Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải thông tin về hoạt động kinh doanh xăng dầu tại Hội nghị Giao ban báo chí

Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải đã thông tin về hoạt động kinh doanh xăng dầu tại Hội nghị Giao ban báo chí do Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức sáng 15/11.
Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải làm rõ vấn đề chiết khấu xăng dầu và mua bán điện ở dự án Trung Nam Bộ Công Thương thực hiện hàng loạt giải pháp để bảo đảm nguồn cung xăng dầu

Thị trường xăng dầu có biến động đặc biệt

Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải chia sẻ, thị trường xăng dầu Việt Nam chịu ảnh hưởng, phụ thuộc lớn vào thị trường xăng dầu thế giới. Đây là điều hiển nhiên vì ta nhập khẩu 20-25% xăng dầu vào sử dụng thị trường trong nước, số còn lại do Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn và Bình Sơn sản xuất. Tuy nhiên, Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn đang nhập khẩu 100% nguồn dầu thô để chế biến. Nhà máy Lọc hóa dầu Bình Sơn cũng sử dụng 50% nguồn dầu thô nhập khẩu. Như vậy, chúng ta vẫn phụ thuộc 80% dầu thô và xăng dầu thành phẩm để sử dụng.

Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải thông tin về hoạt động kinh doanh xăng dầu tại Hội nghị Giao ban báo chí
Thị trường xăng dầu Việt Nam chịu ảnh hưởng lớn của tình hình khó khăn chung trên thị trường thế giới

Từ cuối năm 2021, đặc biệt kể từ khi cuộc xung đột vũ trang giữa Nga và Ucraine xảy ra (bắt đầu từ tháng 2/2022), thị trường xăng dầu thế giới có diễn biến phức tạp, nguồn cung khan hiếm, giá liên tục tăng cao (giá xăng dầu thành phẩm thế giới bình quân 10 tháng đầu năm 2022 đã tăng 57-85% so với cùng kỳ năm 2021). Tuy nhiên, từ cuối tháng 6 đến cuối tháng 9 năm 2022, giá xăng dầu có xu hướng giảm liên lục, đã hơn 10 lần giảm giá, người dân và doanh nghiệp sử dụng xăng dầu được hưởng lợi, CPI ổn định, nhưng doanh nghiệp xăng dầu thì chịu nhiều khó khăn. Từ đầu tháng 10 đến nay, giá thành phẩm xăng dầu thế giới lại có xu hướng tăng trở lại do quyết định giảm sản lượng khai thác dầu của Opec+ và hiện nay tiếp tục có diễn biến phức tạp.

"Hiện nay thị trường xăng dầu thế giới là không bình thường, thậm chí 1 số chuyên gia cho rằng đây là trạng thái dị biệt. Do đó, các giải pháp điều hành cũng sẽ có những chính sách đặc biệt, khác với bình thường" - Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải khẳng định.

Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nhấn mạnh, thời gian qua, việc điều hành mặt hàng xăng dầu được thực hiện với mục tiêu hài hòa lợi ích của người dân, người sử dụng xăng dầu; doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu; Nhà nước.

Trong khi đó, hiện nay, cơ quan điều hành chỉ có duy nhất 1 công cụ điều hành giá xăng dầu là Quỹ Bình ổn giá, để khi giá xăng dầu tăng quá cao thì bù vào. Tuy nhiên quỹ này sử dụng từ tiền mua xăng dầu của người dân, nên khi quỹ âm thì không còn tác dụng. Bên cạnh đó, công cụ về thuế phí đã được sử dụng thời gian qua. Song công cụ này chỉ có tác dụng với người dân và doanh nghiệp sử dụng xăng dầu, còn đối tượng là doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu thì không được hưởng lợi.

Ngoài ra, nguồn dự trữ xăng dầu quốc gia là nguồn quan trọng. Nhưng ta chỉ có 5-7 ngày dự trữ xăng dầu quốc gia, nằm ở doanh nghiệp. Trong khi các quốc gia khác như Nhật Bản, Úc là 90 ngày.

Trong điều kiện đó, thời gian qua, Liên Bộ Công Thương – Tài chính đã phối hợp chặt chẽ, thực hiện nhất quán, đúng quy định (trong việc tính toán, xác định, điều hành giá) tại Nghị định số 83/2014/NĐ-CP và Nghị định 95/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 83/2014/NĐ-CP, các Thông tư hướng dẫn và chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để điều hành giá xăng dầu trong nước phù hợp với diễn biến giá xăng dầu thế giới; sử dụng công cụ Quỹ Bình ổn giá một cách linh hoạt, hợp lý nhằm hạn chế mức tăng mạnh của giá xăng dầu trong nước so với biến động của giá thế giới, góp phần thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát và hỗ trợ phục hồi kinh tế.

