Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

“Thương hiệu với hội nhập và phát triển bền vững”

Đây là chủ đề của Diễn đàn Thương hiệu Việt Nam diễn ra ngày 20/4 do Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) tổ chức, nhằm chia sẻ kinh nghiệm thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa gắn với thương hiệu Việt và bàn hướng đi mới cho Chương trình Thương hiệu quốc gia (THQG) sau 15 năm chính thức đi vào triển khai. 
“Thương hiệu với hội nhập và phát triển bền vững”
Diễn đàn thương hiệu Việt Nam quy tụ nhiều doanh nghiệp và chuyên gia trong các lĩnh vực

Hiệu quả rõ ràng

Năm 2003, Chương trình THQG đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, cho đến nay sau 5 kỳ xét chọn số lượng sản phẩm được công nhận THQG đã tăng theo hàng năm. Từ 30 doanh nghiệp năm 2008 lên 88 doanh nghiệp năm 2016. Theo chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành, mặc dù con số này không lớn nhưng do tiêu chí đánh giá, lựa chọn khắt khe nên đây vẫn được đánh giá là thành công. Hơn nữa, thông qua chương trình nhiều doanh nghiệp đã tạo dựng được lòng tin với người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Hiện một số thương hiệu lớn của Việt Nam đã được thế giới biết đến và được định giá hàng trăm triệu đến hàng tỷ USD như Viettel, Vinamilk, Hòa Phát… “Nhìn rộng ra chương trình này không chỉ gắn với THQG mà còn gắn với sản phẩm Việt, con người Việt”, ông Võ Trí Thành chia sẻ.

Là một trong những doanh nghiệp có kinh nghiệm nhiều năm xuất khẩu hàng hóa mang thương hiệu Việt ra thị trường nước ngoài, ông Nguyễn Tiến Vượng - Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Thương mại Hà Nội chia sẻ: Nỗ lực đưa những mặt hàng nông sản, thực phẩm mang thương hiệu Hapro sang thị trường Angola, Mozambique, đảo Syps… đã giúp thương hiệu của công ty dần có chỗ đứng trên thị trường quốc tế. Mặc dù số lượng sản phẩm chưa nhiều nhưng đây sẽ là nền tảng cho phát triển bền vững thương hiệu Hapro.

Lựa chọn hướng đi khá độc đáo khi xuất khẩu sản phẩm thủ công ra thế giới, Công ty CP Vật liệu xây dựng SECOIN đã định vị được thương hiệu sản phẩm ở phân khúc cao cấp, với giá trị khoảng 25 USD/m2 gạch bông. Hiện sản phẩm của công ty đã xuất khẩu đi 60 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Nói về bí quyết thành công này, ông Đinh Hồng Kỳ - Chủ tịch HĐQT SECOIN nhấn mạnh, không thể đưa sản phẩm ra thị trường nếu không tạo ra được giá trị riêng. Sản phẩm của SECOIN là một ví dụ, ngoài việc sản xuất thủ công nhằm tạo sự khác biệt, chúng tôi hợp tác với nhà thiết kế nổi tiếng thế giới để tạo ra sản phẩm đẹp, chất lượng tốt đặc biệt là tạo lòng tin với khách hàng.

“Để có thể xây dựng thương hiệu bền vững trên thị trường, nhất là thị trường nước ngoài cần xây dựng một chuỗi giá trị từ sản xuất, marketing, logicstic, phân phối tới dịch vụ chăm sóc khách hàng. Mục tiêu cuối cùng là tạo được dấu ấn về thương hiệu trong tâm trí khách hàng”, lãnh đạo SECOIN phân tích.

Thay đổi cho phù hợp

Sau hơn 10 năm triển khai, Chương trình THQG đã phát huy tác dụng. Quan trọng nhất là giúp doanh nghiệp dần thay đổi nhận thức và đánh giá đúng vai trò của thương hiệu với phát triển bền vững.

Tuy nhiên, PGS.TS Nguyễn Quốc Thịnh - cố vấn Chương trình THQG cho rằng, Chương trình THQG khởi động từ năm 2003 những giá trị định vị cho đến thời điểm này không còn phù hợp, đã đến lúc phải thay đổi. Thậm chí có thể sẽ điều chỉnh bổ sung đối tượng tham gia. Hiện chương trình mới chỉ lựa chọn thương hiệu sản phẩm chứ chưa mở rộng đối tượng sang các thương hiệu tập thể, nhất là thương hiệu gắn với vùng chỉ đẫn địa lý.

