Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

​Sơn La

Thúc đẩy xuất khẩu nông sản thế mạnh

Mới đây, xoài Yên Châu được đưa về Hà Nội kiểm định, nếu đạt tiêu chuẩn sẽ xuất khẩu sang Australia. Đây là tin vui lớn, cũng là minh chứng rõ ràng nhất cho chất lượng nông sản Sơn La. Địa phương này đang nỗ lực đưa nông sản vượt ra khỏi biên giới, xuất khẩu đến nhiều quốc gia.  
Thúc đẩy xuất khẩu nông sản thế mạnh
Ông Hoàng Văn Chất - Bí thư Tỉnh ủy Sơn La - thăm mô hình trồng cây cà phê tại huyện Mai Sơn

Tiềm năng nhưng không dễ xuất khẩu

Nhắc đến Sơn La, người ta thường nhắc đến những cây trồng gắn liền với sự phát triển đi lên của tỉnh, như: Ngô, chè, sắn, cà phê, cao su, đào, mận, sữa… Hiện nay, trên địa bàn tỉnh còn có thêm những vùng trồng rau mang lại giá trị kinh tế cao.

Để có được nguồn nông sản dồi dào, chất lượng, phục vụ nhu cầu trong nước và hướng tới xuất khẩu, những năm qua, Sơn La đã đẩy mạnh phát triển chuỗi sản xuất, cung ứng, tiêu thụ nông sản chủ lực của tỉnh. Bên cạnh đó, đẩy mạnh xây dựng các chuỗi sản xuất nông sản an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, HACCP. Toàn tỉnh hiện có 28 chuỗi sản xuất, cung ứng rau, quả, thịt, thủy sản an toàn và 5 cửa hàng nông sản an toàn có xác nhận trên địa bàn thành phố Sơn La và huyện Mộc Châu. Ngoài ra, Sơn La đang có 6 cơ sở được cấp chứng nhận VietGAP, HACCP và 521 cơ sở được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm. Đây là tiềm lực dồi dào, có khả năng thúc đẩy xuất khẩu trong thời gian tới.

Nhờ những nỗ lực này, ngoài việc tiêu thụ trên địa bàn tỉnh và các địa phương lân cận, một số loại nông sản Sơn La đã được xuất khẩu ra nước ngoài. Ước 6 tháng đầu năm 2017, kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh đạt 2.763,8 nghìn USD, trong đó chè là một trong những sản phẩm xuất khẩu chủ lực.

Bên cạnh đó, nhiều loại nông sản khác của Sơn La cũng có tiềm năng xuất khẩu rất lớn như: xoài, nhãn, rau, củ, quả… nhưng lượng chưa đáng kể. Mới đây nhất, gần 6 tấn xoài Yên Châu đã được mang về Hà Nội kiểm nghiệm để chuẩn bị xuất sang Australia. Loại xoài mà doanh nghiệp thu mua tại Sơn La là xoài xanh, thuộc các giống lai như GL3; GL4, xoài Thái Lan; kích cỡ trung bình từ 7 - 9 lạng/quả, được trồng trên các vùng bảo đảm tiêu chuẩn VietGAP, HACCP. Các mẫu xoài đã được gửi sang cho bạn hàng Australia để đánh giá chất lượng; nếu đạt sẽ xuất khẩu sang quốc gia này bằng đường hàng không. Đây thực sự là tin vui với bà con Sơn La.

Ông Nguyễn Duy Nhượng - Giám đốc Sở Công Thương Sơn La - chia sẻ thêm, một số doanh nghiệp đã đến khảo sát sản phẩm nhãn, chè để tìm hướng xuất khẩu. Nếu được, sẽ giúp đa dạng hóa thị trường cho các sản phẩm nông sản của tỉnh.

