Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trả lời phỏng vấn báo chí Nhật

Nhân dịp tham dự Hội nghị Cấp cao Hợp tác Mekong-Nhật Bản lần thứ 10 và thăm Nhật Bản dự kiến diễn ra vào tuần tới tại Nhật Bản, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có bài trả lời phóng vấn báo chí Nhật Bản.
Báo Japan Times ca ngợi vai trò Việt Nam trong hợp tác Mekong – Nhật Bản
thu tuong nguyen xuan phuc tra loi phong van bao chi nhat
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc

Nhân dịp Hội nghị Cấp cao Hợp tác Mekong-Nhật Bản lần thứ 10 sẽ được tổ chức vào tuần tới tại Nhật Bản, xin Ngài đánh giá về vai trò của Nhật Bản trong việc thúc đẩy hợp tác và phát triển trong khu vực sông Mekong thời gian qua?

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc: Trong những năm qua, bằng các nỗ lực thúc đẩy cải cách kinh tế trong nước và hội nhập quốc tế, các nước Mekong đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng về phát triển kinh tế-xã hội và trở thành một trong những khu vực có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hàng đầu trên thế giới. Trong quá trình này, sự hỗ trợ của các đối tác phát triển, trong đó có Nhật Bản, có ý nghĩa rất quan trọng.

Hợp tác giữa Nhật Bản với khu vực Mekong được triển khai thông qua các cơ chế song phương cũng như các khuôn khổ hợp tác đa phương trên rất nhiều lĩnh vực từ chính trị, đối ngoại, kinh tế, thương mại, đến giáo dục, y tế, môi trường, du lịch. Nhật Bản là một trong những đối tác thương mại, đầu tư và nhà cung cấp ODA hàng đầu của các nước Mekong.

Riêng trong khuôn khổ Mekong-Nhật Bản, hàng trăm dự án hợp tác với tổng vốn đầu tư hàng chục tỷ đô la Mỹ đã được triển khai thành công, giúp các nước Mekong phát triển hạ tầng giao thông, công nghiệp, đào tạo nguồn nhân lực, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu, thu hẹp khoảng cách phát triển, giảm nghèo... Nhật Bản đã có nhiều hỗ trợ cho quá trình xây dựng và phát triển các tuyến hành lang kinh tế nội khối Mê Công như Hành lang kinh tế Đông-Tây, Hành lang kinh tế phía Nam.

Mối quan hệ hợp tác hiệu quả, dài lâu giữa khu vực Mekong và Nhật Bản đã, đang và sẽ giúp phát huy tiềm năng, thế mạnh của các nền kinh tế, tạo môi trường kinh doanh ngày càng thuận lợi cho doanh nghiệp hai bên, góp phần thúc đẩy tăng trưởng bền vững và bao trùm tại khu vực.

Trong thời gian tới, Ngài mong muốn Nhật Bản sẽ hợp tác với các nước tiểu vùng sông Mekong như thế nào nhằm thúc đẩy sự tăng trưởng tại tiểu vùng Mekong, cũng như sự gắn kết và bổ trợ lẫn nhau giữa các nền kinh tế thành viên? Xin Ngài cho biết kỳ vọng của Việt Nam đối với Hội nghị Cấp cao Mekong-Nhật Bản lần này?

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc: Tiềm năng hợp tác giữa Nhật Bản và các nước Mekong là rất lớn và còn nhiều lĩnh vực có thể thúc đẩy hơn nữa vì sự thịnh vượng và phát triển bền vững của khu vực. Trên cơ sở những thành tựu đạt được, chúng tôi mong muốn Nhật Bản tiếp tục phát huy hơn nữa vai trò là đối tác vì “phát triển chất lượng cao” ở khu vực Mekong, phát huy tối đa mối quan hệ tương hỗ giữa thế mạnh của Nhật Bản về công nghệ, tài chính với lợi thế của khu vực Mekong về tốc độ tăng trưởng, thị trường và lao động.

