Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Dứt khoát xử lý các sai phạm để các thị trường phát triển lành mạnh

Thủ tướng nhấn mạnh, dứt khoát phải xử lý các sai phạm để các thị trường phát triển đúng bản chất, lành mạnh, bền vững, công khai, minh bạch.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đưa ra 5 thông điệp tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh ASEAN-EU Thủ tướng Phạm Minh Chính bắt đầu các hoạt động tại Hội nghị Cấp cao ASEAN - EU 4 công điện của Thủ tướng giúp “phá băng” thị trường trái phiếu, bất động sản

Khẳng định uy tín và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế

Phát biểu chỉ đạo tại phiên toàn thể cấp cao Diễn đàn Kinh tế Việt Nam lần thứ 5 vào chiều 17/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ghi nhận, đồng tình, đánh giá cao các nội dung báo cáo của các bộ, cơ quan, ý kiến của đại biểu, các chuyên gia, các nhà khoa học.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đất nước chưa bao giờ có được cơ đồ, vị thế như ngày nay
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại phiên toàn thể cấp cao Diễn đàn Kinh tế Việt Nam lần thứ 5

Để “ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo các cân đối lớn, vững vàng vượt qua thách thức”, Thủ tướng đề nghị, các cơ quan chức năng, nhà khoa học, người dân và doanh nghiệp, "tất cả đều phải vào cuộc", càng khó khăn, thách thức càng phải quyết tâm, đồng lòng, chung sức với tinh thần hài hòa lợi ích, chia sẻ rủi ro giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân.

Chia sẻ về các yếu tố nền tảng để phát triển đất nước, Thủ tướng cho biết, Việt Nam đang xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy tối đa năng lực của tất cả mọi người, tất cả doanh nghiệp đầu tư tại Việt Nam; xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân; xây dựng nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa.

Quan điểm xuyên suốt là lấy con người là trung tâm, là chủ thể, là mục tiêu và là động lực phát triển, phát huy tối đa yếu tố quyết định là yếu tố con người; không hy sinh tiến bộ, công bằng xã hội và môi trường để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần.

Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, Việt Nam đang triển khai 3 đột phá chiến lược (thể chế, hạ tầng, nhân lực); thực hiện đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa, là bạn bè tốt, là đối tác tin cậy và là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, vì mục tiêu hòa bình, hợp tác và phát triển; quyết tâm xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, đủ sức chống chịu với những biến động bên ngoài và tích cực, chủ động hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả; lấy nội lực là cơ bản, quyết định lâu dài, ngoại lực là quan trọng, đột phá.

"Thực hiện nhất quán, vận dụng phù hợp đường lối đúng đắn nói trên, sau hơn 35 năm đổi mới, mở cửa và hội nhập, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, đất nước chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín như ngày nay" - Thủ tướng nhấn mạnh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, ước tính hết năm 2022, quy mô nền kinh tế đạt gần 400 tỷ USD; thu nhập bình quân đầu người trên 4.000 USD năm 2021; quy mô thương mại khoảng 750 tỷ USD, thuộc nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại quốc tế. Việt Nam đã ký kết 15 hiệp định thương mại tự do với trên 60 nước, vùng lãnh thổ trong đó có những thị trường lớn nhất trên thế giới.

"Đây là những điểm sáng đáng tự hào trong hoàn cảnh một nước đang phát triển, nền kinh tế đang chuyển đổi" - Thủ tướng nói, đồng thời chia sẻ, bên cạnh những kết quả về kinh tế, an sinh xã hội được bảo đảm; đời sống người dân được cải thiện.

Phòng chống tham nhũng, tiêu cực được đẩy mạnh. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm; quốc phòng, an ninh được giữ vững. Các hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế được đẩy mạnh thực chất, hiệu quả, góp phần giữ nước từ sớm, từ xa, từ khi chưa có nguy cơ. Uy tín và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế tiếp tục được củng cố và nâng lên.

Điều này có được là nhờ sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, sát thực tiễn của Đảng, đứng đầu là đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; sự quản lý, điều hành hiệu quả của Nhà nước, sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp, nhân dân cả nước và sự hỗ trợ của bạn bè quốc tế.

