Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ ba 26/11/2024 09:03

Thị trường dầu tuần qua “nóng” trong từng phiên giao dịch

Giá dầu thế giới liên tục biến động trong tuần qua, chịu tác động mạnh bởi Houthi tấn công các tàu ở Biển Đỏ và vệc rút khỏi tư cách thành viên OPEC của Angola.

Những sự kiện nổi bật trên thị trường năng lượng tuần qua

Tăng trưởng sản lượng dầu Mỹ chững lại. Tăng trưởng khai thác dầu thô ở Mỹ đã chậm lại đáng kể trong quý IV năm nay so với ba tháng trước đó, mặc dù sản lượng khí đốt tự nhiên vẫn tiếp tục tăng.

Theo một khảo sát của FED chi nhánh Dallas, chỉ số khai thác của ngành đã giảm từ 26,5 trong quý III xuống chỉ còn 5,3 trong quý hiện tại. Về khí đốt tự nhiên, chỉ số này nhích 15,4 trong quý III lên 17,9 trong quý IV.

Xuất khẩu dầu Nga vượt mức trước chiến sự. Trong cuộc họp của Hội đồng Phát triển Chiến lược và Dự án Quốc gia tuần này, Phó thủ tướng Nga Andrei Belousov cho biết, xuất khẩu dầu của nước này năm nay đã vượt 7% so với số liệu năm 2021, lên tổng cộng 250 triệu tấn. Theo đó, xuất khẩu dầu thô của Nga vào năm 2023 đã vượt quá 7% khối lượng xuất khẩu vào năm 2021 - ngay trước khi xảy ra xung đột Nga-Ukraine.

Cả dầu Brent và WTI đều đã tăng giá khoảng 3% trong tuần qua, chính thức đánh dấu tuần tăng thứ 2 liên tiếp sau 7 tuần “lao dốc không phanh”

Ông Belousov cho biết, Nga vẫn duy trì cung cấp năng lượng cho các nước thân thiện. Tuy nhiên, nguồn cung cho các nước không thân thiện đã giảm 71,4% so với năm 2021. Riêng mức giảm với Liên minh châu Âu (EU) đã là 77,7%.

Năm triệu thùng dầu Sokol của Nga bị mắc kẹt trên đường đến Ấn Độ. Gần 5 triệu thùng dầu thô loại Sokol của Nga đã không đến được các nhà máy lọc dầu Ấn Độ trong 4 tuần qua. Nguyên nhân của sự cố một phần là do các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với tàu chở dầu chở dầu thô của Nga vi phạm giới hạn giá do G7 áp đặt.

Giới hạn giá dầu do G7 và EU đặt ra nói rằng các chuyến hàng dầu thô của Nga sang các nước thứ 3 có thể sử dụng bảo hiểm và tài trợ của phương Tây nếu hàng hóa được bán ở mức hoặc dưới mức trần 60 USD/thùng. Biện pháp này có hiệu lực vào cuối năm 2022 khi EU áp đặt lệnh cấm vận đối với nhập khẩu dầu thô của Nga.

Thị trường dầu thô kết thúc tuần biến động

Đầu tuần (18-19/12) giá dầu thế giới tăng khi các nhà đầu tư lo lắng về sự gián đoạn đối với chi phí cung ứng và thương mại hàng hải sau khi các tay súng Houthi ở Yemen tấn công các tàu ở Biển Đỏ. Mức cao nhất ghi nhận được giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 2/2024 ở mức 72,88 USD/thùng. Trong khi giá dầu Brent giao tháng 2/2024 đứng ở mức 78,07 USD/thùng.

Tuần qua, giá dầu đã liên tục biến động trong từng phiên giao dịch

Giữa tuần (20-22/12) dầu thô tăng giá ở đầu phiên, giảm ở giữa phiên, hồi phục trở lại ở cuối phiên. Kết thúc phiên giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 2/2024 ở mức 74,07 USD/thùng. Trong khi giá dầu Brent giao tháng 2/2024 đứng ở mức 79,52 USD/thùng.

Tuy nhiên, vào cuối tuần (23-24/12) giá dầu thô giảm khi các nhà đầu tư kỳ vọng Angola có thể tăng sản lượng dầu sau khi rời nhóm OPEC. Mức thấp nhất ghi nhận được giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 2/2024 ở mức 73,49 USD/thùng. Trong khi giá dầu Brent giao tháng 2/2024 đứng ở mức 79 USD/thùng.