Bên cạnh đó, Bộ Công Thương đã kiến nghị Bộ Tài chính báo cáo Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Quốc hội điều chỉnh giảm thuế bảo vệ môi trường 02 lần, thuế nhập khẩu đối với mặt hàng xăng và đang tiếp tục đề nghị xem xét giảm thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế VAT. Ngoài ra, để tháo gỡ khó khăn cho các thương nhân kinh doanh xăng dầu, Bộ Công Thương đã kiến nghị Bộ Tài chính thực hiện việc rà soát, điều chỉnh các chi phí cấu thành trong giá cơ sở mặt hàng xăng dầu (Premium, chi phí vận chuyển xăng dầu...) cho phù hợp với thực tế, đảm bảo tính đúng, tính đủ, hài hòa lợi ích giữa các chủ thể kinh doanh và sử dụng xăng dầu.

Nhờ chính sách giảm thuế và sử dụng linh hoạt quỹ Bình ổn giá nên giá xăng dầu trong nước biến động phù hợp với diễn biến của giá xăng dầu thế giới nhưng mức tăng thấp hơn mức tăng của giá xăng dầu thế giới. Theo công bố tại website: Globalpetrolprices.com (website xếp hạng giá xăng dầu thế giới), giá xăng, dầu của Việt Nam ngày 14/11/2022 đứng thứ 29 đối với mặt hàng xăng và đứng thứ 33 đối với mặt hàng dầu theo thứ tự từ dưới lên trên (giá xăng, dầu rẻ nhất là tại Venezuela và đắt nhất là tại Hong Kong- Trung Quốc).

Nguyên nhân khiến thị trường xăng dầu khó khăn

Trong thời gian gần đây, thị trường xăng dầu trong nước có hiện tượng thiếu xăng dầu cục bộ, một số doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ xăng dầu đóng cửa hoặc tạm ngừng kinh doanh, bán hàng cầm chừng ảnh hưởng đến việc đáp ứng nhu cầu xăng dầu cho thị trường.

Chia sẻ về nguyên nhân của tình trạng này, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho hay: Thị trường mặt hàng xăng dầu trên thế giới có biến động rất bất thường do tác động của các vấn đề mang tính toàn cầu đã ảnh hưởng trực tiếp đến biến động của thị trường xăng dầu trong nước. Bên cạnh đó, nhu cầu xăng dầu trong nước tăng khá cao so với dự kiến do sự phục hồi kinh tế của nước ta sau dịch bệnh Covid - 19 là tích cực, cao hơn dự báo (kế hoạch tăng trưởng GDP lúc đầu dự kiến là 6%, tuy nhiên, đến nay, tăng trưởng GDP 2022 dự kiến đạt 8-8,5%). Sự hồi phục kinh tế nhanh, mạnh và vượt kế hoạch khiến nhu cầu tiêu dùng mặt hàng xăng, dầu tăng cao, trong bối cảnh nguồn cung chưa tăng tương ứng.

Ở trong nước, nguồn sản xuất từ 02 nhà máy lọc dầu trong nước 10 tháng đầu năm 2022 chưa đảm bảo theo kế hoạch năm đặt ra. Dù hai nhà máy đã sản xuất vượt công suất, Bình Sơn gần đây sản xuất vượt 112% nhưng vẫn chưa đạt kế hoạch. Như vậy, còn thiếu 170 nghìn m3/tấn xăng, dầu các loại (10 tháng đầu năm, nguồn sản xuất trong nước từ 02 nhà máy đạt 9,7 triệu m3/tấn, trong khi kế hoạch đăng ký 10 tháng đầu năm là 9,87 triệu m3/tấn).