Trong thời gian tới, hợp tác Mekong-Nhật Bản cần đặc biệt ưu tiên tăng cường 3 kết nối đã được thống nhất về hạ tầng giao thông, năng lượng; kết nối hạ tầng mềm về thể chế, thuận lợi hóa thương mại, đầu tư và kết nối con người gắn với kết nối số để tạo hiệu quả tổng hợp cao. Tập trung hợp tác hiện thực hóa tầm nhìn chung về một Mekong xanh thông qua các chương trình, dự án về quản lý sử dụng bền vững nguồn nước sông Mekong, phát triển nông nghiệp thông minh, bền vững và hợp tác ứng phó biến đổi khí hậu. Trong quá trình này, Chính phủ các nước khuyến khích sự tham gia của các doanh nghiệp Nhật Bản và Mekong.

Hội nghị Cấp cao sắp tới đánh dấu 10 năm hình thành và phát triển của hợp tác Mekong-Nhật Bản. Hội nghị sẽ mở ra một chương mới và tiếp thêm động lực cho mối quan hệ đối tác tin cậy, hiệu quả, bền vững dài lâu giữa Nhật Bản và các nước Mekong; đồng thời nâng tầm quan hệ tương xứng với tiềm năng và nhu cầu hợp tác của hai bên. Đây cũng là dịp quan trọng để lãnh đạo các nước Mekong và Nhật Bản trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về phát triển kinh tế xã hội, hợp tác khu vực và đề ra các hướng đi mới cho hợp tác giữa sáu nước.

Việt Nam sẽ phối hợp chặt chẽ cùng Nhật Bản và các nước Mekong để Hội nghị thành công tốt đẹp.

Nhân dịp Việt Nam và Nhật Bản kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, xin Ngài cho biết đánh giá về mối quan hệ Việt Nam-Nhật Bản và đâu là những điểm sáng trong quan hệ hai nước? Ngài kỳ vọng mối quan hệ Việt Nam-Nhật Bản sẽ phát triển như thế nào trong thời gian tới?

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc: Trước hết, tôi xin chúc mừng Thủ tướng Shinzo Abe đã tái cử làm Thủ tướng Nhật Bản, mang lại sự kỳ vọng mới cho đất nước Nhật Bản cũng như mối quan hệ giữa hai nước Việt Nam, Nhật Bản. Năm nay, Việt Nam và Nhật Bản kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Hai dân tộc Việt Nam và Nhật Bản chia sẻ nhiều nét tương đồng về lịch sử, văn hóa, truyền thống, giá trị nhân văn và có mối quan hệ rất đặc biệt. Hiện nay, sau 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, hai nước đã trở thành đối tác hết sức quan trọng của nhau, chia sẻ nhiều lợi ích chiến lược chung. Khuôn khổ quan hệ liên tục được nâng cấp và trở thành “Đối tác chiến lược sâu rộng vì hòa bình và thịnh vượng của châu Á” (năm 2014), đáp ứng nguyện vọng, đem lại lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước. Quan hệ hợp tác giữa hai nước đã phát triển mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực, sự liên kết kinh tế ngày càng chặt chẽ, nổi bật là:

Sự tin cậy về chính trị giữa hai nước ngày càng được tăng cường, trong đó, giao lưu, tiếp xúc giữa lãnh đạo các cấp, đặc biệt là cấp cao được tiến hành thường xuyên. Lãnh đạo cấp cao Việt Nam đã nhiều lần thăm Nhật Bản. Thành viên Hoàng gia, Lãnh đạo Chính phủ Nhật Bản cũng nhiều lần thăm Việt Nam, trong đó có chuyến thăm lịch sử lần đầu tiên của Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản tới Việt Nam năm 2017.

Nhật Bản là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam, cụ thể Nhật Bản là nước cung cấp hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) lớn nhất, đối tác thương mại song phương lớn thứ tư của Việt Nam. Năm 2017, Nhật Bản trở thành nhà đầu tư nước ngoài số một tại Việt Nam với số vốn đầu tư hơn 9,1 tỷ USD, gấp bốn lần so với năm 2016. Sự ảnh hưởng, hỗ trợ cho nhau về kinh tế giữa hai nước là rất lớn.

