Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thấy gì qua các chỉ số xếp hạng quốc tế về Việt Nam

Đây là một trong các chỉ số xếp hạng quốc tế mới nhất của Việt Nam trong đánh giá quốc tế về các khía cạnh khác nhau của đời sống quốc gia và quốc tế.
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp: Cần có xếp hạng quốc tế Lienvietpostbank được Tổ chức xếp hạng quốc tế Moody’s nâng hạng tín nhiệm

Việt Nam xếp thứ 30 trong bảng xếp hạng các Quốc gia hùng mạnh nhất thế giới 2022 của tạp chí Mỹ US News & World Report (US News), với GDP được ước tính là 363 tỷ USD, GDP bình quân đầu người 11.553 USD (năm 2021 Việt Nam đứng thứ 47 trong số 78 quốc gia được US News đánh giá). Xếp hạng này dựa trên điểm trung bình được tính từ 5 yếu tố liên quan đến quyền lực của một quốc gia trên sân khấu toàn cầu: Sự lãnh đạo, có ảnh hưởng kinh tế, có ảnh hưởng chính trị, liên minh quốc tế mạnh và quân đội mạnh. Bảng xếp hạng là một phần của nghiên cứu "các quốc gia tốt nhất" mà tạp chí Mỹ thực hiện hàng năm, đánh giá 85 quốc gia dựa trên phản hồi từ 17.000 người.

Chuyên gia kinh tế TS. Nguyễn Minh Phong
Chuyên gia kinh tế TS. Nguyễn Minh Phong

Theo Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), Việt Nam thuộc nhóm quốc gia đạt được những tiến bộ lớn nhất (tăng 20 bậc) trong thập kỷ qua, năm 2022 xếp vị trí 48/132 quốc gia về Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) và xếp vị trí thứ 3 khu vực Đông Nam Á. Việt Nam dẫn đầu thế giới về nhập khẩu công nghệ cao, thuộc nhóm các kinh tế thu nhập trung bình có tốc độ tăng trưởng hiệu suất đổi mới nhanh nhất.

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đã cải thiện nhiều chỉ số xếp hạng quốc tế quan trọng khác, như: Chỉ số Năng lực cạnh tranh toàn cầu (GCI); chỉ số Nền kinh tế có đóng góp lớn nhất vào tăng trưởng toàn cầu; chỉ số nước đáng sống nhất thế giới; chỉ số Các nước an toàn nhất; chỉ số Quốc gia Hạnh phúc, chỉ số Xếp hạng bảo vệ nhà đầu tư; chỉ số Các nước "tốt nhất thế giới" và chỉ số Quyền lực mềm toàn cầu (Brand Finance Global Soft Power Index Report).

Đặc biệt, từ năm 2021, Việt Nam đã chính thức được xếp vào nhóm các nền kinh tế có "tự do trung bình" (Moderately Free), với điểm tổng thể của Việt Nam là 61,7 điểm (cao hơn mức trung bình của khu vực và thế giới), là nền kinh tế tự do đứng thứ 17/40 quốc gia ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương và đứng thứ 90/184 nền kinh tế trên thế giới trong bảng xếp hạng Chỉ số tự do kinh tế (Index of Economic Freedom 2021) của Heritage Foundation (Mỹ).

Bên cạnh các chỉ số về kinh tế, theo khảo sát và đánh giá của Liên hợp quốc, chỉ số phát triển bền vững (SDG) của Việt Nam đã liên tục gia tăng từ vị trí 88 vào năm 2016 lên 57 vào năm 2018 và 49 vào năm 2020. Tỷ lệ hộ nghèo đã giảm từ 9,88% cuối năm 2015 xuống dưới 3% vào năm 2020, với mức giảm trung bình là trên 1,4% mỗi năm.

Việt Nam đã đạt được sự tiến bộ trong xếp hạng của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) – cơ quan chuyên môn của Liên hợp quốc. Năm 2021, Việt Nam được WIPO xếp thứ 44 tức nằm trong khoảng tin cậy (từ khoảng 42 đến 47) của thứ hạng này.

Việt Nam xếp thứ 8 trong top 20 nền kinh tế tốt nhất để đầu tư năm 2019, tăng từ vị trí 23 của năm 2018 theo Tạp chí U.S. News & World Report.

Cũng trong năm 2019, Việt Nam ở vị trí thứ 23 trên tổng số 137 lực lượng quân sự trên thế giới trong bảng xếp hạng Sức mạnh Quân sự toàn cầu của Global Firepower, dựa trên hơn 55 tiêu chí để tính điểm…

Nhìn chung, dù đa dạng và khác nhau về thời điểm, song các chỉ số xếp hạng quốc tế của Việt Nam đều có xu hướng chung được cải thiện và góp phần củng cố vị thế quốc tế của Việt Nam. Chúng minh chứng cho các nỗ lực và khẳng định uy tín ngày càng được nâng cao của Việt Nam trên trường quốc tế.

