Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thủ tướng: Hoàn thiện Chiến lược quốc gia phòng thủ dân sự; chuẩn bị từ sớm, từ xa, lấy dân làm gốc

Chiều 10/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo, đánh giá kết quả công tác năm 2022 và thảo luận nhiệm vụ trọng tâm năm 2023.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Vương quốc Campuchia Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm và làm việc tại Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia

Thủ tướng yêu cầu tập trung hoàn thiện Chiến lược quốc gia phòng thủ dân sự, trong đó lấy phòng ngừa là chính, chủ động, chuẩn bị từ sớm, từ xa, từ trước, dựa vào dân, lấy dân làm gốc, nâng cao nhận thức và khả năng thích ứng với diễn biến, tình hình của người dân.

Theo đó, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng thủ dân sự quốc gia, chủ trì phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo, đánh giá kết quả công tác năm 2022 và thảo luận nhiệm vụ trọng tâm năm 2023.

Thủ tướng yêu cầu tập trung hoàn thiện Chiến lược quốc gia phòng thủ dân sự
Thủ tướng yêu cầu tập trung hoàn thiện Chiến lược quốc gia phòng thủ dân sự

Tham dự phiên họp có các đồng chí: Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo phòng thủ dân sự quốc gia; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương, thành viên Ban Chỉ đạo.

Theo Luật Quốc phòng, phòng thủ dân sự là bộ phận của phòng thủ đất nước, bao gồm các biện pháp phòng, chống chiến tranh; phòng, chống, khắc phục hậu quả thảm họa, sự cố, thiên tai, dịch bệnh; bảo vệ nhân dân, cơ quan, tổ chức và nền kinh tế quốc dân.

Ban Chỉ đạo phòng thủ dân sự quốc gia do Thủ tướng Chính phủ thành lập, giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc tổ chức, chỉ đạo, điều hành công tác phòng thủ dân sự trên phạm vi cả nước.

Cứu được 5.385 người gặp thiên tai, sự cố

Các báo cáo và ý kiến tại phiên họp đánh giá, thời gian qua, tình hình thế giới, khu vực và trong nước diễn biến phức tạp; đại dịch COVID-19 gây hậu quả nghiêm trọng; biến đổi khí hậu, sự cố, thiên tai diễn biến ngày càng phức tạp, gây thiệt hại lớn về người tài sản; kinh tế-xã hội trong nước gặp nhiều khó khăn do tác động kép từ bên ngoài và bên trong; phát sinh nhiều thách thức đối với nhiệm vụ phòng thủ dân sự.

Theo thống kê từ 1/1/2022 đến 28/2/2023, thiên tai, sự cố đã xảy ra gần 8.000 vụ, gây thiệt hại lớn về người; riêng thiệt hại vật chất do thiên tai khoảng 5.065 tỷ đồng, gấp 2,8 lần so cùng kỳ năm 2021.

Trong điều kiện gặp nhiều khó khăn như vậy, song kinh tế-xã hội nước ta tiếp tục đạt những kết quả quan trọng, toàn diện trên mọi lĩnh vực; chất lượng, môi trường sống của người dân được nâng lên. Kết quả chung đó có đóng góp của công tác phòng thủ dân sự.

Ban Chỉ đạo, các cơ quan đã tập trung xây dựng hệ thống văn bản và kế hoạch công tác phòng thủ dân sự, tham mưu ban hành Nghị quyết 22-NQ/TW ngày 30/8/2022 của Bộ Chính trị về phòng thủ dân sự đến năm 2030 và những năm tiếp theo, Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 22; xây dựng Chiến lược phòng thủ dân sự và đang xây dựng, hoàn thiện Luật Phòng thủ dân sự chuẩn bị trình Quốc hội. Ban hành Kế hoạch phòng, chống thiên tai quốc gia đến năm 2025; xây dựng Đề án an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước đến năm 2030, tầm nhìn 2045; điều chỉnh, bổ sung kế hoạch ứng phó các thảm họa…

Thủ tướng nêu rõ, công tác phòng thủ dân sự, ứng phó sự cố, thiên tai, dịch bệnh, tìm kiếm cứu nạn còn một số tồn tại, hạn chế cần rút kinh nghiệm và khẩn trương khắc phục

Đến nay, đã có 58/63 tỉnh và thành phố kiện toàn Ban Chỉ huy phòng thủ dân sự-phòng chống thiên tai-tìm kiếm cứu nạn; kiện toàn biên chế lực lượng chuyên trách, kiêm nhiệm; ban hành quy chế hoạt động, phân công nhiệm vụ theo dõi, chỉ đạo, kiểm tra.

