăng 30 đại biểu so với hiện tại). Thường trực HĐND thành phố hoạt động chuyên trách có không quá 11 thành viên, gồm chủ tịch, không quá 3 phó chủ tịch (tăng 1 phó chủ tịch và 4 thành viên Thường trực HĐND thành phố).

Thành ủy Hà Nội phổ biến, quán triệt Luật Thủ đô số 39/2024/QH15
Quang cảnh hội nghị

Đối với UBND TP. Hà Nội, Luật Thủ đô (sửa đổi) phân cấp cho chính quyền thành phố quyết định thành lập mới đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý; UBND, Chủ tịch UBND, cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác thuộc UBND các cấp được phân cấp hoặc ủy quyền thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn do pháp luật quy định.

Cùng với quy định về việc phân cấp, ủy quyền giữa các cấp chính quyền của Thành phố, Luật đã bổ sung quy định về việc phân cấp, ủy quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, bộ, ngành cho các cơ quan của thành phố để cụ thể hóa chủ trương đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền.

Luật cũng xác định, Nhà nước ưu tiên đầu tư, thu hút các nguồn lực nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh của Thủ đô để xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô.

Luật cũng mở ra “kỷ nguyên mới” trong phát triển hạ tầng giao thông Hà Nội theo hướng cho phép đầu tư phát triển đường sắt đô thị được ưu tiên áp dụng mô hình TOD (phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng), bảo đảm hiện đại, đồng bộ, bền vững. Trong khu vực TOD, thành phố được thu và sử dụng 100% tiền thu đối với một số khoản thu để tái đầu tư xây dựng đường sắt đô thị, hệ thống giao thông công cộng, hạ tầng kỹ thuật kết nối với hệ thống vận tải hành khách công cộng.

Với các dự án hạ tầng giao thông lớn, điểm đáng quan tâm nhất là Điều 43, Luật Thủ đô (sửa đổi) với nội dung: “Tách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng ra khỏi dự án đầu tư công”. Như vậy, "nút thắt" giải phóng mặt bằng vốn gây chậm tiến độ hàng loạt dự án giao thông trọng điểm của Hà Nội được tháo gỡ…

Tại Hội nghị, Ban Tổ chức đã trao Bằng khen của Chủ tịch UBND TP. Hà Nội cho 36 tập thể, 79 cá nhân có thành tích trong công tác xây dựng, ban hành Luật Thủ đô.

Phong Vân
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Luật Thủ đô

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hội nghị cấp cao ASEAN 44, 45 thông qua nhiều văn kiện rất quan trọng về kinh tế

Hội nghị cấp cao ASEAN 44, 45 thông qua nhiều văn kiện rất quan trọng về kinh tế

Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 đã được tổ chức thành công tại Lào. Sau sự kiện, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã có những chia sẻ về kết quả của hội nghị.
Tập trung phát triển vành đai công nghiệp - đô thị - du lịch vùng Trung du và miền núi phía Bắc

Tập trung phát triển vành đai công nghiệp - đô thị - du lịch vùng Trung du và miền núi phía Bắc

Tập trung phát triển vành đai công nghiệp - đô thị - dịch vụ, các chuỗi sản phẩm tập trung chủ yếu tại Bắc Giang - Thái Nguyên - Phú Thọ - Hòa Bình.
Cụ thể hóa các hợp tác giữa tỉnh Vĩnh Phúc và tỉnh Mayabeque của Cuba

Cụ thể hóa các hợp tác giữa tỉnh Vĩnh Phúc và tỉnh Mayabeque của Cuba

Ngày 11/10, tại Vĩnh Yên, Đoàn đại biểu do Đại sứ đặc mệnh Cuba tại Việt Nam Orlando Nicolas Hernandez Guillen làm Trưởng đoàn đến làm việc tại Vĩnh Phúc.
Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc: Việt Nam là hình mẫu của hoà bình, là ‘ngôi sao của ASEAN’

Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc: Việt Nam là hình mẫu của hoà bình, là ‘ngôi sao của ASEAN’

Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc mong Việt Nam tiếp tục đi đầu trong các nỗ lực thúc đẩy hoà bình, ổn định, phát triển bao trùm và bền vững trên toàn cầu.
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV sẽ khai mạc vào ngày 21/10/2024

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV sẽ khai mạc vào ngày 21/10/2024

Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV sẽ khai mạc vào ngày 21/10/2024, dự kiến bế mạc vào sáng 30/11/2024.