Phản ứng chính sách nhanh hơn, kịp thời hơn, hiệu quả hơn

Phát biểu tại Diễn đàn, Thủ tướng dành nhiều thời gian phân tích tình hình, nguyên nhân và định hướng lớn trong xử lý những vấn đề tồn tại, bất cập cần tiếp tục giải quyết liên quan tới thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản, cung ứng tín dụng, thị trường lao động, cũng như tình trạng thiếu hụt cục bộ xăng dầu, thiếu thuốc, trang thiết bị y tế vừa qua.

Thủ tướng lấy ví dụ, thị trường chứng khoán dễ bị "thổi" lên. Nhiều trái phiếu doanh nghiệp phát hành không có tài sản bảo đảm, lãi suất cao đi kèm rủi ro nhưng không tư vấn cho khách hàng... Lĩnh vực ngân hàng có tình trạng sở hữu chéo. Thị trường bất động sản tập trung vào phân khúc cho người giàu.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đất nước chưa bao giờ có được cơ đồ, vị thế như ngày nay
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đất nước chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín như ngày nay

Đây là những vấn đề xuất hiện trong quá trình vận động và phát triển do nhiều nguyên nhân khác nhau. "Đã có bệnh thì phải chữa, nhưng chúng ta cùng lúc xử lý nhiều vấn đề trong điều kiện khó khăn nên càng khó khăn. Tuy nhiên, dứt khoát phải xử lý các sai phạm để các thị trường phát triển đúng bản chất, lành mạnh, bền vững, công khai, minh bạch, giữ ổn định hệ thống, bảo đảm lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân, doanh nghiệp và các chủ thể liên quan. Chữa bệnh thì phải mất thuốc, mất thời gian, mất công sức và phải chờ thời gian để ngấm thuốc" - Thủ tướng nêu rõ.

Người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh, chúng ta tôn trọng quy luật thị trường nhưng khi cần thiết, trong bối cảnh không bình thường thì Nhà nước phải có sự can thiệp, xây dựng cơ chế, chính sách để giải quyết; các cơ quan chức năng phải phản ứng chính sách nhanh hơn, kịp thời hơn, hiệu quả hơn.

Doanh nghiệp cũng phải điều chỉnh lại, người dân cũng phải chia sẻ; tất cả cùng suy nghĩ, cùng làm; hài hòa lợi ích, chia sẻ rủi ro giữa người dân, doanh nghiệp và Nhà nước, tránh tình trạng "lúc thuận lợi thì không sao, lúc khó khăn lại kêu Nhà nước".

Thủ tướng đề nghị các ngân hàng tìm cách giảm lãi suất để hỗ trợ doanh nghiệp và người dân trong bối cảnh khó khăn. Các tổ chức phát hành trái phiếu cần thực hiện theo đúng cam kết; trường hợp có khó khăn, chủ động đàm phán với nhà đầu tư và nhà đầu tư cũng phải chia sẻ với doanh nghiệp phát hành, theo đúng quy định pháp luật.

Về thị trường bất động sản, phải cơ cấu lại các phân khúc, giá, sản phẩm, hỗ trợ phát triển các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, nhà ở thương mại cho người thu nhập thấp... "Nhà nước có chính sách nhưng các doanh nghiệp cũng phải thay đổi, không thể neo giá cao mãi, chỉ làm phân khúc cho người giàu thì người nghèo, thu nhập thấp không thể tiếp cận được" - Thủ tướng Phạm Minh Chính lưu ý.

Chuẩn bị tâm thế, sẵn sàng ứng xử phù hợp với mọi rủi ro, thách thức

Thủ tướng nhấn mạnh, năm 2023 là năm bản lề của thời kỳ kế hoạch 5 năm 2021-2025 với dự báo khó khăn, thách thức hơn so với năm 2022 và nhiều hơn thời cơ thuận lợi, đòi hỏi chúng ta phải chuẩn bị tâm thế, sẵn sàng ứng xử phù hợp với mọi rủi ro, thách thức, có quyết tâm cao hơn, nỗ lực lớn hơn, hành động quyết liệt, hiệu quả hơn.

