Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thừa Thiên Huế: Phát triển du lịch tạo sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số

Huyện Nam Đông và A Lưới tỉnh Thừa Thiên Huế đẩy mạnh phát triển du lịch cộng đồng.Qua đó tạo công ăn việc làm, sinh kế, thu nhập cho đồng bào dân tộc thiểu số.
Thừa Thiên Huế: Chăm lo, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người lao động Thừa Thiên Huế: Mưa lớn làm ngập úng gần 2.000 ha lúa Thừa Thiên Huế ban hành Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Nhiều tiềm năng về du lịch

Nam Đông và A Lưới là hai huyện miền núi của tỉnh Thừa Thiên Huế, là vùng đất có nhiều tiềm năng về tự nhiên, danh thắng, căn cứ địa cách mạng, nơi lưu giữ bản sắc văn hóa độc đáo của đồng bào các dân tộc thiểu số Pa Cô, Tà Ôi, Cơ Tu, Vân Kiều… Đây là lợi thế đang được địa phương khai thác để phát triển mô hình du lịch cộng đồng, qua đó góp phần phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số miền núi, nâng cao đời sống của người dân.

Thừa Thiên Huế: Phát triển du lịch tạo sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số
Du lịch vùng cao Thừa Thiên Huế thu hút du khách (Ảnh: TQ)

Trao đổi với phóng viên Vuasanca , bà Lê Thị Thêm - Trưởng phòng Văn hoá thông tin huyện A Lưới cho biết: Huyện A Lưới hiện có 5 làng văn hoá du lịch cộng đồng, 24 điểm du lịch đang khai thác phát triển khá tốt, 33 cơ sở lưu trú (trong đó 24 homestay, 9 nhà nghỉ). Các loại hình kinh doanh dịch vụ khá đa dạng, phong phú như: Dịch vụ lưu trú, dịch vụ du lịch trải nghiệm, trekking, dịch vụ mua bán các mặt hàng lưu niệm, sản phẩm truyền thống, đặc sản địa phương và các dịch vụ giải trí, tổ chức chương trình văn hóa nghệ thuật, chợ phiên vùng cao, văn nghệ dân gian, ẩm thực… Có nhiều suối, thác đẹp đang khai thác phát triển du lịch sinh thái như thác A Nôr, suối Pâr Le…; nghề dệt thổ cẩm Dèng của dân tộc Tà Ôi, Lễ hội A Da Koonh (mừng lúa mới) của người Pa Cô được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia… Đặc biệt, Làng du lịch cộng đồng A Nôr (xã Hồng Kim) là sản phẩm OCOP 3 sao của A Lưới, trở thành điểm du lịch cấp tỉnh và năm 2019 được chọn là một trong ba làng du lịch cộng đồng tiêu biểu của Việt Nam.

“Ngày 19/5, nhãn hiệu Du lịch A Lưới được Cục Sở hữu trí tuệ bảo hộ đã giúp xây dựng thương hiệu điểm đến đối với du lịch A Lưới, đồng thời tạo dựng niềm tin đối với khách hàng sử dụng, trải nghiệm các sản phẩm và dịch vụ của địa phương. Từ đó, đưa thương hiệu Du lịch A Lưới vươn tầm quốc gia, quốc tế, trở thành điểm nhấn, dễ dàng nhận diện và vươn ra thị trường”, bà Lê Thị Thêm chia sẻ.

Còn huyện Nam Đông, cách thành phố Huế khoảng 50 km, nơi đây lưu giữ những nét văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc Cơ Tu (chiếm 43% dân số toàn huyện) từ kiến trúc nhà Gươl, nhà mồ hay trang phục truyền thống, dụng cụ âm nhạc dân tộc... đến hệ thống suối, thác trượt, hang động, thảm thực vật, rừng nguyên sinh và hệ thống các hồ chứa lớn như Tả Trạch, Thượng Lộ và Thượng Nhật… Ngoài thác Mơ và bản Dỗi là hai điểm đã thu hút được du khách, còn rất nhiều điểm lý tưởng để phát triển du lịch như: Thác Phướng (xã Hương Phú), thác Trời, đập Tràn (xã Hương Giang); hang Dơi (xã Thượng Quảng)...