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam - Ấn Độ nhất trí xem xét khả năng đàm phán FTA, nâng tầm hợp tác thương mại

Việt Nam - Ấn Độ nhất trí xem xét khả năng đàm phán FTA, nâng tầm hợp tác thương mại

Thủ tướng hai nước Việt Nam - Ấn Độ nhất trí sớm đàm phán Hiệp định thương mại tự do song phương, tăng cường hợp tác thương mại, đầu tư, du lịch hai bên...
HSBC nâng dự báo tăng GDP của Việt Nam từ 6,5% lên 7% trong năm nay

HSBC nâng dự báo tăng GDP của Việt Nam từ 6,5% lên 7% trong năm nay

Diễn biến bất ngờ tích cực trong quý 3/2024 đã khiến HSBC nâng dự báo tăng trưởng GDP năm 2024 của Việt Nam lên 7,0%, dự báo trước đó là 6,5%.
Việt Nam - Nhật Bản: Mở rộng hợp tác sang lĩnh vực bán dẫn, chuyển đổi xanh, trí tuệ nhân tạo

Việt Nam - Nhật Bản: Mở rộng hợp tác sang lĩnh vực bán dẫn, chuyển đổi xanh, trí tuệ nhân tạo

Thủ tướng đề xuất, Việt Nam - Nhật Bản mở rộng hợp tác sang các lĩnh vực mới như chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn, bán dẫn, trí tuệ nhân tạo...
Phấn đấu đến 2030 kim ngạch thương mại Việt Nam - Indonesia đạt 18 tỷ USD

Phấn đấu đến 2030 kim ngạch thương mại Việt Nam - Indonesia đạt 18 tỷ USD

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị đưa kim ngạch thương mại Việt Nam - Indonesia sớm đạt 18 tỷ USD theo hướng cân bằng hơn, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tháp tùng Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Thủ tướng Australia

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tháp tùng Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Thủ tướng Australia

Trong khuôn khổ Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 và các hội nghị liên quan diễn ra tại Lào, sáng 11/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Thủ tướng Australia.
Thứ trưởng Phan Thị Thắng gợi mở giải pháp cho ngành Công Thương khu vực phía Nam bứt phá tăng trưởng

Thứ trưởng Phan Thị Thắng gợi mở giải pháp cho ngành Công Thương khu vực phía Nam bứt phá tăng trưởng

Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng đã chỉ rõ hạn chế và nêu ra những giải pháp lớn giúp ngành Công Thương khu vực phía Nam bứt phá tăng trưởng.
Việt Nam đề xuất ASEAN-Hoa Kỳ thúc đẩy hợp tác khoa học công nghệ, công nghiệp bán dẫn

Việt Nam đề xuất ASEAN-Hoa Kỳ thúc đẩy hợp tác khoa học công nghệ, công nghiệp bán dẫn

Thủ tướng Phạm Minh Chính hoan nghênh ASEAN - Hoa Kỳ thúc đẩy các cơ hội hợp tác khoa học công nghệ nhất là lĩnh vực công nghiệp bán dẫn, Al...
ASEAN-Ấn Độ phát huy hơn nữa thế mạnh, đưa hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư bứt phá

ASEAN-Ấn Độ phát huy hơn nữa thế mạnh, đưa hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư bứt phá

Thủ tướng nhấn mạnh ASEAN và Ấn Độ cần thúc đẩy hợp tác kinh tế-thương mại-đầu tư phát triển bứt phá, phát huy thế mạnh và mở cửa thị trường của nhau hơn nữa.
ASEAN-Australia: Mở cửa thị trường cho hàng nông sản, tạo đột phá trong hợp tác kinh tế, thương mại

ASEAN-Australia: Mở cửa thị trường cho hàng nông sản, tạo đột phá trong hợp tác kinh tế, thương mại