"Chúng ta không hoang mang, lo sợ, dao động, cũng không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác, mà giữ vững bản lĩnh, bình tĩnh, nắm chắc tình hình để đưa ra giải pháp. Tất nhiên, không có giải pháp hoàn hảo, cũng không có lựa chọn hoàn hảo, chỉ có giải pháp, lựa chọn tốt nhất và phải có ưu tiên phù hợp" - Thủ tướng cho hay.

Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã có Kết luận, Quốc hội đã có Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, trong đó xác định rõ các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cho năm 2023.

Cơ bản thống nhất với các đề xuất, góp ý tại Diễn đàn, Thủ tướng nêu một số vấn đề trọng tâm trong quan điểm, định hướng, nhiệm vụ, giải pháp chỉ đạo điều hành trong năm 2023 và thời gian tới theo tinh thần "Đoàn kết, kỷ cương; bản lĩnh, linh hoạt; đổi mới sáng tạo; kịp thời, hiệu quả".

Thủ tướng yêu cầu tiếp tục thực hiện nghiêm túc, đồng bộ, quyết liệt Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, kế hoạch 5 năm, chiến lược 10 năm, các nghị quyết chuyên đề của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ. Các bộ, ngành, địa phương phải chủ động sáng tạo, kịp thời, hiệu quả, thích ứng với tình hình.

Đồng thời, theo dõi, nắm chắc tình hình, chủ động, linh hoạt, có phản ứng chính sách phù hợp, kịp thời, dứt khoát, lựa chọn ưu tiên phù hợp, có trọng tâm, trọng điểm trong bối cảnh nguồn lực có hạn, công việc nhiều; trong điều hành tuyệt đối không chuyển trạng thái đột ngột, "giật cục".

Tiếp tục nhất quán mục tiêu giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ chắc chắn, linh hoạt, hiệu quả, bảo đảm cân bằng, hợp lý giữa tỷ giá và lãi suất, giữa kiểm soát lạm phát với tăng trưởng kinh tế, phù hợp với tình hình thực tiễn; chính sách tài khóa tập trung, mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm, thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, tiết kiệm chi tối đa, nghiên cứu tiếp tục miễn, giảm, gia hạn thuế, lệ phí; các chính sách phải phối hợp đồng bộ, chặt chẽ, hài hòa, không triệt tiêu mà bổ sung cho nhau, bảo đảm hiệu quả tổng thể.

Giải quyết dứt điểm những tồn tại, hạn chế, thực hiện nghiêm túc, đồng bộ 4 công điện của Thủ tướng Chính phủ về các thị trường trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản, cung ứng vốn tín dụng cho nền kinh tế, phát triển thị trường lao động, chăm lo đời sống người lao động.

Cùng với đó, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn, an ninh năng lượng, an ninh lương thực, an ninh thông tin. Huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực, tăng cường thu hút đầu tư xã hội qua hợp tác công tư. Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, chương trình phục hồi và phát triển, 3 chương trình mục tiêu quốc gia. Đa dạng hóa thị trường, sản phẩm, chuỗi cung ứng...

Quỳnh Nga - Lan Anh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thủ tướng Chính phủ

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thủ tướng chủ trì họp cho ý kiến xây dựng 1 dự án Luật để sửa đổi 7 Luật

Thủ tướng chủ trì họp cho ý kiến xây dựng 1 dự án Luật để sửa đổi 7 Luật

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu xây dựng Luật phải tháo gỡ tối đa những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn, mở rộng cơ chế huy động nguồn lực xã hội.
Tiếp tục xuất cấp 200 tấn gạo cho 14 địa phương bị ảnh hưởng cơn bão số 3

Tiếp tục xuất cấp 200 tấn gạo cho 14 địa phương bị ảnh hưởng cơn bão số 3

Ngày 11/9, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc ký Quyết định 960/QĐ-TTg của Thủ tướng xuất cấp gạo từ nguồn dự trữ quốc gia hỗ trợ 14 địa phương bị ảnh hưởng bão số 3.
Thủ tướng chỉ đạo tập trung ứng phó lũ lớn, đảm bảo an toàn đê điều Bắc Bộ

Thủ tướng chỉ đạo tập trung ứng phó lũ lớn, đảm bảo an toàn đê điều Bắc Bộ

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo không chủ quan, lơ là, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc ứng phó lũ lớn, đảm bảo an toàn đê điều các sông ở Bắc Bộ.
Khóa họp lần thứ 25 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Liên bang Nga

Khóa họp lần thứ 25 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Liên bang Nga

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà khẳng định quyết tâm của Chính phủ Việt Nam củng cố và không ngừng phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Nga.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố điều động, bổ nhiệm 14 nhân sự

Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố điều động, bổ nhiệm 14 nhân sự

Chiều 11/9, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức Lễ Công bố Quyết định điều động, bổ nhiệm lãnh đạo quản lý cho 14 nhân sự.