Trong phiên thảo luận tại diễn đàn, các chuyên gia cũng đặt ra câu hỏi nên thay đổi chương trình theo chiều rộng hay theo chiều sâu. Trả lời câu hỏi này, ông Vũ Bá Phú - Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại cho rằng: Trong thời gian tới, chương trình sẽ đồng hành cùng các doanh nghiệp chọn ra đại sứ thương hiệu. Đại sứ thương hiệu có thể là 1 sản phẩm, doanh nghiệp, ngành công nghiệp để hỗ trợ sâu hơn nhằm định vị chắc chắn thương hiệu Việt Nam trên thị trường quốc tế.

“Thương hiệu với hội nhập và phát triển bền vững”
Ông Vũ Bá Phú - Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại - phát biểu tại diễn đàn

Đồng tình với quan điểm trên, ông Tony Pigott - Chuyên gia thương hiệu đến từ Canada - lưu ý: Bên cạnh việc điều chỉnh nội dung Chương trình THQG sao cho phù hợp với bối cảnh kinh tế mới của Việt Nam và thế giới còn cần thực hiện tốt hơn nữa công tác truyền thông về THQG. Ngoài ra, cần lựa chọn ngành hàng, lĩnh vực Việt Nam có lợi thế cạnh tranh như thực phẩm, may mặc để xây dựng chiến lược cụ thể cho từng ngành. Kết hợp nhiều thương hiệu ngành tạo thành THQG dùng những đặc trưng riêng, xuyên suốt để tạo sự khác biệt. Đặc biệt chú ý tới nhu cầu của thị trường, từ đó tìm ra định hướng thích hợp cho thương hiệu.

Ông Vũ Bá Phú - Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại: Bộ Công Thương đang lấy ý kiến đóng góp xây dựng và hoàn thiện dự thảo Quy chế THQG để trình Chính phủ cuối năm 2018.
TIN LIÊN QUAN
Việt Nga - Tuấn Vũ
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Xây dựng thương hiệu

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Top 10 Hãng sơn được ưa chuộng tại thị trường Việt Nam

Top 10 Hãng sơn được ưa chuộng tại thị trường Việt Nam

Các doanh nghiệp kinh doanh sơn đã bước vào cuộc đua thực sự với chất lượng sơn ngày càng được nâng cao, đa dạng về chủng loại, tính năng, màu sắc.
Chứng minh người nộp đơn

Chứng minh người nộp đơn 'biết' hoặc 'có cơ sở để biết' trong các vụ việc đăng ký nhãn hiệu

Việc chứng minh người nộp đơn đăng ký nhãn hiệu đã "biết” hoặc “có cơ sở để biết" đến nhãn hiệu của chủ sở hữu nhãn hiệu đích thực là không đơn giản.
Cơ sở pháp lý và cách tiếp cận để giành lại nhãn hiệu bị đăng ký với dụng ý xấu

Cơ sở pháp lý và cách tiếp cận để giành lại nhãn hiệu bị đăng ký với dụng ý xấu

Đăng ký nhãn hiệu giúp tạo ra quyền độc quyền nhưng việc nộp đơn nhằm tước đi lợi ích của chủ nhãn hiệu đích thực là vi phạm bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
Vinamilk ‘xuất ngoại’ kỷ lục và câu chuyện rạng danh thương hiệu Việt Nam ở nước ngoài

Vinamilk ‘xuất ngoại’ kỷ lục và câu chuyện rạng danh thương hiệu Việt Nam ở nước ngoài

Quý II/2024, doanh thu từ xuất khẩu của Vinamilk đã tăng đến 37% so với cùng kỳ, tiếp tục khẳng định vị thế thương hiệu trên thị trường.
Kinh nghiệm và bài học thực tiễn để đòi lại nhãn hiệu tại Việt Nam

Kinh nghiệm và bài học thực tiễn để đòi lại nhãn hiệu tại Việt Nam

Đòi lại nhãn hiệu thông qua thủ tục phản đối hay hủy bỏ hiệu lực khi bị bên thứ ba đăng ký chiếm giữ là hành trình chưa bao giờ đơn giản.