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, ASEAN-Australia cần tạo thuận lợi và mở cửa thị trường hơn nữa đối với các mặt hàng nông sản, để tạo đột phá trong hợp tác.
Thủ tướng kêu gọi doanh nghiệp Nhật Bản tăng cường đầu tư vào ASEAN

Thủ tướng kêu gọi doanh nghiệp Nhật Bản tăng cường đầu tư vào ASEAN

Thủ tướng khuyến khích doanh nghiệp Nhật Bản tăng cường đầu tư hơn nữa vào ASEAN, phát triển ngành công nghiệp phụ trợ, chuyển đổi số, bán dẫn, kinh tế xanh...
Thủ tướng Phạm Minh Chính: ASEAN - Hàn Quốc tăng cường hợp tác kinh tế, mở ra chân trời mới

Thủ tướng Phạm Minh Chính: ASEAN - Hàn Quốc tăng cường hợp tác kinh tế, mở ra chân trời mới

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã nêu ra 3 định hướng triển khai quan hệ ASEAN-Hàn Quốc tương xứng với tầm quan hệ mới, đặc biệt về hợp tác kinh tế...
Ngân hàng Thế giới cam kết hỗ trợ Việt Nam duy trì tăng trưởng kinh tế và thu hút đầu tư

Ngân hàng Thế giới cam kết hỗ trợ Việt Nam duy trì tăng trưởng kinh tế và thu hút đầu tư

Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới cam kết hỗ trợ Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu, duy trì tăng trưởng kinh tế và thu hút đầu tư.
Thủ tướng phê bình các địa phương chậm ban hành văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai

Thủ tướng phê bình các địa phương chậm ban hành văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai

Thủ tướng yêu cầu các địa phương chậm ban hành văn bản theo thẩm quyền hướng dẫn thi hành Luật Đất đai tổ chức kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm tổ chức, cá nhân.
Đâu là giải pháp để Việt Nam đạt mục tiêu tăng trưởng 7% trong năm 2024?

Đâu là giải pháp để Việt Nam đạt mục tiêu tăng trưởng 7% trong năm 2024?

Để đạt được mục tiêu tăng trưởng từ 7% trong năm 2024, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Thị Hương cho rằng, Việt Nam cần tập trung vào 6 giải pháp.
Bất cứ giá nào trong quy hoạch sử dụng đất cũng phải tính đến an ninh lương thực

Bất cứ giá nào trong quy hoạch sử dụng đất cũng phải tính đến an ninh lương thực

Chiều 10/10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về chủ trương điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Tổng thống Hàn Quốc đề nghị Việt Nam tạo điều kiện cho doanh nghiệp tham gia thị trường khí hoá lỏng LNG

Tổng thống Hàn Quốc đề nghị Việt Nam tạo điều kiện cho doanh nghiệp tham gia thị trường khí hoá lỏng LNG

Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol đề nghị Chính phủ Việt Nam tạo điều kiện cho doanh nghiệp Hàn Quốc tham gia vào các dự án năng lượng, khí hóa lỏng LNG...
Bữa sáng giao lưu đặc biệt của Thủ tướng 3 nước: Đẩy mạnh kết nối 3 nền kinh tế trên 5 lĩnh vực

Bữa sáng giao lưu đặc biệt của Thủ tướng 3 nước: Đẩy mạnh kết nối 3 nền kinh tế trên 5 lĩnh vực

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Thủ tướng Lào và Thủ tướng Campuchia đã có cuộc ăn sáng giao lưu đặc biệt với Hội đồng Tư vấn kinh doanh ASEAN.
Bổ sung quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động chứng khoán

Bổ sung quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động chứng khoán

Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi thông tin về sửa đổi, bổ sung quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán.
Tháo gỡ vướng mắc về công tác quy hoạch, đầu tư kinh doanh, đấu thầu

Tháo gỡ vướng mắc về công tác quy hoạch, đầu tư kinh doanh, đấu thầu

UBTVQH cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Sáng 10/10, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã dự và đọc diễn văn tại Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động