Ban Chỉ đạo phòng thủ dân sự quốc gia, cơ quan phòng thủ dân sự, phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn các cấp đã theo dõi sát tình hình, tập trung chỉ đạo quyết liệt; các lực lượng chức năng phối hợp triển khai kịp thời, hiệu quả ứng phó, khắc phục sự cố, thiên tai, dịch bệnh, tìm kiếm cứu nạn, góp phần giảm thiểu thiệt hại, phục hồi sản xuất, ổn định đời sống người dân sau thiên tai, dịch bệnh.

Năm 2022, đã huy động hàng trăm nghìn lượt cán bộ, chiến sĩ, gần 22.000 lượt phương tiện tham gia ứng phó sự cố, thiên tai, tìm kiếm cứu nạn; xử lý hiệu quả 5.378 vụ, cứu được 5.385 người và 342 phương tiện; hướng dẫn hơn 480.000 lượt tàu thuyền với gần 2,3 triệu lượt người di chuyển tránh trú bão, áp thấp nhiệt đới, tổ chức di dời trên 32.000 hộ dân ra khỏi các khu vực nguy hiểm.

Đơn cử, trong năm 2022, bão số 4 là cơn bão mạnh, đi nhanh, thời gian đổ bổ vào đất liền vào ban đêm, nhưng cả hệ thống chính trị, các lực lượng và người dân đã vào cuộc khẩn trương, đồng bộ, các cơ quan đã cương quyết, quyết liệt, nhất quán vận động, di dời nhân dân ra khỏi nơi nguy hiểm, nên đã giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại do bão gây ra.

Cùng với đó, nâng cao khả năng vận hành cơ chế lãnh đạo, chỉ huy, phối hợp hiệp đồng giữa các lực lượng; tăng cường huấn luyện, tập huấn, diễn tập theo phương châm "cơ bản, thiết thực, vững chắc", "bốn tại chỗ", "ba sẵn sàng"; gắn diễn tập phòng thủ dân sự, ứng phó sự cố, thiên tai, tìm kiếm cứu nạn với diễn tập khu vực phòng thủ. Công tác thông tin được cập nhật liên tục, kịp thời, ý thức, trách nhiệm, nhận thức của người dân được nâng cao, đã tích cực hơn trong tham gia công tác phòng thủ dân sự.

Quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, mua sắm trang thiết bị để nâng cao năng lực cho các lực lượng làm nhiệm vụ phòng thủ dân sự, phát huy hiệu quả trong ứng phó với sự cố, thiên tai, dịch bệnh và tìm kiếm cứu nạn.

Thúc đẩy hợp tác quốc tế, tích cực tham gia các tổ chức, diễn đàn quốc tế, khu vực về phòng thủ dân sự; phối hợp các hoạt động quốc tế trong ứng phó thiên tai, thảm họa. Trong đó, việc đưa lực lượng của quân đội, công an tham gia cứu trợ thảm họa và hỗ trợ nhân đạo nạn nhân động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ được cộng đồng quốc tế đánh giá cao, thể hiện tinh thần Việt Nam là thành viên tích cực, có trách nhiệm.

Thủ tướng yêu cầu Bộ Quốc phòng làm tốt vai trò cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo. Bộ Công an rà soát phương án điều động, chi viện lực lượng, phương tiện ứng phó với các tình huống cháy nổ, thiên tai, dịch bệnh, tìm kiếm cứu nạn

Phải chủ động, chuẩn bị từ sớm, từ xa, từ trước

Phát biểu kết luận, Thủ tướng Phạm Minh Chính cơ bản nhất trí với báo cáo và các ý kiến tại phiên họp; giao Văn phòng Ban Chỉ đạo tiếp thu, tổng hợp tối đa các ý kiến, phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan khẩn trương hoàn thiện, trình ban hành thông báo kết luận để các bộ, ngành, cơ quan địa phương triển khai các công việc theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn trong thời gian tới, bảo đảm hiệu quả, thực chất.

