Cảnh báo nguy cơ nhiều sản phẩm bị kiện phòng vệ thương mại tại thị trường Hoa Kỳ
Theo danh sách cảnh báo sớm của Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương, hiện có nhiều mặt hàng, sản phẩm Việt Nam xuất khẩu tiếp tục có nguy cơ bị nhiều thị trường nước ngoài, đặc biệt là Hoa Kỳ áp dụng biện pháp chống lẩn tránh, gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp hoặc biện pháp phòng vệ thương mại (PVTM).
Hạn chế điều tra phòng vệ thương mại: Cần đa dạng hóa thị trường xuất khẩu
Đó là khẳng định của chuyên gia kinh tế Lê Duy Bình - Giám đốc điều hành Economica Vietnam với phóng viên Vuasanca
trước hiện tượng số lượng các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại (PVTM) của nước ngoài đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam gia tăng nhanh chóng trong những năm gần đây.
Ấn Độ gia tăng phòng vệ thương mại: Trở ngại xuất khẩu với doanh nghiệp Việt Nam
Ấn Độ hiện là một trong các quốc gia gia tăng điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại đối với hàng nhập khẩu từ các nước, trong đó có Việt Nam. Theo khuyến cáo, nếu bị áp thuế phòng vệ thương mại hàng xuất khẩu Việt Nam sẽ suy giảm lợi thế cạnh tranh, mất một phần hoặc toàn bộ thị trường xuất khẩu Ấn Độ vào tay các đối thủ cạnh tranh Ấn Độ và hoặc các quốc gia khác.
Ấn Độ không áp thuế chống bán phá giá gỗ MDF nhập khẩu từ Việt Nam
Ngày 12/8, Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương thông tin, Bộ Tài chính Ấn Độ đã ban hành quyết định không áp thuế chống bán phá giá (CBPG) đối với một số sản phẩm gỗ MDF có độ dày dưới 6mm nhập khẩu từ Việt Nam, Malaysia, Thái Lan và Indonesia.
Canada kết luận cuối cùng về điều tra chống bán phá giá ghế bọc Việt Nam
Ngày 11/8, Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương cho biết, Cơ quan Dịch vụ biên giới Canada (CBSA) đã ban hành kết luận cuối cùng trong vụ việc Canada điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với ghế bọc đệm có xuất xứ từ Trung Quốc và Việt Nam.
Còn nhiều khó khăn trong chống lẩn tránh phòng vệ thương mại
Nhiều biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, xuất xứ được tăng cường thời gian qua, tuy nhiên, nguy cơ này vẫn đang có xu hướng gia tăng do nguồn lực cho công tác này còn hạn chế; một số thị trường không ngừng đẩy mạnh bảo hộ và áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại.
Thực thi Hiệp định RCEP: Chủ động phòng vệ, doanh nghiệp sẽ lớn mạnh
Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) đang mở rộng cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị và sản xuất của thế giới. Tuy nhiên, trong một “sân chơi” kinh tế mở rộng, việc đối diện với các nguy cơ kiện phòng vệ thương mại là thách thức của doanh nghiệp. Do đó, nâng cao khả năng chủ động ứng phó về vấn đề này sẽ là “vũ khí” quan trọng để doanh nghiệp bảo vệ lợi ích chính đáng cũng như sẽ không ngừng lớn mạnh.
Bộ Công Thương tiếp nhận hồ sơ yêu cầu rà soát chống bán phá giá màng BOPP
Ngày 4/8/2021, Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương đã ra thông báo về việc tiếp nhận hồ sơ yêu cầu rà soát phạm vi hàng hóa đối với việc áp dụng thuế chống bán phá giá một số màng BOPP có xuất xứ từ Trung Quốc, Thái Lan và Malaysia (AD07).
Thận trọng với các giao dịch thương mại trong RCEP
Quy tắc xuất xứ tại Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) được đánh giá “thoáng” hơn so với nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) khác mà Việt Nam đã ký kết. Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế vẫn cho rằng, doanh nghiệp cũng nên thận trọng với những giao dịch thương mại tại hiệp định này để tránh những tranh chấp có thể xảy ra.