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng đề nghị Tập đoàn Mitsui đẩy nhanh tiến độ Chuỗi dự án điện-khí Lô B

Thủ tướng đề nghị Tập đoàn Mitsui đẩy nhanh tiến độ Chuỗi dự án điện-khí Lô B

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Tập đoàn Mitsui đẩy nhanh tiến độ Chuỗi dự án điện-khí Lô B; mở rộng đầu tư các lĩnh vực, nhất là điện gió ngoài khơi.
Hoa Kỳ viện trợ 1 triệu USD giúp Việt Nam sớm khắc phục hậu quả bão lũ

Hoa Kỳ viện trợ 1 triệu USD giúp Việt Nam sớm khắc phục hậu quả bão lũ

Hoa Kỳ sẽ viện trợ nhân đạo khẩn cấp 1 triệu USD để hỗ trợ Việt Nam khắc phục những thiệt hại thảm khốc do bão Yagi gây ra.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước của Việt Nam và Lào gặp mặt cựu quân tình nguyện

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước của Việt Nam và Lào gặp mặt cựu quân tình nguyện

Chiều 11/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào đã có cuộc gặp với cựu quân tình nguyện, chuyên gia Việt Nam, lưu học sinh Việt Nam tại Lào và thế hệ trẻ hai nước.
Thủ tướng yêu cầu tổ chức ứng trực 24/24 giờ để ứng phó mưa lũ, bão, thiên tai

Thủ tướng yêu cầu tổ chức ứng trực 24/24 giờ để ứng phó mưa lũ, bão, thiên tai

Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, cơ quan, địa phương tổ chức ứng trực 24/24 giờ để ứng phó, giải quyết các vấn đề khẩn cấp mưa lũ, bão, thiên tai.
Ông Phạm Minh Hà và Nguyễn Việt Hùng được bổ nhiệm giữ chức Thứ trưởng Bộ Xây dựng

Ông Phạm Minh Hà và Nguyễn Việt Hùng được bổ nhiệm giữ chức Thứ trưởng Bộ Xây dựng

Chiều ngày 11/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ban hành các quyết định bổ nhiệm 2 Thứ trưởng Bộ Xây dựng.
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình làm Trưởng Ban Chỉ đạo Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình làm Trưởng Ban Chỉ đạo Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định 942/QĐ-TTg thành lập Ban Chỉ đạo Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 trung ương.
Trung Quốc giảm tối đa khối lượng xả lũ tại thượng nguồn sông Lô

Trung Quốc giảm tối đa khối lượng xả lũ tại thượng nguồn sông Lô

Chiều 11/9, Trung Quốc xả lũ đập thủy điện Ma Lù Thàng, khối lượng xả tối đa từ 250 m3/giây giảm xuống 200 m3/giây và lùi thời gian xả lũ từ 14h xuống 16h30.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà thăm Viện Khai thác mỏ Nga

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà thăm Viện Khai thác mỏ Nga

Sáng 11/9, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã đến thăm Viện Khai thác mỏ, nay trực thuộc trường Đại học Nghiên cứu quốc gia về công nghệ Liên bang Nga (MISIS).
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn: Lạng Sơn tập trung khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn: Lạng Sơn tập trung khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đề nghị tỉnh Lạng Sơn tập trung khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra, ổn định đời sống người dân.
Hà Nội tiếp tục mưa lớn, nhiều tuyến phố và khu đô thị chìm trong biển nước

Hà Nội tiếp tục mưa lớn, nhiều tuyến phố và khu đô thị chìm trong biển nước

Thủ đô Hà Nội đang tiếp tục có mưa lớn, nhiều tuyến phố và khu đô thị bị ngập nước sâu khiến sinh hoạt của người dân gặp nhiều khó khăn.
Cuộc gặp cấp cao giữa lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam và lãnh đạo Đảng Nhân dân Cách mạng Lào