Thủ tướng ghi nhận, biểu dương và đánh giá cao sự tích cực, chủ động vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nhất là sự chỉ đạo quyết liệt của cấp ủy, chính quyền các địa phương và tính chủ động của nhân dân; sự hỗ trợ kịp thời, hiệu quả của các tổ chức chính trị, xã hội, cộng đồng doanh nghiệp, các tổ chức quốc tế trong công tác phòng thủ dân sự, ứng phó, khắc phục sự cố, thiên tai, dịch bệnh và tìm kiếm cứu nạn.

Bên cạnh đó, Thủ tướng nêu rõ, công tác phòng thủ dân sự, ứng phó sự cố, thiên tai, dịch bệnh, tìm kiếm cứu nạn còn một số tồn tại, hạn chế cần rút kinh nghiệm và khẩn trương khắc phục. Nhận thức về công tác này có nơi, có lúc còn chưa ngang tầm. Cơ sở vật chất, trang thiết bị, công cụ hỗ trợ hoạt động phòng thủ dân sự, phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn chưa đáp ứng được yêu cầu; xã hội hóa nguồn lực đầu tư cho phòng thủ dân sự còn hạn chế. Công tác dự báo, cảnh báo còn hạn chế; thông tin, tuyên truyền ở một số địa phương chưa đến được người dân, nhất là vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, biển đảo xa bờ. Phương án ứng phó với từng loại thảm họa, sự cố có nơi xây dựng chưa sát với điều kiện, tình hình thực tế của địa bàn; phương châm "bốn tại chỗ", "ba sẵn sàng" nhiều nơi còn tính hình thức; công tác huấn luyện, diễn tập có nội dung chưa sát thực tiễn…

Theo Thủ tướng, dự báo tình hình biến đổi khí hậu, diễn biến thiên tai ngày càng cực đoan, bất thường; ô nhiễm môi trường, dịch bệnh còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ, nhiều thách thức đang đặt ra cho công tác phòng thủ dân sự, phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn.

Thủ tướng nhấn mạnh, mục tiêu của công tác phòng thủ dân sự, phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn phải góp phần quan trọng bảo vệ an ninh, an toàn, tính mạng, bình yên cuộc sống của nhân dân, tài sản của Nhà nước và cá nhân, góp phần đẩy mạnh hợp tác quốc tế một cách thực chất, hiệu quả theo tinh thần Việt Nam là thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế.

Về các quan điểm chỉ đạo, Thủ tướng yêu cầu chủ động nắm bắt, phân tích tình hình, không để bị động, bất ngờ về chiến lược; quán triệt, triển khai thực hiện có hiệu quả chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, trong đó có Nghị quyết 22-NQ/TW của Bộ Chính trị và Chương trình hành động của Chính phủ.

Thủ tướng giao Bộ Giao thông vận tải tăng cường quản lý hoạt động của các phương tiện vận tải, nhất là phương tiện vận tải khách, đảm bảo trước, trong và sau khi có sự cố, thiên tai xảy ra

Phát huy vai trò, sự tham gia tích cực của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị-xã hội, đoàn thể và nhân dân; hoạt động phòng thủ dân sự phải dựa vào dân, dân làm gốc, người dân là trung tâm, là chủ thể, mọi chính sách phải hướng tới người dân và người dân tham gia thực hiện chính sách. Lực lượng nòng cốt là: Dân quân tự vệ, dân phòng, công an xã, phường, thị trấn. Lực lượng chuyên trách hoặc kiêm nhiệm của quân đội nhân dân, công an nhân dân và các bộ, ngành, địa phương. Lực lượng rộng rãi do toàn dân tham gia.

Phải chủ động, chuẩn bị từ sớm, từ xa, từ trước; thực hiện tốt phương châm "bốn tại chỗ" kết hợp với chi viện, hỗ trợ của Trung ương, các địa phương và cộng đồng quốc tế.

Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng thủ dân sự trên nguyên tắc bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia-dân tộc, tôn trọng độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ; tuân thủ các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Chiến lược phòng thủ dân sự phải gắn với quy hoạch, chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội quốc gia, vùng, ngành, địa phương; công trình phòng thủ dân sự phải chú trọng tính lưỡng dụng.