Hợp tác trên các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, văn hóa, giáo dục, đào tạo, du lịch, giao lưu nhân dân không ngừng được củng cố và mở rộng. Hiện nay, tổng số người Việt Nam đang sinh sống, làm việc và học tập tại Nhật Bản là hơn 260.000 người, trở thành cộng đồng người nước ngoài lớn thứ 5 tại Nhật Bản. Hợp tác giữa các địa phương hai nước ngày càng sôi động với 37 cặp địa phương đã ký kết thỏa thuận hợp tác. Năm 2017, Nhật Bản đứng thứ ba về số lượng khách du lịch đến Việt Nam và Nhật Bản cũng là điểm du lịch hấp dẫn của du khách Việt Nam, với 800.000 du khách Nhật đến Việt Nam và 300.000 người Việt Nam đến thăm Nhật Bản. Sự giao lưu, gắn kết giữa người dân hai nước chính là cầu nối hữu nghị, nền tảng quan trọng để phát triển mối quan hệ bền vững Việt Nam-Nhật Bản.

Hai bên cũng hợp tác chặt chẽ và hiệu quả tại các diễn đàn quốc tế và khu vực, như Liên Hợp Quốc, các hội nghị ASEAN+, APEC, ASEM,... Hai nước phối hợp chặt chẽ trong thúc đẩy đàm phán, ký kết Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP); ủng hộ lẫn nhau làm thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc; phối hợp với nhau trên những lĩnh vực khu vực và quốc tế cùng quan tâm, đóng góp vào việc xây dựng một khu vực châu Á-Thái Bình Dương hòa bình, ổn định, phát triển và dựa trên luật pháp quốc tế.

Trong thời gian tới, với sự nỗ lực, đồng lòng và chính sách đúng đắn của cả hai bên, tôi tin tưởng rằng quan hệ “Đối tác chiến lược sâu rộng vì hòa bình và thịnh vượng ở châu Á” giữa Việt Nam và Nhật Bản sẽ bước vào giai đoạn phát triển mới, ngày càng hiệu quả, ổn định và sâu rộng hơn.

Trong bối cảnh kinh tế hiện nay, lĩnh vực công nghiệp nào mà Việt Nam mong muốn các doanh nghiệp Nhật Bản hỗ trợ và đầu tư. Xin Thủ tướng cho biết thông điệp mà Việt Nam muốn gửi tới Chính phủ, doanh nghiệp và người dân Nhật Bản?

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc: Sau hơn 30 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, trở thành một nền kinh tế năng động và hội nhập quốc tế, khu vực sâu rộng. Chúng tôi có quan hệ kinh tế thương mại với trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ ở khắp các châu lục, đã ký kết và đang đàm phán 16 hiệp định thương mại song phương và đa phương với gần 60 đối tác, trong đó có các nền kinh tế lớn nhất trên thế giới.

Trong thời gian tới, Chính phủ Việt Nam khẳng định sẽ tiếp tục đổi mới toàn diện, đẩy mạnh hội nhập quốc tế, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh để phát triển nhanh và bền vững. Với phương châm “kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, hiệu quả”, chúng tôi tiếp tục tập trung cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tăng cường kỷ luật kỷ cương nhằm phục vụ tốt hơn người dân và doanh nghiệp, trong đó tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp nước ngoài nói chung và doanh nghiệp Nhật Bản nói riêng thành công trong hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, coi thành công của các bạn là thành công của chính mình.

Để khai thác hiệu quả hơn nữa tiềm năng, thế mạnh của nhau, chúng tôi hoan nghênh doanh nghiệp Nhật Bản hỗ trợ và đầu tư vào các lĩnh vực Nhật Bản có thế mạnh như: công nghệ cao, xây dựng kết cấu hạ tầng, đô thị thông minh, công nghiệp hỗ trợ, nông nghiệp công nghệ cao, cổ phần hóa doanh nghiệp, năng lượng sạch và tái tạo... và các ngành công nghiệp đã được lựa chọn trong Chiến lược Công nghiệp hóa của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam - Nhật Bản hướng đến năm 2020, tầm nhìn 2030, gồm ô tô và phụ tùng ô tô, máy nông nghiệp, công nghiệp chế biến nông thủy sản, điện tử, công nghiệp môi trường và tiết kiệm năng lượng.

Xin Thủ tướng cho biết tiến trình phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) của Việt Nam có khả năng hoàn tất trong năm nay hay không? Thủ tướng đánh giá như thế nào về tác động của CPTPP đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam? Một số nước như Thái Lan, Indonesia và Hàn Quốc đã thể hiện sự quan tâm đến việc tham gia vào CPTPP, vậy xin Thủ tướng cho biết khả năng mở rộng của CPTPP trong tương lai?