Cuộc gặp cấp cao giữa lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam và lãnh đạo Đảng Nhân dân Cách mạng Lào

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước của Việt Nam và Lào khẳng định tiếp tục củng cố và tăng cường mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện...
Hàng trăm người dân, bộ đội đào đất đắp đê chống tràn trên sông Tích

Hàng trăm người dân, bộ đội đào đất đắp đê chống tràn trên sông Tích

Tính đến 12h trưa 11/9, mực nước sông Tích đã đạt mức 8,58m, vượt cảnh báo lũ mức độ 3 khiến nước lũ tràn qua bờ đê bao tại huyện Quốc Oai, TP Hà Nội.
Cảnh báo ngập lụt tại Hải Phòng: Mực nước sông dâng cao, nhiều khu vực ngập sâu

Cảnh báo ngập lụt tại Hải Phòng: Mực nước sông dâng cao, nhiều khu vực ngập sâu

Hải Phòng cảnh báo nguy cơ ngập lụt nghiêm trọng do mực nước sông dâng cao, nhiều tuyến đường ngập sâu, ảnh hưởng lớn đến giao thông và cuộc sống của người dân.
Việt Nam-Hong Kong (Trung Quốc): Hợp tác xây dựng sáng kiến Vành đai và Con đường

Việt Nam-Hong Kong (Trung Quốc): Hợp tác xây dựng sáng kiến Vành đai và Con đường

Phát huy thế mạnh bổ trợ lẫn nhau giữa hai nền kinh tế, Việt Nam đề nghị năm lĩnh vực ưu tiên mà Hong Kong có thể đóng góp cho sáng kiến "Vành đai và con đường"
Bộ Công Thương chung tay cùng cả nước khắc phục hậu quả của bão, lũ

Bộ Công Thương chung tay cùng cả nước khắc phục hậu quả của bão, lũ

Với tinh thần tương thân tương ái, 'lá lành đùm lá rách', sáng ngày 11/9, Bộ Công Thương đã phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão, lũ gây ra.
Hà Giang di dời khẩn cấp 72 hộ dân ra khỏi vùng nguy hiểm

Hà Giang di dời khẩn cấp 72 hộ dân ra khỏi vùng nguy hiểm

Để đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân các khu vực chịu ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3, tỉnh Hà Giang khẩn trương di dời 72 hộ dân ra khỏi vùng nguy hiểm.
Hồ thủy điện Thác Bà vẫn bảo đảm an toàn

Hồ thủy điện Thác Bà vẫn bảo đảm an toàn

Sáng 11/9, Phó Thủ tướng Lê Thành Long đã đến thị sát tình hình hồ thủy điện Thác Bà (tỉnh Yên Bái) và kiểm tra công tác vận hành công trình.
Hà Nội: Báo động II lũ trên sông Hồng tại thị xã Sơn Tây, Ba Vì, Phúc Thọ, Đan Phượng, Mê Linh

Hà Nội: Báo động II lũ trên sông Hồng tại thị xã Sơn Tây, Ba Vì, Phúc Thọ, Đan Phượng, Mê Linh

Ban Chỉ huy PCTT và KTCN TP. Hà Nội lệnh Báo động II trên sông Hồng tại địa phận thị xã Sơn Tây và các huyện Ba Vì, Phúc Thọ, Đan Phượng, Mê Linh hồi 10h35'.
Bộ Công Thương phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão, lũ gây ra

Bộ Công Thương phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão, lũ gây ra

Sáng 11/9, Bộ Công Thương tổ chức Lễ phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão, lũ gây ra trong toàn thể lãnh đạo, công chức, viên chức các đơn vị thuộc Bộ
Trắng đêm ứng phó với sự cố vỡ đê tại Phú Thọ và Tuyên Quang

Trắng đêm ứng phó với sự cố vỡ đê tại Phú Thọ và Tuyên Quang

Lực lượng chức năng và người dân Phú Thọ, Tuyên Quang đã nỗ lực triển khai các giải pháp cấp bách để ứng phó với sự cố vỡ đê đoạn giáp ranh 2 tỉnh.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động