Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Chủ nhật 24/11/2024 17:40

Thương mại điện tử đón sóng lễ hội mua sắm cuối năm

Ba tháng cuối năm là thời điểm "vàng" cho doanh nghiệp, nhà bán hàng, sàn thương mại điện tử tăng trưởng doanh thu, phục hồi kinh tế nhờ nhu cầu mua sắm tăng cao.

Mua sắm trực tuyến không phải là hình thức mới nhưng đại dịch Covid-19 đã xảy ra và làm thay đổi mạnh mẽ xu hướng cũng như hành vi mua sắm của người dân khắp thế giới. Statista cho biết, năm 2020, hơn hai tỷ người trên thế giới đã mua hàng hóa hoặc dịch vụ trực tuyến; doanh số bán lẻ điện tử vượt mức 4.200 tỷ USD, tăng hơn 25%. Trong đó, cuối năm là thời điểm tăng trưởng bứt phá của thương mại điện tử toàn thế giới.

Thị trường thương mại điện tử với nhiều chương trình sôi động dịp cuối năm. Ảnh: Lazada

Phân tích từ Nosto cho thấy, doanh số bán hàng tại các cửa hàng trực tuyến của Anh tăng 23% vào ngày Black Friday năm 2020. Cũng trong ngày mua sắm đặc biệt này, các nhà bán hàng trên Amazon đã chứng kiến mức tăng trưởng doanh thu 60% so với cùng kỳ năm 2019. Trong khi đó, ngày lễ Độc thân 11/11 đã giúp "ông lớn" Alibaba của Trung Quốc thiết lập kỷ lục mới về doanh số bán hàng. Các giao dịch mua được thực hiện trong chiến dịch này đạt mức 74 tỷ USD, tăng 26% so với sự kiện năm 2019.

Một cuộc khảo sát năm 2020 của Facebook cho biết, doanh số thương mại điện tử trong mùa lễ truyền thống tăng 47%. Còn Deloitte dự đoán, doanh số thương mại điện tử trong kỳ nghỉ lễ 2021-2022 sẽ tăng từ 11-15% so với cùng kỳ năm trước.

Theo dự đoán của nền tảng thương mại điện tử Lazada Việt Nam, 3 tháng cuối năm là thời điểm "vàng" cho các doanh nghiệp bán lẻ, thương hiệu, nhà bán hàng nhỏ lẻ và các sàn thương mại điện tử lên ngôi nhờ nhu cầu mua sắm tăng cao. Cả nước đang bước vào trạng thái "bình thường mới", người tiêu dùng sẽ có xu hướng mua sắm cho Tết truyền thống sớm hơn thường lệ, có thể bắt đầu từ cuối tháng 11, đầu tháng 12. Các nhóm hàng được tập trung sẽ là quần áo, mỹ phẩm, sản phẩm cho bé... Trong khi đó, các mặt hàng thực phẩm tươi sống, thực phẩm khô hay hoa trái sẽ được tập trung vào khoảng thời gian cận Tết.

Ông Nguyễn Huy Hoàng, Giám đốc Phát triển Đối tác Kinh doanh Lazada Việt Nam cho biết, mùa lễ hội mua sắm cuối năm sẽ nhận được nhiều sự hưởng ứng hơn khi cả nước đang bước vào giai đoạn "bình thường mới". Do đó, một bộ phận lớn người tiêu dùng sẽ có xu hướng mua sắm nhiều hơn sau khoảng thời gian giãn cách.

Bên cạnh đó, người tiêu dùng Việt đang hướng đến chi tiêu hiệu quả, thông minh, thông qua việc lựa chọn mua hàng vào các dịp lễ hội mua sắm lớn như 11/11, Black Friday, 12/12 trên các sàn thương mại điện tử. Ngoài ra, việc thu thập voucher, tích cực tham gia các chương trình mua sắm kết hợp giải trí, game quy đổi ưu đãi cũng mang lại nhiều ưu đãi giúp người dùng tiết kiệm chi tiêu, gắn bó với với thương mại điện tử.

Không chỉ với người tiêu dùng, cuối năm cũng là thời điểm thuận lợi giúp các nhà bán hàng tận dụng để bứt phá doanh thu. Theo Inc., để chuẩn bị tốt cho mùa mua sắm cuối năm, các thương hiệu và nhà bán lẻ cần bắt đầu thông báo về các chương trình khuyến mãi, ưu đãi từ tháng 10. Bên cạnh đó, nhà bán hàng cần kiểm tra lượng hàng tồn kho, từ đó đưa ra kế hoạch chuẩn bị nguồn hàng cung ứng phù hợp. Liên lạc sớm và thường xuyên với nhà cung cấp là cách tốt nhất để tránh những bất ngờ hoặc bất kỳ trục trặc nào khác có thể phát sinh.

Với kinh nghiệm nhiều năm bán hàng trên sàn thương mại điện tử, đại diện Logitech Flagship Store cho biết, để chuẩn bị cho chương trình ưu đãi dịp 11/11, gian hàng đã chuẩn bị hàng nghìn sản phẩm với mức giá ưu đãi lên đến 50%, cùng voucher 150.000 đồng, voucher tích lũy, voucher từ ngân hàng, miễn phí vận chuyển và hơn 4.000 quà tặng cho mọi đơn hàng.