Về các giải pháp trọng tâm, Thủ tướng yêu cầu tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện dự án Luật Phòng thủ dân sự, trình Quốc hội bảo đảm tiến độ và chất lượng; xây dựng, sửa đổi, hoàn thiện các văn bản dưới luật quy định cơ chế, chính sách, pháp luật về phòng thủ dân sự.

Hoàn thành việc kiện toàn tổ chức cơ quan chỉ huy phòng thủ dân sự, phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn các cấp. Xây dựng lực lượng chuyên trách, kiêm nhiệm phòng thủ dân sự đảm bảo tinh gọn, hiệu quả. Tăng cường cơ sở vật chất, nâng cao năng lực cho đội ngũ làm công tác tham mưu, đáp ứng yêu cầu ứng phó kịp thời, chính xác, hiệu quả.

Đôn đốc, hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương rà soát, xây dựng phương án, kế hoạch phòng thủ dân sự, kế hoạch ứng phó với thảm họa, sự cố và nhiệm vụ phòng thủ dân sự năm 2023 sát với thực tiễn, phát huy tốt vai trò, chức năng thường trực phòng thủ dân sự, tìm kiếm cứu nạn của cơ quan quân sự các cấp.

Tập trung hoàn thiện Chiến lược quốc gia phòng thủ dân sự, trong đó lấy phòng ngừa là chính, xác định nhiệm vụ phòng thủ dân sự không chỉ của hệ thống chính trị, cấp ủy, chính quyền các cấp mà phải dựa vào người dân, doanh nghiệp; nâng cao nhận thức cộng đồng về hoạt động phòng thủ dân sự, phòng tránh thảm họa, sự cố, thiên tai, dịch bệnh, nâng cao khả năng thích ứng với diễn biến, tình hình thiên tai, sự cố của người dân.

Rà soát, đề xuất bổ sung cơ chế chính sách để huy động nguồn lực tham gia phòng thủ dân sự, thu hút nguồn lực xã hội hóa công tác phòng thủ dân sự.

Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về phòng thủ dân sự, tìm kiếm cứu nạn, nhất là với các nước trong khu vực về ứng phó với sự cố, thảm họa, tìm kiếm cứu nạn trên biển.

Giao nhiệm vụ cụ thể cho các cơ quan, Thủ tướng yêu cầu Bộ Quốc phòng làm tốt vai trò cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo. Bộ Công an rà soát phương án điều động, chi viện lực lượng, phương tiện ứng phó với các tình huống cháy nổ, thiên tai, dịch bệnh, tìm kiếm cứu nạn; xử lý nghiêm vi phạm trong ứng phó, khắc phục với các sự cố, thiên tai, dịch bệnh.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách, quy định pháp luật về phòng chống thiên tai; tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ vào phòng chống thiên tai, quản lý rủi ro thiên tai, xây dựng hệ thống thông tin về phòng, chống thiên tai.

Bộ Tài nguyên và Môi trường nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo các sự cố, thiên tai; rà soát, hoàn thiện quy trình vận hành liên hồ chứa; đẩy mạnh hợp tác quốc tế để chủ động trong phòng ngừa với các sự cố, thiên tai, thảm họa.

Thủ tướng yêu cầu tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện dự án Luật Phòng thủ dân sự, trình Quốc hội bảo đảm tiến độ và chất lượng

Bộ Công Thương chỉ đạo rà soát, cập nhật, hoàn thiện phương án ứng phó sự cố tràn dầu, khai thác khoáng sản...

Bộ Giao thông vận tải tăng cường quản lý hoạt động của các phương tiện vận tải, nhất là phương tiện vận tải khách, đảm bảo trước, trong và sau khi có sự cố, thiên tai xảy ra.

Bộ Y tế sẵn sàng hỗ trợ cơ số thuốc dự phòng cần thiết; triển khai lực lượng khám chữa bệnh, hướng dẫn người dân bảo đảm vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh cho người và vật nuôi trước, trong, sau khi có dịch, thiên tai.

Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ vào phòng thủ dân sự. Bộ Xây dựng nghiên cứu quy chuẩn, tiêu chuẩn hệ thống công trình phòng thủ dân sự lưỡng dụng tại đô thị, khu dân cư.

Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu, ưu tiên bố trí vốn bảo đảm kế hoạch đầu tư, mua sắm các phương tiện, trang thiết bị thiết yếu phục vụ phòng thủ dân sự theo danh mục đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Bộ Nội vụ nghiên cứu, xây dựng đề án tổ chức, hệ thống cơ quan chỉ đạo, chỉ huy, lực lượng phòng thủ dân sự từ Trung ương đến các bộ, ngành, địa phương; tham mưu về công tác đào tạo nhân lực và cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực này.

Bộ Thông tin và Truyền thông và các cơ quan báo chí đẩy mạnh truyền thông chính sách hiệu quả về công tác phòng thủ dân sự, phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, trên tinh thần tích cực, chủ động, đi trước một bước.

UBND các tỉnh, thành phố kiện toàn Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đồng thời là Ban Chỉ huy phòng thủ dân sự; khẩn trương xây dựng, triển khai kế hoạch phòng thủ dân sự; lồng ghép nội dung phòng thủ dân sự vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.

Theo Chinhphu.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thủ tướng Phạm Minh Chính

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Việt Nam – Hoa Kỳ đẩy mạnh hợp tác phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao

Việt Nam – Hoa Kỳ đẩy mạnh hợp tác phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao

Thượng tướng Lương Tam Quang, Bộ trưởng Bộ Công an đã có cuộc gặp và làm việc với Phó Cố vấn An ninh quốc gia Hoa Kỳ, bà Anne Neuberger.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Đảm bảo hạ tầng trực tuyến phục vụ phòng, chống thiên tai

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Đảm bảo hạ tầng trực tuyến phục vụ phòng, chống thiên tai

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu đảm bảo kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ họp trực tuyến của lãnh đạo Chính phủ về phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà làm Phó Trưởng Ban Chỉ đạo COP26

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà làm Phó Trưởng Ban Chỉ đạo COP26

Theo Quyết định Quyết định số 1039/QĐ-TTg ngày 24/9/2024, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà làm Phó Trưởng Ban Chỉ đạo COP26.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà họp chỉ đạo về phát triển đường sắt tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà họp chỉ đạo về phát triển đường sắt tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh cần đề xuất cụ thể những nhóm cơ chế, chính sách chung để phát triển đường sắt đô thị.
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc hội đàm với Phó Thủ tướng Trung Quốc Đinh Tiết Tường

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc hội đàm với Phó Thủ tướng Trung Quốc Đinh Tiết Tường

Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc đã có cuộc hội đàm với Phó Thủ tướng Trung Quốc Đinh Tiết Tường trong khuôn khổ tham dự Hội chợ CAEXPO và Hội nghị CABIS.

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng: Tới ngày 31/12/2025 phải cơ bản hoàn thành dự án sân bay Long Thành

Thủ tướng: Tới ngày 31/12/2025 phải cơ bản hoàn thành dự án sân bay Long Thành

Thủ tướng yêu cầu tới ngày 31/12/2025 dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành phải cơ bản hoàn thành để chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV.
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: CAEXPO và CABIS là biểu tượng cho quan hệ hợp tác ASEAN - Trung Quốc

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: CAEXPO và CABIS là biểu tượng cho quan hệ hợp tác ASEAN - Trung Quốc

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc nhấn mạnh, qua 20 kỳ tổ chức, CAEXPO và CABIS đã trở thành một biểu tượng quan trọng cho quan hệ hợp tác giữa ASEAN và Trung Quốc.
Luật Việc làm (sửa đổi): Linh hoạt mức đóng bảo hiểm thất nghiệp

Luật Việc làm (sửa đổi): Linh hoạt mức đóng bảo hiểm thất nghiệp

Dự án Luật Việc làm (sửa đổi) đã mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp và linh hoạt mức đóng bảo hiểm thất nghiệp.
Lễ xuất quân Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 6 và Đội Công binh số 3

Lễ xuất quân Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 6 và Đội Công binh số 3

Lễ xuất quân cho Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 6 và Đội Công binh số 3, lên đường thực hiện nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc (LHQ).
Đề xuất điều chỉnh chủ trương dự án cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang

Đề xuất điều chỉnh chủ trương dự án cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang

Tỉnh Tuyên Quang kiến nghị điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang (giai đoạn 1) đối với đoạn qua địa phương này.
Thủ tướng: Đồng Nai có những điểm tựa vững chắc để phát triển vượt bậc

Thủ tướng: Đồng Nai có những điểm tựa vững chắc để phát triển vượt bậc

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, Đồng Nai có những điểm tựa vững chắc để phát triển vượt bậc và Quy hoạch sẽ giúp Đồng Nai “kết nối, hội nhập và cất cánh".
Quy định về hoạt động quảng cáo trên mạng có gì mới?