Ngoài ra, do giá xăng dầu thế giới biến động phức tạp và khác thường (giá xăng dầu thành phẩm thế giới bình quân 10 tháng đầu năm 2022 đã tăng 57- 85% so với cùng kỳ năm 2021. Tuy nhiên từ cuối tháng 6 đến cuối tháng 9 năm 2022, giá xăng dầu có xu hướng giảm liên tục với biên độ lớn. Từ đầu tháng 10 đến nay, giá thành phẩm xăng dầu thế giới lại có xu hướng tăng trở lại do quyết định giảm sản lượng khai thác dầu của OPEC+ và hiện nay tiếp tục diễn biến phức tạp khó lường), nhiều doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu bị thua lỗ do đã nhập khẩu khối lượng xăng dầu tương đối lớn với giá cao (trong Quý II), từ Quý III giá lại giảm liên tục. Do thua lỗ, nhiều doanh nghiệp đã thu hẹp hoạt động kinh doanh, nhập khẩu cầm chừng, cắt giảm các chi phí kinh doanh trong đó có việc cắt giảm mạnh chiết khấu bán hàng dẫn đến doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu không đủ chi phí duy trì kinh doanh và cắt giảm sản lượng hoặc gián đoạn việc bán hàng.

Thêm nữa, tỷ giá USD/VND tăng cao dẫn đến chi phí kinh doanh xăng dầu tăng theo làm cho hoạt động kinh doanh xăng dầu càng thêm thua lỗ. Mưa bão ảnh hưởng đến việc vận chuyển xăng dầu từ các nhà máy sản xuất trong nước và nhập khẩu từ nước ngoài về kho của doanh nghiệp, vì vậy làm chậm nguồn cung ứng xăng dầu trong một số thời điểm.

Về nguyên nhân chủ quan, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nêu, từ cuối năm 2021 đến nay, các chi phí kinh doanh xăng dầu thực tế (chi phí vận chuyển, premium…) tăng liên tục và tăng cao nhưng những chi phí này chưa được rà soát, điều chỉnh tăng và tính đúng, tính đủ khi tính giá cơ sở mặt hàng xăng dầu do Nhà nước điều hành nên chưa khuyến khích doanh nghiệp nhập xăng, dầu để cung ứng cho thị trường trong nước.

Trong khi giá xăng dầu tăng, tỷ giá USD/VND tăng thì nhiều doanh nghiệp còn gặp khó khăn, khó tiếp cận nguồn ngoại tệ, nguồn tín dụng (các doanh nghiệp không đủ điều kiện để vay tiền tại các tổ chức tín dụng). Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, room tín dụng thì còn, nhưng nếu như các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu nhà nước được vay tín chấp thì các doanh nghiệp tư nhân lại không còn tài sản để thế chấp. Vì vậy, nguồn tài chính của các doanh nghiệp đầu mối bị ảnh hưởng đến việc nhập khẩu xăng dầu nên các doanh nghiệp chỉ duy trì nhập lượng hàng đủ để cung cấp cho hệ thống phân phối trực thuộc của doanh nghiệp mình và duy trì lượng hàng dự trữ tồn kho theo quy định.

Một số doanh nghiệp đầu mối khu vực phía Nam bị tước Giấy phép kinh doanh xăng dầu trong thời gian 1-1,5 tháng (do vi phạm hành chính) dẫn đến ảnh hưởng tới nguồn cung xăng dầu tại một số địa bàn. Có doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu bị Tổng cục Hải quan ngừng thông quan mặt hàng xăng dầu do không đáp ứng điều kiện về việc kết nối dữ liệu điện tử theo quy định của Tổng cục Hải quan (áp dụng từ 1/7/2022).

"Thời gian qua, Chính phủ, các bộ ngành đã họp liên tục, bước đầu có quyết định điều chỉnh chi phí thực của doanh nghiệp để đủ, đúng, kịp thời cho doanh nghiệp và dự kiến sẽ điều chỉnh vào kỳ điều hành ngày 21/11. Về tín dụng, dù khó khăn, nhưng Ngân hàng Nhà nước cũng đang vào cuộc quyết liệt" - Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải chia sẻ.

Nỗ lực đảm bảo cung ứng đủ xăng dầu cho thị trường

Trong thời gian tới, theo dự báo của các tổ chức quốc tế, các chuyên gia, do tình hình địa chính trị trên thế giới còn phức tạp, khó lường, nguồn cung xăng dầu sẽ vẫn còn tiếp tục khó khăn. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ luôn sâu sát, điều hành quyết liệt và đã chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương thực hiện các giải pháp.

Cụ thể, Bộ Công Thương đã chỉ đạo các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu cung cấp đầy đủ xăng dầu cho thị trường trong nước, bảo đảm không để thiếu hụt xăng dầu, đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế và tiêu dùng của xã hội; tăng cường kiểm tra, giám sát việc bảo đảm tổng nguồn xăng dầu tối thiểu của các thương nhân theo đúng quy định.