Tiềm năng là có, nhưng theo Sở Công Thương Sơn La, điểm yếu của các loại hàng hóa nông sản hiện nay là quy mô sản xuất nhỏ lẻ, thời vụ không liên tục nên rất khó khăn trong việc liên kết, ký kết các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm. Dù đã hình thành những chuỗi sản xuất, các hợp tác xã nông sản an toàn nhưng số lượng chưa nhiều. Bên cạnh đó, do vị trí địa lý xa xôi, hệ thống giao thông đi lại khó khăn nên giá của sản phẩm cao, sức cạnh tranh kém. Muốn sản phẩm có chất lượng, bắt buộc phải kêu gọi được các doanh nghiệp vào tỉnh để đầu tư cho sản xuất, công nghệ chế biến; đồng thời xây dựng các chợ đầu mối nông sản để thu gom, trung chuyển, phát luồng hàng hóa.

Doanh nghiệp "vào cuộc"

Nhận thấy tiềm năng xuất khẩu lớn của nông sản Sơn La, các cơ quan chức năng trên địa bàn đã nỗ lực kêu gọi doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông sản, bước đầu có những thành công nhất định.

Đơn cử, năm 2013, tỉnh Sơn La mời Công ty TNHH MTV Cá tầm Việt Nam thành lập Công ty Cổ phần Cá tầm Sơn La, nuôi cá tầm Nga và xuất khẩu trứng cá tầm đen. Đến nay, công ty đã có 50 lồng cá, ấp nở thí điểm được 51.000 con tại hồ Thủy điện Sơn La. Năm 2017, công ty mở rộng quy mô sang nuôi gia công với 30 hộ gia đình của 3 hợp tác xã.

Thúc đẩy xuất khẩu nông sản thế mạnh
Xoài Yên Châu có tiềm năng lớn để đẩy mạnh xuất khẩu

Năm 2016, Công ty Thực phẩm IFOOD đã thuê đất sản xuất tại Mộc Châu và xuất khẩu được trên 200 tấn rau xà lách cuộn Mỹ, tiêu thụ tại thị trường Hàn Quốc với giá trị cao. Bên cạnh đó, Công ty Cổ phần Nafood Tây Bắc liên kết với các hợp tác xã trồng 82ha chanh leo tại huyện Mộc Châu, cho thu nhập bình quân 300 triệu/ha và đang chế biến tinh chất chanh leo xuất khẩu sang các nước châu Âu. Năm 2017, công ty mở rộng liên kết với các hợp tác xã và hộ gia đình tại huyện Mộc Châu, Yên Châu, Mai Sơn, Thuận Châu, Phù Yên để trồng thêm 700ha, đồng thời xây dựng nhà máy chế biến tại Mộc Châu.

Gần đây, Công ty TNHH Agricare Việt Nam phối hợp với Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) và tỉnh Sơn La khảo sát cấp mã số vùng trồng đối với sản phẩm xoài, nhãn của tỉnh phục vụ xuất khẩu; đến năm 2018 sẽ mở rộng liên kết, xuất khẩu thêm nhãn quả sang các thị trường lớn trên thế giới.

Ông Nguyễn Duy Nhượng - Giám đốc Sở Công Thương Sơn La: Với sự vào cuộc của các doanh nghiệp, cùng việc rau, quả, nông sản Việt Nam đang ngày càng "được lòng" các thị trường lớn trên thế giới, có thể kỳ vọng lượng lớn nông sản Sơn La sẽ được xuất khẩu đi nước ngoài trong thời gian không xa.
Kiều Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Sắp diễn ra Lễ tôn vinh “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích” năm 2024

Sắp diễn ra Lễ tôn vinh “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích” năm 2024

Ngày 28/11, tại Quảng trường phố đi bộ Trịnh Công Sơn (quận Tây Hồ, TP. Hà Nội), sẽ diễn ra Lễ tôn vinh “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích” năm 2024.
Longform | Từ chuyện ‘sức nước ngàn năm’ đến kỷ nguyên vươn mình của hàng hoá Việt – Bài 3

Longform | Từ chuyện ‘sức nước ngàn năm’ đến kỷ nguyên vươn mình của hàng hoá Việt – Bài 3

Sức mạnh của doanh nghiệp Việt được ví như những “quả đấm thép”, tạo cho hàng Việt ngày càng có chất lượng và chỗ đứng vững chắc trên thị trường.
Longform | Từ chuyện ‘sức nước ngàn năm’ đến kỷ nguyên vươn mình của hàng hoá Việt – Bài 2

Longform | Từ chuyện ‘sức nước ngàn năm’ đến kỷ nguyên vươn mình của hàng hoá Việt – Bài 2

