Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ hai 25/11/2024 09:45

Thực thi Hiệp định tài chính Chương trình chuyển đổi năng lượng bền vững Việt Nam-EU

Ngày 10/5, phiên họp lần thứ nhất và lễ ra mắt Ban chỉ đạo "Chương trình chuyển đổi năng lượng bền vững Việt Nam - EU" (SETP) diễn ra tại Hà Nội.

Phiên họp với sự tham dự của Đại sứ Liên minh châu Âu, ông Giorgio Aliberti và Thứ trưởng Bộ Công Thương, ông Đặng Hoàng An đã chính thức khởi động các hoạt động của chương trình.

Phát biểu tại phiên họp, Thứ trưởng Đặng Hoàng An nhấn mạnh “Năm 2021 tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hợp quốc COP26 tổ chức tại Glasgow (Vương quốc Anh) Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã công bố hướng tới mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Hiện nay Chính phủ Việt Nam đã lập Ban chỉ đạo do Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng ban để thực hiện các mục tiêu tuyên bố tại Hội nghị COP26, trong đó chuyển đổi năng lượng bền vững là nhiệm vụ trọng yếu do lĩnh vực năng lượng chiếm đến 70% phát thải khí nhà kính”.

Họp Ban Chỉ đạo lần thứ nhất Chương trình chuyển đổi năng lượng bền vững Việt Nam - EU

Đại sứ Giorgio Aliberti cũng khẳng định “Liên minh châu Âu duy trì đầy đủ cam kết với Thỏa thuận Paris và đi đầu trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu. Với những cam kết đầy tham vọng của Chính phủ Việt Nam về biến đổi khí hậu tại COP26 nhằm đạt được mức phát thải ròng các bon bằng 0 vào năm 2050 và kêu gọi sự hỗ trợ quốc tế, EU đã cung cấp một khoản tài trợ mới, rất đáng kể trị giá 142 triệu EUR để thúc đẩy năng lượng tái tạo và sử dụng năng lượng hiệu quả. Hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực năng lượng bền vững vẫn ở vị trí cao trong chương trình nghị sự của EU dựa trên nhu cầu cùng nhau chống lại biến đổi khí hậu và kinh nghiệm vững chắc của EU trong quá trình chuyển đổi năng lượng”.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An

Nối tiếp thành công của Chương trình hỗ trợ chính sách ngành năng lượng Việt Nam - EU (ESPSP) trị giá 108 triệu Euro do Liên minh châu Âu tài trợ không hoàn lại cho Việt Nam trong giai đoạn 2018-2021, ngày 31 tháng 12 năm 2021, Hiệp định tài chính Chương trình chuyển đổi năng lượng bền vững Việt Nam – EU đã được Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ ký kết với người đại diện của Liên minh châu Âu.

Đại sứ Liên minh châu Âu - ông Giorgio Aliberti

Chương trình SETP, với khoản viện trợ ODA không hoàn lại trị giá 142 triệu Euro khẳng định sự hợp tác chặt chẽ và cam kết lâu dài của EU cho mục tiêu chuyển đổi năng lượng bền vững của Việt Nam hướng đến phát thải bằng 0 vào năm 2050. Nguồn ODA của Chương trình sẽ góp phần hỗ trợ Việt Nam triển khai các nhiệm vụ thuộc: (i) Chương trình Quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019-2030 (VNEEP3); (ii) Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo (REDS); (iii) Hệ thống thông tin năng lượng Việt Nam (VEIS).

Hiệp định này cũng hướng tới sự hợp tác toàn diện và bền vững giữa Việt Nam và EU. Phía EU cam kết chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ giải quyết các thách thức mà Việt Nam gặp phải trong quá trình chuyển đổi năng lượng. Chương SETP là hỗ trợ cuối cùng trong lĩnh vực trọng tâm là năng lượng bền vững của chương trình hỗ trợ đa niên (MIP) cho Việt Nam trong giai đoạn 2014-2020.

Hiệp định tài chính Chương trình SETP được ký kết vào thời điểm Liên minh châu Âu phê duyệt Chương trình hỗ trợ đa niên Việt Nam - EU, giai đoạn 2021-2027, với khoản tài chính dự kiến 210 triệu Euro viện trợ không hoàn lại cho giai đoạn 2021-2024, trong đó phát triển các bon thấp là một lĩnh vực ưu tiên. Liên minh châu Âu và Việt Nam cùng mong muốn tiếp tục hợp tác và phát huy hết tiềm năng của hai bên để đi đến sự thành công của chương trình.

Đình Dũng
Bài viết cùng chủ đề: Chuyển đổi năng lượng

Tin cùng chuyên mục

Hai doanh nghiệp lớn bắt tay hợp tác phát triển hệ thống trạm sạc xe điện toàn quốc

Cơ chế điều hành giá xăng dầu sẽ được quy định ra sao?

Tổng Giám đốc EVNNPC làm việc với UBND tỉnh và PC Sơn La

Quy định thương nhân phân phối không mua bán xăng dầu lẫn nhau: Không làm mất tính cạnh tranh trên thị trường

Công ty Thủy điện Quảng Trị: Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong chuyển đổi số

Bộ Công Thương làm việc cùng Hội đồng ngũ cốc Hoa Kỳ về hợp tác phát triển nhiên liệu sinh học

Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) vào ngày 30/11

Nga trở thành nhà cung cấp khí đốt chính cho EU lần đầu kể từ năm 2022

Sắp diễn ra Hội nghị triển khai các Nghị định của Chính phủ về thúc đẩy năng lượng tái tạo

Những góc khuất cần nhìn nhận sau đề xuất thương nhân phân phối được mua bán xăng dầu lẫn nhau

Làm lợi 1,43 tỷ đồng mỗi năm nhờ tiết kiệm năng lượng

Khí đốt Nga vẫn chảy đến châu Âu qua Ukraine

Vì sao xăng sinh học RON 92 E5 vẫn gặp thách thức tại thị trường Việt Nam?

Bài 5: Kinh nghiệm quốc tế và kỳ vọng

Vì sao châu Âu vẫn quan tâm đến khí đốt Nga?

Một quốc gia châu Âu tiếp tục nhận khí đốt từ Nga sau khi ‘đóng van’ với Áo

Đưa điện về khu tái định cư Kho Vàng, Nậm Tông vượt tiến độ 45 ngày

Bài 2: Sửa đổi Luật để tạo đột phá về thể chế

Ứng dụng UAV và công nghệ AI: Bước đột phá trong quản lý vận hành lưới điện truyền tải

Bài 1: Bài học lịch sử, nhiệm vụ lịch sử