Là gian hàng đứng đầu trong mảng phụ kiện điện tử tại Lazada, Logitech cam kết mang đến mùa giảm giá lớn cho tất cả các sản phẩm nhằm phục vụ nhu cầu làm việc, học tập và giải trí của người dân trong bối cảnh dịch bệnh ảnh hướng đến nhiều hoạt động cũng như tài chính của mỗi người.

Logitech chuẩn bị hàng hóa cho đợt mua sắm dịp cuối năm. Ảnh: NVCC

Không chỉ nguồn hàng, vận chuyển cũng là vấn đề được nhiều nhà bán hàng quan tâm trong mùa mua sắm cuối năm, nhằm nâng cao trải nghiệm cho người mua. Theo đó, logistics tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong thị trường thương mại điện tử. Các sàn thương mại điện tử, như Lazada sẽ tiếp tục đầu tư mạnh hơn vào logistics để đáp ứng và nâng cao trải nghiệm khách hàng, từ đó đóng góp chung cho sự phát triển của ngành thương mại điện tử tại Việt Nam.

Lazada Việt Nam cũng dự báo, các ngành hàng làm đẹp, thời trang sẽ có thể bùng nổ trong ba tháng cuối năm nay, khi cả nước dần trở lại trạng thái "bình thường mới" cũng như trong mùa mua sắm cuối năm và Tết đến cận kề. Người tiêu dùng có thể chi tiêu mạnh tay trở lại ở phân khúc sản phẩm cao cấp sau khi phải tiết chế mua sắm trong giai đoạn giãn cách.

Ông James Dong, Tổng giám đốc Lazada Việt Nam và Thái Lan cho biết, Lazada đã tăng gấp đôi số lượng voucher giảm giá so với cùng kỳ năm ngoái. Theo đó, chỉ riêng trong Lễ hội mua sắm 11.11, Lazada sẽ kích hoạt ưu đãi hàng triệu sản phẩm với mức giảm giá sâu, lên đến 50% và hàng loạt các chương trình mua sắm kết hợp giải trí để đáp ứng xu hướng tiêu dùng trực tuyến, cũng như thúc đẩy các thương hiệu đối tác và nhà bán hàng kinh doanh hiệu quả hơn sau ảnh hưởng của làn sóng dịch Covid-19 lần 4.

"Lễ hội mua sắm 11.11 - 1 ngày sale To" bắt đầu từ 0h ngày 11/11 và diễn ra trong một ngày. Đây là một trong những lễ hội mua sắm lớn nhất dịp cuối năm trên Lazada với hàng triệu sản phẩm giảm giá lên đến 50%, miễn phí vận chuyển. Khi mua sắm trong ngày này, khách hàng sẽ nhận voucher tích lũy giá trị đến 800.000 đồng cùng hàng triệu voucher đến từ các nhà bán hàng, ngân hàng và ví điện tử với tổng giá trị lên đến hàng chục tỷ đồng.
Huyền Anh
Bài viết cùng chủ đề: Lazada

Tin cùng chuyên mục

Thứ trưởng Trương Thanh Hoài: Thương mại điện tử là điểm sáng của phát triển kinh tế - xã hội

Sự kiện thương mại điện tử thúc đẩy phát triển kinh tế số ngành Công Thương 2024

Tăng trách nhiệm của sàn thương mại điện tử trong ngăn chặn hàng giả, hàng lậu

Online Friday 2024: Bước nhảy vọt của hàng Việt trong kỷ nguyên thương mại điện tử

3 nội dung chính của Diễn đàn Thương mại điện tử và Kinh tế số ngành Công Thương 2024

Mô hình 'con tôm ôm cây lúa' đưa đặc sản An Giang lên sàn thương mại điện tử

Công ty Coca-Cola Việt Nam: Đào tạo kinh doanh thương mại điện tử từ sản phẩm sơn mài truyền thống

Thương mại điện tử là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế số Việt Nam

Online Friday 2024: Kích hoạt hàng loạt khuyến mãi hấp dẫn, lan tỏa giá trị hàng Việt trên nền tảng số

Tổng cục Hải quan chỉ đạo quản lý hàng nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử

Bộ Công Thương ra 'tối hậu thư' với sàn thương mại điện tử Temu, Shein

Online Friday 2024: Khuấy động thị trường thương mại điện tử cuối năm

Doanh nghiệp Việt mang xu hướng tiêu dùng xanh lên sàn thương mại điện tử

Ngành thương mại điện tử của Việt Nam đã tăng trưởng 18%

Thương mại điện tử thúc đẩy dòng chảy hàng hóa, dịch vụ và hỗ trợ doanh nghiệp

Thu gần 95 nghìn tỷ đồng tiền thuế, xem xét việc dùng AI kiểm soát doanh thu sàn thương mại điện tử

Xuất hiện tình trạng lừa đảo, mạo danh sàn thương mại điện tử Amazon

Thương mại điện tử không chỉ phát triển mạnh ở thành phố lớn mà đã vươn tới vùng sâu, vùng xa

Nền tảng hợp cộng thương mại truyền thống và thương mại điện tử: Giải pháp HKDO cho hộ kinh doanh Việt Nam

Ngày 21/11 diễn ra sự kiện ‘Thương mại điện tử thúc đẩy phát triển kinh tế số ngành Công Thương 2024’