Tin cùng chuyên mục

Chứng minh tính nguyên gốc của tác phẩm mỹ thuật ứng dụng hoặc logo: Tại sao khó và cần làm gì?

Chứng minh tính nguyên gốc của tác phẩm mỹ thuật ứng dụng hoặc logo: Tại sao khó và cần làm gì?

Việc chứng minh “tính nguyên gốc” của tác phẩm, đặc biệt là trong bối cảnh luật bản quyền, là chưa bao giờ đơn giản. Vậy phải giải quyết như thế nào?
Sắp diễn ra Diễn đàn kinh tế châu Á tại Indonesia

Sắp diễn ra Diễn đàn kinh tế châu Á tại Indonesia

Ngày 19/10/2024, sẽ diễn ra Diễn đàn kinh tế châu Á và Lễ công bố Thương hiệu uy tín hàng đầu châu Á 2024 lần thứ 3 tại Jakarta, Indonesia.
Nhãn hiệu xung đột với bản quyền: Cơ chế nào để xử lý hiệu quả?

Nhãn hiệu xung đột với bản quyền: Cơ chế nào để xử lý hiệu quả?

Xung đột giữa nhãn hiệu và bản quyền diễn ra phổ biến ở nhiều khu vực trên thế giới và đang trở thành vấn đề nhức nhối ở Việt Nam.
Longform | Phía sau hành trình đưa thương hiệu, hàng hóa Việt Nam sang Australia

Longform | Phía sau hành trình đưa thương hiệu, hàng hóa Việt Nam sang Australia

Việt Nam có nhiều nông sản khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế, nhưng việc xây dựng thương hiệu sản phẩm, doanh nghiệp tại Australia chưa được chú trọng.
Thương hiệu quốc gia: Bệ đỡ cho hàng Việt vươn ra thế giới

Thương hiệu quốc gia: Bệ đỡ cho hàng Việt vươn ra thế giới

Việc doanh nghiệp có sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia giúp tăng uy tín, vị thế của sản phẩm, doanh nghiệp trên thị trường thế giới.
Thương hiệu quốc gia Việt Nam tăng trưởng 102%, xếp thứ 33 trên thế giới

Thương hiệu quốc gia Việt Nam tăng trưởng 102%, xếp thứ 33 trên thế giới

Giá trị Thương hiệu quốc gia của Việt Nam năm 2023 đạt 498,13 tỷ USD, tăng 15,6% so với năm 2022, xếp thứ 33/121 thương hiệu quốc gia mạnh trên thế giới.
Xây dựng thương hiệu mạnh: Gia tăng lợi thế cạnh tranh, thúc đẩy xuất khẩu

Xây dựng thương hiệu mạnh: Gia tăng lợi thế cạnh tranh, thúc đẩy xuất khẩu

Năm 2023, Thương hiệu Quốc gia Việt Nam được Brand Finance xếp hạng 33/121 tổng số các quốc gia, lãnh thổ được tổ chức này xếp hạng.
May 10 và câu chuyện xâm nhập thị trường ngoại bằng thương hiệu Việt

May 10 và câu chuyện xâm nhập thị trường ngoại bằng thương hiệu Việt

Thay vì chỉ gia công cho các thương hiệu lớn trên thế giới, nhiều doanh nghiệp dệt may Việt Nam, trong đó có May 10 đã xuất khẩu bằng chính thương hiệu Việt.
Sắp diễn ra Tuần lễ Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024

Sắp diễn ra Tuần lễ Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024

Tuần lễ Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024 từ ngày 15 - 21/4 trên phạm vi cả nước với các hoạt động quảng bá các sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam.
Bài 3: Xây dựng, phát triển thương hiệu đòi hỏi sự bền bỉ và phải luôn đổi mới

Bài 3: Xây dựng, phát triển thương hiệu đòi hỏi sự bền bỉ và phải luôn đổi mới

Trong bối cảnh hội nhập, cạnh tranh, xây dựng thương hiệu là một công việc đòi hỏi sự bền bỉ, liên tục không ngừng nghỉ và phải luôn đổi mới.
Bài 2: Xây dựng, phát triển thương hiệu quốc gia: Kiến tạo giá trị, sức mạnh mới cho đất nước