Thừa Thiên Huế: Phát triển du lịch tạo sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số
Tại các điểm du lịch cộng đồng, đa số đồng bào dân tộc thiểu số làm chủ và trực tiếp làm du lịch

Đẩy mạnh phát triển du lịch cộng đồng, tạo sinh kế cho đồng bào dân tộc

Bà Lê Thị Thêm - Trưởng phòng Văn hoá thông tin huyện A Lưới cho biết: Tại các điểm du lịch cộng đồng, suối thác ở Anôr, A lin, Pâr Le, A Roàng.. thì đa số là người đồng bào dân tộc thiểu số làm chủ và trực tiếp tham gia làm du lịch. So với trước đây bà con dân tộc thiểu số chủ yếu là trồng rừng, làm ruộng, chăn nuôi cho nên sản phẩm làm ra chủ yếu là tự cung tự cấp, giờ tham gia làm du lịch bà con được đào tạo về nghiệp vụ du lịch, ẩm thực… nên đời sống khởi sắc hơn, thu nhập ổn định hơn.

Thông tin với phóng viên Vuasanca , Trưởng phòng Văn hoá thông tin huyện Nam Đông Lê Nhữ Sửu cho biết, du lịch cộng đồng bản Dỗi nằm trong vùng đệm của Vườn quốc gia Bạch Mã, có nhiều cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn, đặc biệt là lòng hồ Thủy điện Thượng Lộ, thác Kazan.. Điều đó tạo nên hệ sinh thái thiên nhiên đa dạng, phong phú nhằm thu hút khách du lịch đến với cộng đồng bản Dỗi nói riêng và huyện Nam Đông nói chung.

“Bản Dỗi có 4 homestay đã đi vào hoạt động, du lịch cộng đồng bản Dỗi tạo công ăn việc làm cho hơn 40 thành viên của hợp tác xã, trong đó 100% là người đồng bào dân tộc thiểu số. Bản Dỗi đã thực sự thay da đổi thịt sau những hỗ trợ mạnh mẽ của Dự án VFBC, Tổ chức Helvetas và sự vào cuộc, chung tay của chính quyền địa phương và nỗ lực hết mình của cộng đồng bà con dân tộc thiểu số”, Trưởng phòng Văn hoá thông tin huyện Nam Đông Lê Nhữ Sửu nhấn mạnh.

Thừa Thiên Huế: Phát triển du lịch tạo sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số
Tái hiện cảnh sinh hoạt thường ngày của đồng bào dân tộc thiểu số huyện A Lưới (Ảnh: NT)

Anh Hoàng Thanh Duy – Giám đốc Hợp tác xã du lịch sinh thái cộng đồng Anôr cho biết, hợp tác xã hiện có 90 thành viên, trong đó đa số là đồng bào dân tộc Pa Cô. Lúc chưa làm du lịch cộng đồng bà con chủ yếu là làm nông, bây giờ có khu du lịch rồi bà con vừa làm nông, vừa làm du lịch. Làm nông bà con chủ yếu phục vụ cho chính gia đình, khi tham gia làm du lịch mỗi thành viên thu nhập thêm khoảng 4-5 triệu/tháng, những tháng cao điểm thì nhiều hơn.

“Hiện nay, số lượng lao động tại khu du lịch cộng đồng Anôr tương đối đủ người phục vụ, tuy nhiên nếu bà con đồng bào dân tộc nào muốn vào thì hợp tác xã sẵn sàng đón nhận”, Giám đốc HTX du lịch sinh thái cộng đồng Anôr Hoàng Thanh Duy khẳng định.

Năm 2023, tổng lượt khách đến huyện A Lưới đạt 72.000 lượt khách; trong đó, khách nội địa ước đạt 67.000, khách quốc tế ước trên 5.000 lượt, khách lưu trú, ước đạt 9.000 lượt, thời gian lưu trú trung bình 1,5 ngày, ước doanh thu khoảng 36 tỷ đồng. Năm 2024, tổng lượt khách ước đạt 75.000 lượt khách; trong đó, khách nội địa ước đạt 70.000, khách quốc tế ước trên 5.000 lượt, khách lưu trú, ước đạt 10.000 lượt, thời gian lưu trú trung bình 1,5 ngày, ước doanh thu hơn 37 tỷ đồng.
Nguyễn Tuấn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thừa Thiên Huế

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Lào Cai: Tích cực giúp người dân tiếp cận thông tin để giảm nghèo hiệu quả

Lào Cai: Tích cực giúp người dân tiếp cận thông tin để giảm nghèo hiệu quả

Thời gian qua, Lào Cai nỗ lực triển khai nhiều giải pháp để người dân được tiếp cận nguồn thông tin hữu ích, thay đổi nhận thức, chủ động vươn lên thoát nghèo.
Sơn La: Điện về sáng bản, sáng làng