Bộ Công Thương cũng đang tích cực cùng Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp rà soát, đề xuất sửa đổi bổ sung Nghị định số 95/2021/NĐ-CP ngày 01 tháng 11 năm 2021 và Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2014 về kinh doanh xăng dầu theo trình tự, thủ tục rút gọn; bảo đảm khoa học, hợp lý, hiệu quả, khả thi, đáp ứng yêu cầu thực tiễn và công tác quản lý nhà nước, hài hòa lợi ích của nhà nước, người dân và doanh nghiệp.

Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương và các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu định kỳ trước ngày 20 hàng tháng rà soát, tổng hợp, thống kê các chi phí liên quan đến kinh doanh xăng dầu và chủ động xem xét việc điều chỉnh theo quy định, bảo đảm sát với thực tiễn của thị trường và hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu. Thực hiện ngay nhiệm vụ này để phục vụ kỳ điều hành giá ngày 21 tháng 11 năm 2022. Các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu có trách nhiệm báo cáo kịp thời, trung thực, chính xác các thông tin theo yêu cầu của Bộ Tài chính.

Các Bộ: Công Thương, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư theo chức năng, nhiệm vụ được giao nghiên cứu, xử lý những khó khăn, vướng mắc trong công tác quản lý xăng dầu dự trữ quốc gia, hoàn thiện phương án nâng mức dự trữ quốc gia xăng dầu theo chỉ đạo của Lãnh đạo Chính phủ và quy định của Luật dự trữ quốc gia và các văn bản hướng dẫn liên quan.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương chỉ đạo các ngân hàng thương mại rà soát cụ thể vướng mắc của từng doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu để xử lý, hỗ trợ tháo gỡ kịp thời và tạo điều kiện tối đa bảo đảm nguồn vốn tín dụng cho doanh nghiệp theo đúng quy định của pháp luật.

Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp chặt chẽ với các Bộ: Công Thương, Tài chính chỉ đạo các cơ quan báo chí và phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam để thông tin tuyên truyền có định hướng, phản ánh khách quan, trung thực, toàn diện về tổng thể thị trường xăng dầu trong nước và thế giới trong bối cảnh có nhiều khó khăn như hiện nay, ổn định tâm lý xã hội và người dân, tránh gây hoang mang trong dư luận. Các Bộ: Công Thương, Tài chính chủ động cung cấp thông tin kịp thời cho Bộ Thông tin và Truyền thông và các cơ quan báo chí theo quy định.

Bộ Công Thương, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam chỉ đạo Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn, Công ty Cổ phần Lọc Hóa dầu Bình Sơn có phương án phân phối xăng dầu hợp lý, ưu tiên nhu cầu mua hàng của doanh nghiệp đã và đang nhập khẩu xăng dầu để hỗ trợ bù đắp chi phí.

Các Bộ: Công Thương, Công an, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Thủ trưởng các cơ quan chức năng liên quan, theo chức năng, nhiệm vụ được giao tăng cường kiểm tra, giám sát, kịp thời ngăn chặn, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với hành vi đầu cơ găm hàng, buôn lậu xăng dầu qua biên giới và các hành vi vi phạm khác trong kinh doanh xăng dầu; đồng thời tạo điều kiện để các doanh nghiệp duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, bảo đảm nguồn cung xăng dầu và an ninh năng lượng quốc gia.

“Dù 1 cửa hàng đóng cửa thì cũng là trách nhiệm của các Bộ ngành, trong đó có Bộ Công Thương. Chúng tôi nhận trách nhiệm và cho rằng đây là việc phải làm tốt hơn nữa. Chúng tôi sẽ cố gắng làm tốt những việc trong chức năng nhiệm vụ của mình. Những việc không thuộc chức năng, Bộ Công Thương sẽ phối hợp các bộ ngành báo cáo với Chính phủ, quốc hội, Ủy ban Thường vụ quốc hội để có giải pháp xử lý" - Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nhấn mạnh.