Một trong những yếu tố dẫn đến thành công và sức lan toả của hàng Việt Nam chính là sự vào cuộc mạnh mẽ của các địa phương, từ thành thị đến nông thôn...
Chinh phục người tiêu dùng Việt: Bài học từ những thương hiệu thời trang ‘biến mất’

Chinh phục người tiêu dùng Việt: Bài học từ những thương hiệu thời trang ‘biến mất’

Chỉ cách đây hơn 10 năm, thị trường thời trang Việt là ‘mảnh đất’ của rất nhiều thương hiệu Việt như: Việt Thy, Hoàng Phúc, Ninomaxx, PT2000, SevenAM, Elise…
Đảng bộ EVNCPC triển khai hiệu quả Cuộc vận động

Đảng bộ EVNCPC triển khai hiệu quả Cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam'

Đảng bộ EVNCPC được trao Bằng khen vì thành tích xuất sắc trong thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”

Tin cùng chuyên mục

Longform | Từ chuyện ‘sức nước ngàn năm’ đến kỷ nguyên vươn mình của hàng hoá Việt - Bài 1

Longform | Từ chuyện ‘sức nước ngàn năm’ đến kỷ nguyên vươn mình của hàng hoá Việt - Bài 1

Năm 2009, Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” được triển khai trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế thế giới tác động mạnh đến nước ta.
Hà Nội - Hà Giang kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP và nông sản tiêu biểu

Hà Nội - Hà Giang kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP và nông sản tiêu biểu

Hội Nông dân TP. Hà Nội và Hội Nông dân tỉnh Hà Giang xác định, cùng nhau tăng cường quảng bá, kết nối tiêu thụ sản phẩm nông sản đạt chứng nhận VietGAP.
Bộ Công Thương hỗ trợ, đồng hành cùng doanh nghiệp đưa thương hiệu Việt vươn xa

Bộ Công Thương hỗ trợ, đồng hành cùng doanh nghiệp đưa thương hiệu Việt vươn xa

Trong sự thành công của hàng Việt, thương hiệu Việt phải kể đến vai trò dẫn dắt của Bộ Công Thương trong định hướng chiến lược, cập nhật thông tin thị trường.
Hàng Việt và giải pháp đối mặt với những ‘gã khổng lồ’ thương mại điện tử

Hàng Việt và giải pháp đối mặt với những ‘gã khổng lồ’ thương mại điện tử

Hàng Việt Nam đã, đang và sẽ chịu sức ép từ hàng nhập khẩu giá rẻ, đặc biệt là hàng nhập khẩu từ các nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới.
Bình Thuận đưa hàng Việt về vùng núi, vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Bình Thuận đưa hàng Việt về vùng núi, vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Phiên chợ hàng Việt về miền núi, vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc huyện Tánh Linh năm 2024 sẽ có sự tham gia của 10 - 15 doanh nghiệp, với 25 - 30 gian hàng.
Đà Nẵng: Lan tỏa hàng Việt gắn với du lịch - nhìn từ chợ Hàn

Đà Nẵng: Lan tỏa hàng Việt gắn với du lịch - nhìn từ chợ Hàn

Điểm giới thiệu và bán sản phẩm hàng Việt tại chợ Hàn - chợ du lịch của TP. Đà Nẵng - đã quảng bá, lan toả hàng Việt đến với khách du lịch quốc tế.
Bắc Kạn: Mở rộng thị trường gắn với Cuộc vận động ‘Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam’

Bắc Kạn: Mở rộng thị trường gắn với Cuộc vận động ‘Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam’

Tỉnh Bắc Kạn đã và đang triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam.
Cuộc vận động

Cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam' giúp ‘kết nối’ sản phẩm DRC đến nhiều doanh nghiệp

Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam đã kết nối nhu cầu sử dụng hàng Việt, giúp sản phẩm săm lốp DRC được nhiều doanh nghiệp ưu tiên sử dụng.
Hàng Việt, thương hiệu Việt trong hành trình

Hàng Việt, thương hiệu Việt trong hành trình 'vươn vai vạn dặm'