Sơn La: Điện về sáng bản, sáng làng

Thực hiện chương trình cấp điện nông thôn, đến nay điện lưới quốc gia đang tỏa sáng trên khắp các bản, làng vùng cao, vùng sâu trên địa bàn tỉnh Sơn La.
Sơn La: Tìm đầu ra ổn định cho chè shan tuyết Tô Múa

Sơn La: Tìm đầu ra ổn định cho chè shan tuyết Tô Múa

Ở xã Tô Múa, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La, các doanh nghiệp đã đẩy mạnh liên kết với người dân nhằm tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm chè shan tuyết Tô Múa.
Công nghệ số đưa nông sản Lạng Sơn vươn ra

Công nghệ số đưa nông sản Lạng Sơn vươn ra 'biển lớn'

Hình ảnh người nông dân Xứ Lạng livestream bán na và các nông sản đặc sản của tỉnh không còn là điều xa lạ với người dùng mạng xã hội tại Việt Nam.
Lạng Sơn đẩy mạnh hoạt động hội chợ triển lãm, tạo cầu nối mở rộng thị trường nông sản

Lạng Sơn đẩy mạnh hoạt động hội chợ triển lãm, tạo cầu nối mở rộng thị trường nông sản

Xác định hội chợ triển lãm là kênh xúc tiến thương mại mang lại hiệu quả cao, Lạng Sơn đã và đang đẩy mạnh hoạt động này

Tin cùng chuyên mục

Lễ hội Ớt A Riêu: Đưa đặc sản Quảng Nam đến với du khách

Lễ hội Ớt A Riêu: Đưa đặc sản Quảng Nam đến với du khách

Lễ hội Ớt A Riêu giới thiệu, quảng bá du lịch các đặc sản miền núi, đặc biệt là sản phẩm ớt A Riêu của tỉnh Quảng Nam, đến với du khách.
Người phụ nữ đam mê

Người phụ nữ đam mê 'giữ lửa' cho văn hoá Thái

Đến với Chiềng Pằn, hỏi nghệ nhân Lò Thị Xuân, nhiều người sẽ kể cho bạn nghe về một người phụ nữ đam mê 'giữ lửa' cho văn hóa Thái.
Thừa Thiên Huế: Huyện A Lưới cần đẩy nhanh các Chương trình mục tiêu quốc gia

Thừa Thiên Huế: Huyện A Lưới cần đẩy nhanh các Chương trình mục tiêu quốc gia

Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế yêu cầu huyện miền núi A Lưới đẩy nhanh tiến độ triển khai các Chương trình mục tiêu quốc gia tại địa phương.
Hà Giang: Nâng cao sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số

Hà Giang: Nâng cao sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số

"Cho cần câu chứ không tặng con cá", cách làm này đã giúp nhiều chị em phụ nữ dân tộc thiểu số ở Hà Giang cải thiện sinh kế, từng bước thoát nghèo.
Lai Châu: Mục tiêu đưa Sìn Hồ trở thành trung tâm du lịch của miền núi phía Bắc

Lai Châu: Mục tiêu đưa Sìn Hồ trở thành trung tâm du lịch của miền núi phía Bắc

Huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu có nhiều tiềm năng, lợi thế trong phát triển nông, lâm nghiệp gắn với du lịch… địa phương đang tìm các ý tưởng, giải pháp.
Thái Nguyên: Hiệu quả từ những chính sách đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thái Nguyên: Hiệu quả từ những chính sách đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thu hẹp khoảng cách vùng, miền Thái Nguyên đang tích cực triển khai đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Lai Châu: Diễn ra Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số huyện Phong Thổ

Lai Châu: Diễn ra Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số huyện Phong Thổ

Sáng nay (24/5), huyện Phong Thổ (Lai Châu) đã long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV năm 2024.
Khích lệ đồng bào dân tộc thiểu số tham gia bảo tồn bản sắc văn hóa

Khích lệ đồng bào dân tộc thiểu số tham gia bảo tồn bản sắc văn hóa

Thông qua việc xây dựng 4 câu lạc bộ sinh hoạt văn hoá dân gian nhằm khích lệ đồng bào dân tộc thiểu số tham gia bảo tồn bản sắc văn hóa.
3 địa phương được hỗ trợ phục hồi, bảo tồn văn hóa các dân tộc thiểu số có nguy cơ mai một

3 địa phương được hỗ trợ phục hồi, bảo tồn văn hóa các dân tộc thiểu số có nguy cơ mai một