Bảo Ngọc
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Kinh doanh xăng dầu

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thông tin mới nhất về cung cấp điện trong bão số 3 đến 21h ngày 7/9

Thông tin mới nhất về cung cấp điện trong bão số 3 đến 21h ngày 7/9

Đêm ngày 7/9, các hồ thuỷ điện vẫn vận hành bình thường, một số đường dây cao áp và lưới điện trung hạ áp buộc phải cắt để đảm bảo an toàn cho khách hàng.
PC Bắc Giang nỗ lực khắc phục sự cố điện do bão số 3 cho hơn 300.000 khách hàng

PC Bắc Giang nỗ lực khắc phục sự cố điện do bão số 3 cho hơn 300.000 khách hàng

Đến 19h30 tối ngày 7/9, tại Bắc Giang, bão số 3 đã làm 62 đường dây trung áp bị sự cố, gây gián đoạn cấp điện cho trên 300 nghìn khách hàng.
Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 hoạt động xuyên siêu bão Yagi

Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 hoạt động xuyên siêu bão Yagi

Do đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, công tác vận hành tại Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 đang diễn ra bình thường, bất chấp siêu bão Yagi đang quần thảo.
Giám sát chặt chẽ, đảm bảo an toàn trong khắc phục sự cố điện do siêu bão Yagi

Giám sát chặt chẽ, đảm bảo an toàn trong khắc phục sự cố điện do siêu bão Yagi

Cục Điều tiết Điện lực (Bộ Công Thương) đã có báo cáo cập nhật tình hình cung cấp điện, vận hành hệ thống điện trong thời gian ứng phó bão số 3 (bão Yagi).
Cập nhật hình ảnh lưới điện bị tàn phá bởi siêu bão Yagi

Cập nhật hình ảnh lưới điện bị tàn phá bởi siêu bão Yagi

Siêu bão Yagi đang đổ bộ vào đất liền, ảnh hưởng của nó lên hệ thống lưới điện nhiều địa phương miền Bắc rất nặng nề. Nhiều nơi đang bị mất điện.

Tin cùng chuyên mục

Thông tin mới về tình hình mất điện tại một số địa phương miền Bắc do bão số 3

Thông tin mới về tình hình mất điện tại một số địa phương miền Bắc do bão số 3

Tính đến 15h chiều ngày 7/9, nhiều địa phương ở miền Bắc bị mất điện do ảnh hưởng của siêu bão Yagi (bão số 3).
PC Lào Cai tập trung lực lượng, chủ động ứng phó với cơn bão số 3

PC Lào Cai tập trung lực lượng, chủ động ứng phó với cơn bão số 3

PC Lào Cai đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc triển khai hàng loạt giải pháp nhằm giảm thiểu thiệt hại từ cơn bão số 3 và đảm bảo an toàn cho lưới điện.
Khí đốt và LNG là mấu chốt cho sự phát triển kinh tế của đất nước

Khí đốt và LNG là mấu chốt cho sự phát triển kinh tế của đất nước

Nghiên cứu của Wood Mackenzie cho thấy nhu cầu khí đốt tại Việt Nam sẽ tăng gấp 3 lần vào giai đoạn giữa những năm 2030.
Điện lực Lâm Đồng chủ động phòng, chống thiệt hại do ảnh hưởng của bão Yagi

Điện lực Lâm Đồng chủ động phòng, chống thiệt hại do ảnh hưởng của bão Yagi

Điện lực Lâm Đồng chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống sạt lở đảm bảo vận hành an toàn hệ thống lưới điện do ảnh hưởng bởi bão số 3 bão Yagi.
Lắng nghe ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp, chuyên gia hoàn thiện dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)

Lắng nghe ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp, chuyên gia hoàn thiện dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)

Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội phối hợp với VCCI tổ chức Hội thảo góp ý dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi).
Bí mật đằng sau sự sụt giảm sản lượng của OPEC

Bí mật đằng sau sự sụt giảm sản lượng của OPEC

Sản lượng dầu thô của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đã giảm 70.000 thùng/ngày trong tháng 8, xuống còn 27,06 triệu thùng/ngày.
Công ty Điện lực Thanh Hóa chủ động ứng phó cơn bão số 3

Công ty Điện lực Thanh Hóa chủ động ứng phó cơn bão số 3

Để đảm bảo công tác vận hành, an toàn cho con người và tài sản, Công ty Điện lực Thanh Hóa đã chủ động, triển khai thực hiện các giải pháp ứng phó với bão số 3.
Thứ trưởng Trương Thanh Hoài kiểm tra công tác ứng phó bão số 3 tại NSMO

Thứ trưởng Trương Thanh Hoài kiểm tra công tác ứng phó bão số 3 tại NSMO

Chiều 6/9, Thứ trưởng Trương Thanh Hoài đã đến kiểm tra công tác chuẩn bị ứng phó với cơn bão số 3 tại Công ty NSMO.
Chuyến tàu LNG đầu tiên trên đường sắt từ Nam ra Bắc: Cột mốc quan trọng của ngành công nghiệp khí