Trong hành trình 'vươn vai vạn dặm' ra thế giới, với sự xuất hiện trên kệ siêu thị của các 'ông lớn, hai tiếng 'tự hào' hàng Việt hiện diện trong mỗi chúng ta.
Ổn định nguồn cung hàng hoá thiết yếu cho người dân Thủ đô trong mọi hoàn cảnh

Ổn định nguồn cung hàng hoá thiết yếu cho người dân Thủ đô trong mọi hoàn cảnh

Ổn định nguồn cung hàng hoá thiết yếu cho người dân Thủ đô trong mọi hoàn cảnh là giải pháp trọng tâm ngành Công Thương Hà Nội đẩy mạnh triển khai.
Nâng cao vai trò CVĐ Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Nâng cao vai trò CVĐ Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam cần cách triển khai mới nhằm mang lại hiệu quả cao nhất.
Gia Lai: Nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo thói quen tiêu dùng hàng Việt

Gia Lai: Nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo thói quen tiêu dùng hàng Việt

Nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tiêu dùng hàng Việt, tỉnh Gia Lai đã chú trọng đến việc triển khai cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
Phó Thủ tướng Lê Thành Long: Ngành Công Thương có nhiều nỗ lực, sáng tạo, triển khai bài bản Cuộc vận động

Phó Thủ tướng Lê Thành Long: Ngành Công Thương có nhiều nỗ lực, sáng tạo, triển khai bài bản Cuộc vận động

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long đánh giá, ngành Công Thương có nhiều nỗ lực, sáng tạo, triển khai bài bản Cuộc vận động Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt.
Gala 15 năm ngành Công Thương thực hiện Cuộc vận động

Gala 15 năm ngành Công Thương thực hiện Cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam'

Sáng 12/11, Bộ Công Thương tổ chức Gala 15 năm ngành Công Thương thực hiện Cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam' do Bộ Chính trị phát động.
Phó Chủ tịch UB TWMTTQ Tô Thị Bích Châu: Bộ Công Thương giữ vai trò nòng cốt thực hiện Cuộc vận động

Phó Chủ tịch UB TWMTTQ Tô Thị Bích Châu: Bộ Công Thương giữ vai trò nòng cốt thực hiện Cuộc vận động

Phó Chủ tịch Uỷ ban TWMTTQ Tô Thị Bích Châu đánh giá cao vai trò của Bộ Công Thương trong thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
15 năm Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam: Dấu ấn của Bộ Công Thương

15 năm Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam: Dấu ấn của Bộ Công Thương

Bộ Công Thương được đánh giá là một trong những bộ, ngành đi đầu trong triển khai Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam suốt 15 năm qua.
Longform | Doanh nghiệp Việt đưa sản phẩm Việt ‘rạng danh’ trên thị trường

Longform | Doanh nghiệp Việt đưa sản phẩm Việt ‘rạng danh’ trên thị trường

Quá trình nỗ lực của doanh nghiệp Việt đã giúp các sản phẩm của mình xây dựng được thương hiệu, trong đó có nhiều thương hiệu mạnh, được ưa chuộng.
Bắc Kạn: Đưa hàng Việt tới người tiêu dùng khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa

Bắc Kạn: Đưa hàng Việt tới người tiêu dùng khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa

Phiên chợ đưa hàng Việt đến với người tiêu dùng khu vực miền núi của tỉnh Bắc Kạn giúp người dân được tiếp cận, tiêu dùng những hàng hóa đảm bảo chất lượng.
Các địa phương, doanh nghiệp ‘dồn tổng lực’ kích cầu tiêu dùng hàng Việt Nam dịp cuối năm

Các địa phương, doanh nghiệp ‘dồn tổng lực’ kích cầu tiêu dùng hàng Việt Nam dịp cuối năm

Thực hiện Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam, các địa phương, doanh nghiệp đang “dồn tổng lực” kích cầu tiêu dùng hàng Việt Nam cuối năm.
Khai mạc Tuần hàng Việt Nam tại Udon Thani, Thái Lan 2024

Khai mạc Tuần hàng Việt Nam tại Udon Thani, Thái Lan 2024

Ngày 7/11, Central Retail Việt Nam và Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức lễ khai mạc Tuần hàng Việt Nam tại Thái Lan 2024.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động