Bài 2: Xây dựng, phát triển thương hiệu quốc gia: Kiến tạo giá trị, sức mạnh mới cho đất nước

Xây dựng thương hiệu quốc gia được Thủ tướng Chính phủ nêu rõ là một nhiệm vụ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, vừa có tính cấp bách, vừa mang tính chiến lược.
Bài 1: Giá trị thương hiệu quốc gia tăng vượt bậc - “Trái ngọt” hội nhập, sự năng động của doanh nghiệp

Bài 1: Giá trị thương hiệu quốc gia tăng vượt bậc - “Trái ngọt” hội nhập, sự năng động của doanh nghiệp

Giá trị thương hiệu quốc gia tăng vượt bật qua các năm theo đánh giá, đây là kết quả của chủ trương hội nhập, sự năng động, sáng tạo của các doanh nghiệp.
Chương trình THQG Việt Nam: Thông báo kỳ xét chọn sản phẩm đạt THQG lần thứ 9 năm 2024

Chương trình THQG Việt Nam: Thông báo kỳ xét chọn sản phẩm đạt THQG lần thứ 9 năm 2024

Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan tổ chức kỳ xét chọn sản phẩm đạt THQG Việt Nam lần thứ 9, Lễ Công bố dự kiến quý IV/2024.
Việt Nam là điểm sáng về xây dựng, phát triển thương hiệu quốc gia

Việt Nam là điểm sáng về xây dựng, phát triển thương hiệu quốc gia

Việt Nam tiếp tục được đánh giá là điểm sáng trong bức tranh xây dựng, phát triển thương hiệu quốc gia và là thương hiệu quốc gia có tốc độ tăng trưởng giá trị.
14 tiêu chí chọn lựa doanh nghiệp tham gia Gian hàng Quốc gia Việt Nam

14 tiêu chí chọn lựa doanh nghiệp tham gia Gian hàng Quốc gia Việt Nam

Thời gian đăng ký của các doanh nghiệp Việt Nam tham gia “Chương trình Gian hàng Quốc gia Việt Nam” trên Alibaba.com diễn ra từ 28/11 đến 15/1/2024.
Nhãn hiệu chứng nhận Gạo Việt Nam, Cà phê Việt Nam chất lượng cao vướng ở đâu?

Nhãn hiệu chứng nhận Gạo Việt Nam, Cà phê Việt Nam chất lượng cao vướng ở đâu?

Dù đi hơn nửa chặng đường nhưng nhãn hiệu chứng nhận Gạo Việt Nam vẫn vướng như “gà mắc tóc”, còn với Cà phê Việt vẫn đang trong quá trình xây dựng.
Chương trình Thương hiệu Quốc gia: Hành trình hai thập kỷ và những cột mốc quan trọng

Chương trình Thương hiệu Quốc gia: Hành trình hai thập kỷ và những cột mốc quan trọng

Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 253/2003/QĐ-TTg ngày 25 tháng 11 năm 2003...
Tuyên truyền, quảng bá gian hàng Thương hiệu quốc gia Việt Nam tại Vietnam Foodexpo 2023

Tuyên truyền, quảng bá gian hàng Thương hiệu quốc gia Việt Nam tại Vietnam Foodexpo 2023

Ban Thư ký Chương trình Thương hiệu quốc gia đã triển khai gian hàng Thương hiệu quốc gia Việt Nam – Vietnam Value Pavillion với quy mô lên tới 36 gian hàng.
Longform | Những “sứ giả kinh tế” làm rạng danh hàng hoá, thương hiệu Việt trên thế giới

Longform | Những “sứ giả kinh tế” làm rạng danh hàng hoá, thương hiệu Việt trên thế giới

Tận dụng mọi cơ hội để quảng bá sản phẩm, hàng hoá thương hiệu Việt tới bạn bè quốc tế là phương châm hoạt động của các Tham tán thương mại Việt Nam.
Hành trình “vươn ra biển lớn”

Hành trình “vươn ra biển lớn”

24 năm kể từ thời điểm DN Việt được chấp thuận OFDI, đến nay đã có những DN tạo lập, khẳng định vị thế thương hiệu Việt trên trường quốc tế.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động