Giá dầu tăng do gián đoạn nguồn cung

Tuần qua, giá dầu đã liên tục biến động trong từng phiên giao dịch, chịu tác động mạnh bởi lực lượng Houthi ở Yemen tấn công các tàu ở Biển Đỏ và sự rút khỏi tư cách thành viên OPEC của Angola.

Theo ông Rob Thummel, giám đốc điều hành của công ty đầu tư năng lượng Tortoise Capital có trụ sở tại Kansas, các sự kiện ở Biển Đỏ làm tăng rủi ro địa chính trị và điều này khiến giá dầu tăng cao hơn khi các nhà giao dịch đánh giá khả năng gián đoạn nguồn cung gắn liền với rủi ro địa chính trị ngày càng tăng.

Trong khi đó, nhiều nhà phân tích cho rằng, tác động đến nguồn cung dầu từ các cuộc tấn công của Houthi và việc định tuyến lại của các công ty vận tải biển hiện vẫn khá hạn chế mặc dù phí bảo hiểm rủi ro đang tăng lên.

Theo giới chuyên gia, việc Angola tuyên bố rời OPEC không tác động nhiều đến nguồn cung toàn cầu nhưng điều này có thể làm gia tăng sự hoài nghi của thị trường về mức độ tuân thủ cam kết cắt giảm sản lượng của các thành viên khác trong nhóm. Thực tế, các nhà sản xuất ngoài OPEC (điển hình là Mỹ) đã tăng cường lấp đầy khoảng trống nguồn cung từ các thành viên của OPEC.

Tại Mỹ, chỉ số lạm phát quan trọng thấp hơn dự kiến, khiến nhà đầu tư lạc quan rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ giảm chi phí đi vay vào năm tới. Lãi suất thấp hơn làm giảm chi phí vay tiêu dùng, điều này có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nhu cầu về dầu.

Kỳ vọng FED có nhiều khả năng cắt giảm lãi suất vào năm tới cũng giúp đồng USD giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 7 so với rổ tiền tệ khác trong ngày thứ hai liên tiếp. Đồng USD yếu hơn có thể thúc đẩy nhu cầu dầu bằng cách làm cho nhiên liệu trở nên đắt hơn đối với người mua sử dụng các loại tiền tệ khác.

Bình Nguyên
Bài viết cùng chủ đề: Thị trường dầu mỏ

Tin cùng chuyên mục

Sắp diễn ra Hội nghị triển khai các Nghị định của Chính phủ về thúc đẩy năng lượng tái tạo

Lai Châu chấp thuận chủ trương đầu tư Trạm biến áp 220kV gần 430 tỷ đồng

Nga và OPEC hợp tác nhằm ổn định thị trường dầu mỏ

5 trụ cột giúp Việt Nam chuyển đổi sang phương tiện giao thông chạy điện

Hai doanh nghiệp lớn bắt tay hợp tác phát triển hệ thống trạm sạc xe điện toàn quốc

Cơ chế điều hành giá xăng dầu sẽ được quy định ra sao?

Tổng Giám đốc EVNNPC làm việc với UBND tỉnh và PC Sơn La

Quy định thương nhân phân phối không mua bán xăng dầu lẫn nhau: Không làm mất tính cạnh tranh trên thị trường

Công ty Thủy điện Quảng Trị: Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong chuyển đổi số

Bộ Công Thương làm việc cùng Hội đồng ngũ cốc Hoa Kỳ về hợp tác phát triển nhiên liệu sinh học

Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) vào ngày 30/11

Nga trở thành nhà cung cấp khí đốt chính cho EU lần đầu kể từ năm 2022

Sắp diễn ra Hội nghị triển khai các Nghị định của Chính phủ về thúc đẩy năng lượng tái tạo

Những góc khuất cần nhìn nhận sau đề xuất thương nhân phân phối được mua bán xăng dầu lẫn nhau

Làm lợi 1,43 tỷ đồng mỗi năm nhờ tiết kiệm năng lượng

Khí đốt Nga vẫn chảy đến châu Âu qua Ukraine

Vì sao xăng sinh học RON 92 E5 vẫn gặp thách thức tại thị trường Việt Nam?

Bài 5: Kinh nghiệm quốc tế và kỳ vọng

Vì sao châu Âu vẫn quan tâm đến khí đốt Nga?

Một quốc gia châu Âu tiếp tục nhận khí đốt từ Nga sau khi ‘đóng van’ với Áo