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc: Việc tham gia CPTPP một lần nữa khẳng định cam kết mạnh mẽ của Việt Nam về tiếp tục đổi mới, hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, chủ động và tích cực tham gia định hình các khuôn khổ hợp tác và liên kết kinh tế khu vực vì hòa bình, thịnh vượng và phát triển bao trùm ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đồng thời mở ra tiềm năng hợp tác rộng lớn về kinh tế - thương mại trong quan hệ với nhiều đối tác chiến lược quan trọng, trong đó có Nhật Bản.

CPTPP là một khu vực thương mại tự do thế hệ mới, tiêu chuẩn cao, cân bằng lợi ích, do đó có thể tạo thêm động lực để Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh cải cách, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cải thiện môi trường đầu tư - kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Việt Nam phấn đấu thuộc nhóm 06 thành viên đầu tiên hoàn tất phê chuẩn để Hiệp định sớm đi vào triển khai. Theo đó Quốc hội dự kiến sẽ xem xét phê chuẩn Hiệp định CPTPP tại Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV sắp tới, tháng 10-tháng 11/2018.

Về khả năng mở rộng CPTPP, Việt Nam hoan nghênh sự quan tâm của các nước đối tác (như Anh, Thái Lan, Indonesia, Hàn Quốc), tuy nhiên theo quy định, việc mở rộng sẽ được xem xét trên cơ sở đồng thuận chung và sau khi CPTPP đi vào triển khai. Vì vậy, trước mắt Việt Nam cùng các nước thành viên tập trung hoàn tất phê chuẩn để sớm triển khai Hiệp định và xem xét các đề nghị này sau đó.

Xin cho biết đánh giá của Ngài về tình hình Biển Đông hiện nay và những biện pháp mà Việt Nam triển khai để bảo đảm chủ quyền, giữ vững hòa bình, ổn định ở Biển Đông? Ngài mong muốn Nhật Bản có vai trò như thế nào trong việc giải quyết vấn đề Biển Đông và các vấn đề an ninh trong khu vực? Xin Ngài cho biết những hình thức hợp tác nào mà Việt Nam có thể cùng triển khai với cộng đồng quốc tế và các nước khác, đặc biệt là Nhật Bản trong việc bảo đảm an ninh, an toàn và tự do hàng hải ở khu vực Biển Đông?

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc: Biển Đông đóng vai trò quan trọng đối với giao thương quốc tế, là không gian sinh tồn và phát triển của các quốc gia ven biển.Vai trò quan trọng đó ngày càng được khẳng định, thể hiện qua số lượng hàng hóa thương mại được vận chuyển qua khu vực và tỷ trọng kinh tế biển trong GDP của các quốc gia ven biển.

Tại Biển Đông, các nước trong và ngoài khu vực đã và đang triển khai hoạt động hợp tác song phương và đa phương trên nhiều lĩnh vực như: đánh bắt cá, tuần tra chung, tìm kiếm cứu nạn, nghiên cứu khoa học, bảo vệ môi trường biển… nhằm góp phần vào việc duy trì hòa bình, ổn định. Đồng thời, các nước có liên quan trong khu vực Biển Đông cũng tích cực hợp tác, tìm kiếm các giải pháp hòa bình để giải quyết các tranh chấp, khác biệt.

Tuy nhiên, trong thời gian qua, tình hình Biển Đông có những diễn biến phức tạp gây quan ngại cho cộng đồng quốc tế, đòi hỏi các bên liên quan cần tuân thủ nghiêm túc luật pháp quốc tế, thiện chí, kiềm chế, không có các hành động làm phức tạp tình hình, thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), sớm hoàn thành việc xây dựng Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC) thực chất và hiệu lực, phù hợp với luật pháp quốc tế.

Việt Nam chia sẻ quan điểm chung của ASEAN và cộng đồng quốc tế về việc giải quyết các tranh chấp trên biển bằng biện pháp hòa bình, theo luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS), bảo đảm duy trì hòa bình, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông. Việt Nam hoan nghênh lập trường và chia sẻ nhận thức của Nhật Bản về tầm quan trọng của nỗ lực ngoại giao góp phần thúc đẩy việc tuân thủ đầy đủ luật pháp quốc tế, giải quyết hòa bình tranh chấp, thúc đẩy hợp tác, hiện thực hóa một Biển Đông hòa bình và ổn định.