Quy định về hoạt động quảng cáo trên mạng có gì mới?

Sáng 24/9, tiếp tục phiên họp thứ 37, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo.
Thủ tướng: Phấn đấu đưa Đồng Nai thành địa phương phát triển kinh tế hàng đầu cả nước

Thủ tướng: Phấn đấu đưa Đồng Nai thành địa phương phát triển kinh tế hàng đầu cả nước

Thủ tướng yêu cầu phấn đấu đưa Đồng Nai trở thành địa phương phát triển kinh tế hàng đầu cả nước; là tỉnh văn minh, hiện đại, thu nhập cao.
Toàn văn phát biểu chính sách của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Đại học Columbia

Toàn văn phát biểu chính sách của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Đại học Columbia

Tại New York, Hoa Kỳ, sáng 23/9 (giờ địa phương), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tới thăm và phát biểu chính sách tại Đại học Columbia.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tiếp đại diện các tập đoàn công nghệ và quỹ đầu tư Hoa Kỳ

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tiếp đại diện các tập đoàn công nghệ và quỹ đầu tư Hoa Kỳ

Chiều 23/9/2024 (giờ địa phương), tại thành phố New York, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp các lãnh đạo doanh nghiệp của Hoa Kỳ: Tập đoàn Apple, Tập đoàn Meta,...
5 điểm mới về tiếp xúc cử tri của đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp

5 điểm mới về tiếp xúc cử tri của đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp

Sáng 24/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét dự thảo Nghị quyết quy định chi tiết việc tổ chức tiếp xúc cử tri của đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Thủ tướng Ấn Độ

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Thủ tướng Ấn Độ

Trưa 23/9 theo giờ địa phương Hoa Kỳ, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã gặp Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự tọa đàm với các doanh nghiệp hàng đầu Hoa Kỳ

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự tọa đàm với các doanh nghiệp hàng đầu Hoa Kỳ

Chiều 23/9 tại New York, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự toạ đàm với các doanh nghiệp hàng đầu Hoa Kỳ.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu chính sách tại Đại học Columbia

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu chính sách tại Đại học Columbia

Sáng 23/9 (giờ địa phương), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tới thăm và phát biểu chính sách tại Đại học Columbia.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp một số chuyên gia, học giả về Việt Nam

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp một số chuyên gia, học giả về Việt Nam

Sáng 23/9 (giờ địa phương), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp một số chuyên gia, học giả về Việt Nam do Viện Đông Á Weatherhead (Đại học Columbia) tổ chức.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp mặt Mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt Nam tại Hoa Kỳ

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp mặt Mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt Nam tại Hoa Kỳ

Chiều 23/9 (giờ địa phương), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có buổi gặp mặt với các thành viên Mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt Nam tại Hoa Kỳ.
Thủ tướng chỉ đạo tuyệt đối không để gián đoạn nguồn cung xăng dầu

Thủ tướng chỉ đạo tuyệt đối không để gián đoạn nguồn cung xăng dầu

Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành phối hợp đảm bảo cung cấp đủ xăng dầu, tuyệt đối không để gián đoạn nguồn cung.
Khẩn cấp: Công dân Việt Nam nên rời khỏi Lebanon khi vẫn còn các chuyến bay

Khẩn cấp: Công dân Việt Nam nên rời khỏi Lebanon khi vẫn còn các chuyến bay

Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Lebanon ra thông báo khẩn khuyến cáo công dân Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại Lebanon rời khỏi nước này.
Chính phủ sắp ban hành Nghị định khuyến khích điện mặt trời mái nhà

Chính phủ sắp ban hành Nghị định khuyến khích điện mặt trời mái nhà

Thủ tướng yêu cầu Nghị định cần khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu phát huy lợi thế cạnh tranh của Việt Nam về điện mặt trời.
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc hội kiến Bí thư Khu ủy Quảng Tây, Trung Quốc

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc hội kiến Bí thư Khu ủy Quảng Tây, Trung Quốc

Ngày 23/9, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đã hội kiến đồng chí Lưu Ninh, Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ nhiệm Nhân đại, Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động