Những xếp hạng quốc tế này cũng không tự nhiên mà có được. Đó là kết quả chuỗi nỗ lực không ngừng nghỉ của toàn thể hệ thống chính trị và nhân dân cả nước, với tinh thần “trên dưới đồng lòng, dọc ngang thông suốt” trong suốt bao năm qua; bền bỉ và kiên định, với sự triển khai đồng bộ nhiều chính sách cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; sửa đổi các quy định pháp luật; thúc đẩy cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh theo hướng hiện đại, minh bạch, tạo sự cạnh tranh công bằng, bình đẳng cho doanh nghiệp và tiệm cận với chuẩn mực quốc tế theo yêu cầu của WTO và các FTA thế hệ mới mà Việt Nam đã, đang và sẽ tiếp tục tham gia; thực hiện chính sách ngoại giao độc lập tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa, là bạn, đối tác tin cậy, trách nhiệm vì mục tiêu hòa bình, hợp tác, phát triển; hướng đến con người, lấy con người là trung tâm, chủ thể, nguồn lực và mục tiêu của phát triển…

Tất cả tạo cộng lực và là động năng mạnh mẽ để giúp Việt Nam phát triển kinh tế bền vững, nâng cao đời sống người dân và đóng góp vào sự thịnh vượng chung của khu vực và thế giới trong thời kỳ mới…/.

TS. Nguyễn Minh Phong
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Phát triển kinh tế

Tin cùng chuyên mục

Cần có “kế sách” ứng phó với những biến động thương mại toàn cầu

Cần có “kế sách” ứng phó với những biến động thương mại toàn cầu

Động lực thúc đẩy doanh nghiệp xuất khẩu xanh, xuất khẩu bền vững

Động lực thúc đẩy doanh nghiệp xuất khẩu xanh, xuất khẩu bền vững

Kỳ vọng Lâm Đồng bứt phá để phá vỡ ‘tảng băng’ trong thu hút đầu tư

Kỳ vọng Lâm Đồng bứt phá để phá vỡ ‘tảng băng’ trong thu hút đầu tư

Giảm chi phí logistics, đưa hàng Việt tiến sâu thị trường EU

Giảm chi phí logistics, đưa hàng Việt tiến sâu thị trường EU

Đình chỉ giám đốc Điện lực Hạ Long: Điện lực Quảng Ninh nêu tinh thần

Đình chỉ giám đốc Điện lực Hạ Long: Điện lực Quảng Ninh nêu tinh thần 'ai không làm đứng sang một bên'

Hướng tới một hệ thống logistics xanh và bền vững hơn

Hướng tới một hệ thống logistics xanh và bền vững hơn

Thúc đẩy xúc tiến thương mại, tăng trưởng kinh tế và hợp tác Việt Nam - Thuỵ Điển

Thúc đẩy xúc tiến thương mại, tăng trưởng kinh tế và hợp tác Việt Nam - Thuỵ Điển

Mục tiêu tăng trưởng 7% khả thi hơn nhờ kinh tế thế giới đang phục hồi

Mục tiêu tăng trưởng 7% khả thi hơn nhờ kinh tế thế giới đang phục hồi

'Bắt bệnh' nguyên nhân nông sản Việt vẫn đối diện với bài toán không ổn định

Tăng cường hợp tác logistics, đưa hàng Việt tiến sâu thị trường EU

Tăng cường hợp tác logistics, đưa hàng Việt tiến sâu thị trường EU

Năm 2025, sản xuất công nghiệp, xuất nhập khẩu và GDP có thể vượt năm 2024

Năm 2025, sản xuất công nghiệp, xuất nhập khẩu và GDP có thể vượt năm 2024

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh 'hiến kế' để ngành Công Thương về đích nhiều chỉ tiêu quan trọng

Mở rộng thị phần bán lẻ, doanh nghiệp Việt cần chú trọng sản phẩm mới

Mở rộng thị phần bán lẻ, doanh nghiệp Việt cần chú trọng sản phẩm mới

Đường dây 500 kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối: Động lực mới cho sự phát triển kinh tế đất nước

Đường dây 500 kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối: Động lực mới cho sự phát triển kinh tế đất nước

Bão YAGI tăng 6 cấp khi vào biển Đông, có khả năng nhấn chìm tàu trọng tải lớn

Bão YAGI tăng 6 cấp khi vào biển Đông, có khả năng nhấn chìm tàu trọng tải lớn

Phẫn nộ nhiều doanh nghiệp từ Trung Quốc lan truyền hình bản đồ lãnh thổ Việt Nam không chính xác

Phẫn nộ nhiều doanh nghiệp từ Trung Quốc lan truyền hình bản đồ lãnh thổ Việt Nam không chính xác

Lòng yêu nước, tinh thần dân tộc tiếp tục soi đường, dẫn lối

Lòng yêu nước, tinh thần dân tộc tiếp tục soi đường, dẫn lối

Phát huy tối đa nguồn lực, đưa thương mại Việt Nam - Trung Quốc lên tầm cao mới

Phát huy tối đa nguồn lực, đưa thương mại Việt Nam - Trung Quốc lên tầm cao mới

Miễn, giảm thuế để khuyến khích huy động nguồn lực cho phát triển văn hóa

Miễn, giảm thuế để khuyến khích huy động nguồn lực cho phát triển văn hóa

Lạng Sơn: Tạo thuận lợi cho xuất nhập khẩu qua cửa khẩu

Lạng Sơn: Tạo thuận lợi cho xuất nhập khẩu qua cửa khẩu

Xem thêm