Chúng tôi mong rằng, là một quốc gia có vị trí quan trọng trong khu vực và là một cường quốc trên thế giới, Nhật Bản tiếp tục thể hiện trách nhiệm và vai trò, cùng cộng đồng quốc tế tiếp tục ủng hộ và đóng góp tích cực vào việc bảo đảm an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không, duy trì hòa bình, ổn định mang lại thịnh vượng cho khu vực Biển Đông nói riêng và khu vực châu Á-Thái Bình Dương nói chung./.

Theo báo Chính phủ điện tử
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thống nhất trình Quốc hội xem xét chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam

Thống nhất trình Quốc hội xem xét chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam

Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất trình Quốc hội xem xét chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam tại Kỳ họp thứ 8.
Nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước góp ý kiến vào các dự thảo văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng

Nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước góp ý kiến vào các dự thảo văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng

Ngày 6/11, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị các đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước góp ý kiến vào các dự thảo văn kiện trình Đại hội XIV.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Quảng Tây, Trung Quốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Quảng Tây, Trung Quốc

Ngày 6/11, tại thành phố Côn Minh, Vân Nam, Trung Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp đồng chí Lam Thiên Lập, Chủ tịch Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây.
Chủ tịch nước Lương Cường sẽ tham dự Tuần lễ cấp cao APEC, thăm chính thức Chile và Peru

Chủ tịch nước Lương Cường sẽ tham dự Tuần lễ cấp cao APEC, thăm chính thức Chile và Peru

Chủ tịch nước Lương Cường sẽ thăm chính thức Chile từ ngày 9-12/11; thăm chính thức Peru và tham dự Tuần lễ Cấp cao APEC 2024 tại Lima, Peru từ ngày 12-16/11.
Tại sao cơ sở tư nhân mua được thiết bị y tế rẻ hơn cơ sở công lập?

Tại sao cơ sở tư nhân mua được thiết bị y tế rẻ hơn cơ sở công lập?

Đại biểu Quốc hội băn khoăn về việc các cơ sở tư nhân sử dụng hình thức mua sắm thông thường lại mua được một số thiết bị y tế giá rẻ hơn so với cơ sở công lập.

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì họp trực tuyến về các dự án lưới điện

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì họp trực tuyến về các dự án lưới điện

Chiều 6/11, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã chủ trì cuộc họp trực tuyến với các địa phương, doanh nghiệp ngành điện về các dự án lưới điện.
Rút ngắn thời gian trong triển khai thực hiện dự án đầu tư công

Rút ngắn thời gian trong triển khai thực hiện dự án đầu tư công

Đại biểu Quốc hội cho rằng, việc bổ sung một số quy định mới sẽ góp phần rút ngắn thời gian trong việc triển khai thực hiện dự án đầu tư công.
Luật Đầu tư công (sửa đổi):

Luật Đầu tư công (sửa đổi): 'Nóng' vấn đề phân cấp, phân quyền

Đại biểu Quốc hội nhất trí với việc cần đẩy mạnh phân cấp, trao quyền tạo chủ động, linh hoạt trong công tác quản lý đầu tư công.
Đại biểu băn khoăn về thời hạn cấp giấy phép khai thác khoáng sản

Đại biểu băn khoăn về thời hạn cấp giấy phép khai thác khoáng sản

Đại biểu Quốc hội đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo và cơ quan thẩm tra nghiên cứu quy định thời gian cấp phép khai thác khoáng sản, trữ lượng khoáng sản.
Thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản: Hạn chế đầu cơ, giữ mỏ để chuyển nhượng

Thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản: Hạn chế đầu cơ, giữ mỏ để chuyển nhượng

Dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản đã quy định theo hướng thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản theo năm và được quyết toán theo sản lượng khai thác thực tế.
80 năm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam: Linh hồn, mạch sống của Quân đội Cách mạng

80 năm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam: Linh hồn, mạch sống của Quân đội Cách mạng

Ngày 5/11 Báo Quân đội nhân dân đã phối hợp với các cơ quan tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “80 năm Linh hồn, mạch sống của Quân đội cách mạng”.
Đường dây 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch đến Phố Nối hoàn thành sớm, chống lãng phí rất lớn

Đường dây 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch đến Phố Nối hoàn thành sớm, chống lãng phí rất lớn