Doanh nghiệp phải chủ động cả ứng phó và đi kiện phòng vệ thương mại
Số lượng về vụ việc điều tra phòng vệ thương mại đối với hàng hóa xuất khẩu Việt Nam thời gian gần đây đang có xu hướng gia tăng khi nền kinh tế hội nhập sâu rộng. Tuy nhiên, mức độ hiểu biết của doanh nghiệp Việt Nam về vấn đề này vẫn còn rất hạn chế, dẫn tới nguy cơ bị mất thị phần tại nhiều thị trường xuất khẩu lớn.
Đài Loan (Trung Quốc) tham vấn công khai về điều tra chống bán phá giá gạch ốp lát Việt Nam
Đài Loan (Trung Quốc) sẽ gia hạn thời gian điều tra về thiệt hại và tổ chức tham vấn công khai trong vụ việc điều tra chống bán phá giá đối với gạch ốp lát của Việt Nam.
Giám sát gian lận xuất xứ: Đảm bảo sự phát triển ổn định cho doanh nghiệp
Thời gian qua, mặc dù các đơn vị chức năng đã nỗ lực trong hoạt động cảnh báo hành vi lẩn tránh, siết chặt quản lý, giám sát và thẩm tra, song nguy cơ lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại và gian lận xuất xứ vẫn có xu hướng gia tăng.
Hoa Kỳ ban hành kết luận rà soát chống bán phá giá ống dẫn dầu từ Việt Nam
Ngày 30/7, Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương cho biết, Hoa Kỳ đã ban hành kết luận cuối cùng đợt rà soát hành chính thuế chống bán phá giá lần thứ 3 (POR3) đối với sản phẩm ống dẫn dầu nhập khẩu từ Việt Nam.
Bộ Công Thương: Tổ chức phiên tham vấn điều tra chống bán phá giá sợi dài polyester
Ngày 30/8/2021 tới đây, Bộ Công Thương sẽ tổ chức phiên tham vấn công khai vụ việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm sợi dài làm từ polyester (mã số vụ việc: AD10).
"Chìa khóa" xuất khẩu hàng hóa sang ASEAN
Hiểu đúng về các quy tắc xuất xứ trong các FTA với ASEAN sẽ giúp doanh nghiệp tận dụng cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường tiềm năng này.
Ứng phó “cơn bão” điều tra phòng vệ thương mại: Cần sự phối hợp của nhiều bên
Gần 40% các vụ điều tra về phòng vệ thương mại thời gian qua tập trung vào ngành thép. Theo Cục Phòng vệ thương mại Bộ Công Thương, có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến các vụ điều tra phòng vệ thương mại với ngành thép gia tăng thời gian qua, theo đó để ứng phó với các vụ điều tra này, cần sự phối hợp của cơ quan nhà nước, hiệp hội, doanh nghiệp…
Gia hạn nộp bản trả lời câu hỏi điều tra chống bán phá giá thép mạ nhập khẩu
Ngày 23/7, Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương đã thông báo gia hạn thời gian nộp bản trả lời câu hỏi cho các nhà nhập khẩu, nhà sản xuất trong nước trong vụ việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số thép mạ có xuất xứ từ Trung Quốc, Hàn Quốc,
Nâng cao hiểu biết và hạn chế nguy cơ trong phòng vệ thương mại
Thời gian qua, dù đã tích lũy được năng lực và kinh nghiệm về phòng vệ thương mại, nhưng hiện còn rất nhiều doanh nghiệp mức độ hiểu biết, kinh nghiệm về biện pháp này vẫn rất hạn chế. Đây là một thách thức rất lớn trong bối cảnh xu hướng bảo hộ gia tăng trong bối cảnh hội nhập của nền kinh tế.
Cần có chính sách nhất quán để bảo vệ ngành thép sản xuất trong nước
Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) vừa có văn bản trả lời Bộ Tài chính góp ý dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 57/2020/NĐ-CP ngày 25/5/2020. Theo VSA, nếu tăng thuế xuất khẩu phôi thép và giảm thuế nhập khẩu thép thành phẩm, một số nhà sản xuất thép trong nước có thể phá sản. Do đó, quan điểm của VSA là Chính phủ cần có chính sách nhất quán để bảo vệ ngành sản xuất trong nước.
Úc gia hạn ban hành kết luận điều tra chống bán phá giá ống thép Việt Nam
Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương vừa cho biết, Úc gia hạn lần thứ 5 thời gian ban hành kết luận điều tra cuối cùng vụ việc điều tra chống bán phá và chống trợ cấp đối với ống thép chính xác của Việt Nam.