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch sẽ triển khai hỗ trợ nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn, phát huy văn hóa phi vật thể dân tộc số có nguy cơ mai một tại 3 địa phương.
Lào Cai: Triển khai hiệu quả chương trình giảm nghèo bền vững giúp Bát Xát chuyển mình

Lào Cai: Triển khai hiệu quả chương trình giảm nghèo bền vững giúp Bát Xát chuyển mình

Sau hơn 3 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, hàng nghìn hộ dân ở huyện biên giới Bát Xát (Lào Cai) đã thoát nghèo.
Sức mạnh đại đoàn kết trong xây dựng nông thôn mới ở xã biên giới xứ Thanh

Sức mạnh đại đoàn kết trong xây dựng nông thôn mới ở xã biên giới xứ Thanh

Với đặc thù là xã vùng cao biên giới, nhưng với sức mạnh từ sự đoàn kết, xây dựng nông thôn mới tại Bát Mọt (tỉnh Thanh Hóa) đang hoàn thiện từng ngày.
Giá trị thẩm mỹ trong trang phục truyền thống phụ nữ Xá Phó

Giá trị thẩm mỹ trong trang phục truyền thống phụ nữ Xá Phó

Với cách thiết kế tỉ mỉ, họa tiết độc đáo, bố cục chặt chẽ đã tạo nên bộ trang phục truyền thống của phụ nữ Xá Phó mang nhiều giá trị về nghệ thuật thẩm mỹ.
Lào Cai đặt mục tiêu mỗi xã đạt tối thiểu 1 tiêu chí xây dựng nông thôn mới năm 2024

Lào Cai đặt mục tiêu mỗi xã đạt tối thiểu 1 tiêu chí xây dựng nông thôn mới năm 2024

Chiều 25/3, tỉnh Lào Cai tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả 3 năm thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đối với 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao.
Lào Cai: Bố trí hơn 103 tỷ đồng sắp xếp, ổn định dân cư trong năm 2024

Lào Cai: Bố trí hơn 103 tỷ đồng sắp xếp, ổn định dân cư trong năm 2024

Trong năm 2024, tỉnh Lào Cai dự kiến sắp xếp, bố trí ổn định cho 613 hộ dân cư với kinh phí hơn 103 tỷ đồng.
Cần khai thác tiềm năng, thế mạnh của vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Cần khai thác tiềm năng, thế mạnh của vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh cho rằng, cần khai thác tiềm năng, thế mạnh của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Longform | Xây dựng cơ sở Đảng gắn với phát triển kinh tế vùng biên: Câu chuyện từ huyện Xín Mần

Longform | Xây dựng cơ sở Đảng gắn với phát triển kinh tế vùng biên: Câu chuyện từ huyện Xín Mần

Để nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức Đảng, thời gian qua Đảng bộ huyện Xín Mần đã có nhiều giải pháp trong phát triển đảng viên...
Đồng bào dân tộc Mông ở Sỉn Khâu vui đón Tết

Đồng bào dân tộc Mông ở Sỉn Khâu vui đón Tết

Chưa năm nào đồng bào dân tộc Mông ở thôn Sỉn Khâu, xã Chế Là của huyện Xín Mần (Hà Giang) lại vui như Tết này, vui vì giờ đây thôn đã có điện lưới quốc gia.
Gương sáng người Mông với quyết tâm thoát nghèo, vượt khó

Gương sáng người Mông với quyết tâm thoát nghèo, vượt khó

Với sự hỗ trợ của các cấp chính quyền địa phương thông qua thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia, nhiều gia đình người Mông ở Hà Giang đã thoát nghèo.
Trải nghiệm ngày Tết cổ truyền dân tộc Mông tại Hang Kia, Pà Cò

Trải nghiệm ngày Tết cổ truyền dân tộc Mông tại Hang Kia, Pà Cò

Đến Hang Kia, Pà Cò vào dịp Tết, chúng ta có dịp trải nghiệm và cùng đồng bào thưởng thức ngày Tết cổ truyền của dân tộc Mông rất mộc mạc, nhưng vô cùng thú vị.
Lai Châu: Khánh thành 2 cây cầu, giúp trẻ em vùng dân tộc thiểu số tới lớp an toàn

Lai Châu: Khánh thành 2 cây cầu, giúp trẻ em vùng dân tộc thiểu số tới lớp an toàn

Hai cây cầu thuộc dự án “Xây cầu đến lớp” được đưa vào hoạt động tại Lai Châu, giúp hơn 7.000 em học sinh, giáo viên và người dân đi lại an toàn.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động