Chuyến tàu LNG đầu tiên trên đường sắt từ Nam ra Bắc: Cột mốc quan trọng của ngành công nghiệp khí

Lần đầu tiên, 300 tấn khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) được vận chuyển bằng đường sắt, với khoảng cách sẽ đạt mức gần 2.000km
Ngành Truyền tải điện tập trung cao độ ứng phó với siêu bão Yagi

Ngành Truyền tải điện tập trung cao độ ứng phó với siêu bão Yagi

Nhằm hạn chế những thiệt hại do ảnh hưởng của siêu bão Yagi, EVNNPT đang tập trung cao độ để đảm bảo truyền tải an toàn, liên tục, ổn định
Bà Rịa – Vũng Tàu: Đôn đốc tiến độ triển khai quy hoạch năng lượng

Bà Rịa – Vũng Tàu: Đôn đốc tiến độ triển khai quy hoạch năng lượng

UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu yêu cầu các đơn vị tăng cường chỉ đạo, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ triển khai các quy hoạch ngành quốc gia trong lĩnh vực năng lượng
Tổng công ty Điện lực miền Bắc sẵn sàng các phương án phòng chống bão Yagi

Tổng công ty Điện lực miền Bắc sẵn sàng các phương án phòng chống bão Yagi

EVNNPC đã sãn sàng chủ động ứng phó với cơn bão Yagi với tinh thần cao nhất các phương án phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn khi có sự cố xẩy ra
Điều chỉnh Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch II thành Nhà máy Nhiệt điện LNG Quảng Trạch II

Điều chỉnh Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch II thành Nhà máy Nhiệt điện LNG Quảng Trạch II

Chiều ngày 5/9, UBND tỉnh Quảng Bình đã tổ chức lễ trao Quyết định Chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Nhà máy Nhiệt điện LNG Quảng Trạch II
Nga ‘bắt tay’ EU, đẩy Mỹ ra khỏi cuộc chơi khí đốt

Nga ‘bắt tay’ EU, đẩy Mỹ ra khỏi cuộc chơi khí đốt

Tờ Die Welt của Đức dẫn số liệu phân tích cho hay, Nga đã vượt qua Mỹ về nguồn cung cấp khí đốt cho Liên minh châu Âu (EU).
Tham gia vào thị trường carbon: Doanh nghiệp tăng khả năng thích ứng

Tham gia vào thị trường carbon: Doanh nghiệp tăng khả năng thích ứng

Thị trường carbon sắp được triển khai tại Việt Nam sẽ mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp trong giảm phát thải khí nhà kính và tham gia vào nền kinh tế xanh.
EVNCPC tăng cường kiểm tra và tuyên truyền an toàn điện

EVNCPC tăng cường kiểm tra và tuyên truyền an toàn điện

Tổng công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC) tổ chức kiểm tra, hướng dẫn sử dụng điện an toàn, hiệu quả cho gần 120.000 khách hàng có nguy cơ cao về cháy nổ.
Tiêu thụ điện dịp Lễ Quốc khánh tăng 13,3%

Tiêu thụ điện dịp Lễ Quốc khánh tăng 13,3%

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa cho biết, sản lượng điện tiêu thụ dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 năm 2024 tăng 13,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
Bộ Công Thương tiếp tục rà soát, chỉnh sửa dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)

Bộ Công Thương tiếp tục rà soát, chỉnh sửa dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)

Sáng 4/9 tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài đã chủ trì cuộc họp rà soát, sửa đổi, bổ sung dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi).
Hoàn thành Dự án lắp máy 2 Trạm biến áp 220kV Chư Sê

Hoàn thành Dự án lắp máy 2 Trạm biến áp 220kV Chư Sê

Việc hoàn thành Dự án lắp máy 2 Trạm biến áp 220kV Chư Sê sẽ góp phần đảm bảo cung ứng điện cho tỉnh Gia Lai và các vùng phụ cận.
Đóng điện Dự án Mở rộng ngăn lộ và cải tạo Trạm biến áp 500kV Thạnh Mỹ

Đóng điện Dự án Mở rộng ngăn lộ và cải tạo Trạm biến áp 500kV Thạnh Mỹ

Ban Quản lý dự án truyền tải điện vừa phối hợp với các đơn vị liên quan đóng điện thành công Dự án Mở rộng ngăn lộ và cải tạo Trạm biến áp 500kV Thạnh Mỹ.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động