Đại biểu Quốc hội cho rằng, đường dây 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch đến Phố Nối có thời gian hoàn thành rất sớm, sử dụng có hiệu quả, chống lãng phí rất lớn.
Uỷ viên Bộ Chính trị Nguyễn Xuân Thắng tham dự Ngày hội Đại đoàn kết tại Thừa Thiên Huế

Uỷ viên Bộ Chính trị Nguyễn Xuân Thắng tham dự Ngày hội Đại đoàn kết tại Thừa Thiên Huế

Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc diễn ra tại đình làng Kim Long, TP. Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, Uỷ viên Bộ Chính trị Nguyễn Xuân Thắng tham dự Ngày hội.
Tổng Bí thư Tô Lâm nói về Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Tổng Bí thư Tô Lâm nói về Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Vuasanca giới thiệu nội dung trao đổi chuyên đề về Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Các nhiệm vụ trọng tâm trong kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ

Các nhiệm vụ trọng tâm trong kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ

Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Chính phủ ban hành đã nêu rõ các nhiệm vụ trọng tâm.
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Chi thường xuyên cho trả tiền lương chiếm tới 45%

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Chi thường xuyên cho trả tiền lương chiếm tới 45%

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, việc chi thường xuyên cho trả tiền lương đã chiếm tới 45%, còn lại là các khoản chi khác.
Chính phủ ban hành kế hoạch thực hiện quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050

Chính phủ ban hành kế hoạch thực hiện quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký quyết định ban hành kế hoạch thực hiện quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc

Sáng ngày 5/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy, thành phố Côn Minh, Vân Nam, Trung Quốc.
Bộ trưởng báo tin vui khi Chỉ số hạnh phúc và Chỉ tiêu năng suất lao động của Việt Nam đều tăng

Bộ trưởng báo tin vui khi Chỉ số hạnh phúc và Chỉ tiêu năng suất lao động của Việt Nam đều tăng

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, trong hoàn cảnh khó khăn nhưng lần đầu tiên Chỉ tiêu năng suất lao động tăng 5,56%, Chỉ số hạnh phúc của Việt Nam tăng 11 bậc.
Đề nghị Quốc hội giám sát các quỹ để quản lý, sử dụng hiệu quả

Đề nghị Quốc hội giám sát các quỹ để quản lý, sử dụng hiệu quả

Đại biểu đề nghị Quốc hội, hoặc các cơ quan của Quốc hội tiến hành giám sát các quỹ để có đánh giá cụ thể, kỹ càng, đảm bảo quản lý sử dụng một cách hiệu quả.
Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường tham dự các hội nghị GMS, ACMECS và CLMV tại Trung Quốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường tham dự các hội nghị GMS, ACMECS và CLMV tại Trung Quốc

Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội, lên đường tham dự các hội nghị GMS, ACMECS và CLMV tại Trung Quốc.
Chương trình Thương hiệu quốc gia đã khẳng định được trí tuệ, bản lĩnh của doanh nghiệp Việt

Chương trình Thương hiệu quốc gia đã khẳng định được trí tuệ, bản lĩnh của doanh nghiệp Việt

Với chủ đề 'Vươn mình tiến vào kỷ nguyên xanh', Chương trình Thương hiệu quốc gia là thông điệp về sự kết hợp giữa phát triển kinh tế và phát triển bền vững.
Doanh nghiệp đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam là biểu tượng của sáng tạo và năng lực tiên phong

Doanh nghiệp đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam là biểu tượng của sáng tạo và năng lực tiên phong

Tối 4/11, tại Trung tâm hội nghị quốc gia, Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương đã tổ chức Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024.
Cơ cấu lại kinh tế vùng, đưa Đông Nam Bộ đi đầu trong phát triển công nghiệp công nghệ cao

Cơ cấu lại kinh tế vùng, đưa Đông Nam Bộ đi đầu trong phát triển công nghiệp công nghệ cao

Ngày 4/11, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định 1325/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Vì sao đầu tư công lớn nhưng không dẫn dắt được đầu tư tư?

Vì sao đầu tư công lớn nhưng không dẫn dắt được đầu tư tư?

Phát biểu thảo luận tại hội trường Quốc hội chiều 4/11, đại biểu băn khoăn, tại sao đầu tư công lớn mà không dẫn dắt được đầu tư tư, đầu tư tư lại thấp đi.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động