Nỗ lực khơi thông dòng chảy hàng hóa xuất nhập khẩu TP. Hồ Chí Minh thúc đẩy phát triển khu công nghiệp hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao |
Nhiều điểm sáng
Phát biểu khai mạc hội nghị, ông Phan Văn Mãi - Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh - nhấn mạnh, năm 2021 Thành phố (TP) bắt tay xây dựng kế hoạch và triển khai các giải pháp đồng bộ triển khai thực hiện. Tuy nhiên, làn sóng dịch bệnh Covid-19 lần thứ 4 với đã tác động nghiêm trọng đến tất cả lĩnh vực của TP. Do đó việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội diễn ra trong điều kiện vô cùng khó khăn, thách thức và chưa từng có tiền lệ.
Hội nghị triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 |
Trong bối cảnh đó, với sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của các các cấp lãnh đạo, sự hỗ trợ tích cực của các bộ, ngành Trung ương, các địa phương trong cả nước, đặc biệt sự chung sức đồng lòng của nhân dân, TP. Hồ Chí Minh vẫn đạt được nhiều điểm sáng.
Theo đó, TP. Hồ Chí Minh đã cơ bản kiểm soát được dịch Covid-19, tập trung nguồn lực để đảm bảo an sinh xã hội. TP đã tập trung nguồn lực cho công tác an sinh xã hội và đã chi hơn 12 nghìn tỷ đồng hỗ trợ cho các nhóm đối tượng khó khăn. Trong điều kiện vô cùng khó khăn của dịch bệnh, tổng thu ngân sách nhà nước đạt gần 382 nghìn tỷ đồng, đạt 104,5% dự toán năm 2021. Hoạt động tín dụng - ngân hàng tăng trưởng ổn định, đóng góp một phần cho tăng thu ngân sách nhà nước.
Đáng chú ý, kim ngạch nhập khẩu ước tăng 12,9% so với cùng kỳ. Đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) đạt 7,23 tỷ USD, tăng 38,48% tổng vốn đầu tư so với cùng kỳ. Lượng kiều hối về TP ước đạt 6,6 tỷ USD, tăng gần 9% so với cùng kỳ. Một sự kiện quan trọng giúp cho TP. Hồ Chí Minh có thêm nguồn lực phát triển là việc Quốc hội thông qua mức ngân sách giữ lại của TP năm 2022 là 21%.
Ông Phan Văn Mãi cho biết, TP xây dựng chủ đề năm 2022 là: “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, tiếp tục nâng cao chất lượng xây dựng chính quyền đô thị, cải thiện môi trường đầu tư, đồng hành cùng doanh nghiệp”. Đồng thời, tiếp tục triển khai hiệu quả Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2022 -2025.
Cụ thể, TP xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 với 19 chỉ tiêu, trong đó, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa trên địa bàn TP (GRDP) đạt 6% - 6,5%, duy trì tỷ trọng khu vực dịch vụ trong GRDP trên 60% và tổng vốn đầu tư xã hội chiếm bình quân khoảng 35% GRDP…
Ông Bùi Tá Hoàng Vũ - Giám đốc Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh, nêu những giải pháp phục hồi phát triển sản xuất kinh doanh tại hội nghị |
Chủ tịch Phan Văn Mãi nhận định, việc hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ đề ra năm 2022 sẽ có nhiều khó khăn, nhất là trong bối cảnh đại dịch Covid-19 còn diễn biến rất phức tạp ở các quốc gia trên thế giới với các biến chủng mới, nhất là biến chủng mới Omicron đã xuất hiện tại TP.
Để đạt được các mục tiêu của năm 2022, Chủ tịch UBND TP cho rằng cần nâng cao chất lượng xây dựng chính quyền đô thị, cải thiện và nâng cao hiệu lực - hiệu quả của chính quyền cơ sở. Đồng thời cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp (DN) và người dân, nhất là ở các lĩnh vực: DN tư nhân, xây dựng, quy hoạch, kế hoạch đầu tư, thuế, thúc đẩy chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động các cấp chính quyền. "Nếu an toàn phòng chống dịch là điều kiện cần thì việc nâng cao chất lượng chính quyền đô thị là điều kiện đủ", ông Phan Văn Mãi nhận định.
Tập trung triển khai các giải pháp đột phá phục hồi phát triển kinh tế
Tai hội nghị người đứng đầu các sở ban ngành, quận huyện, TP. Thủ Đức, các DN, hiệp hội có những đánh giá, cho ý kiến về những vấn đề trọng tâm, đồng thời nêu ra các giải pháp thiết thực, khả thi phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời, tập trung thảo luận 3 chuyên đề về mà Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh đặt ra: Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 và phục hồi kinh tế; tiếp tục nâng cao chất lượng xây dựng chính quyền đô thị và cải thiện môi trường đầu tư, đồng hành cùng DN, nhằm khắc phục được những hạn chế, tạo được sự đột phá, hiệu quả cao nhất trong quá trình triển khai thực hiện.
Tham gia đóng góp ý kiến tại hội nghị, ông Bùi Tá Hoàng Vũ - Giám đốc Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh khẳng định, sau du lịch thì ngành Công Thương TP là ngành ảnh hưởng nặng nề thứ 2 trong dịch bệnh. Do đó, Sở sẽ tập trung 4 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trong năm 2022. Trong đó, Sở đồng hành cùng DN phục hồi sản xuất, kinh doanh. Đồng thời tập trung chuyển đổi số, cải cách hành chính, tạo môi trường đầu tư thuận lợi cho DN từng bước ổn định, phục hồi sản xuất kinh doanh…
Trong khi đó, Trưởng Ban Quản lý (BQL) các Khu chế xuất và Công nghiệp TP cũng đã kiến nghị và tham mưu cho TP thành lập mới Khu công nghiệp Phạm Văn Hai với quy mô 668ha và 90ha là khu dân cư liền kề và nhà trọ, nhà ở cho công nhân. Hiện nay, trong các khu công nghiệp, khu chế xuất trên địa bàn TP chỉ còn khoảng 300ha đất có thể cho thuê. Do đó, BQL cũng sẽ tham mưu cho lãnh đạo TP. Hồ Chí Minh trong vấn đề tạo quỹ đất, tìm kiếm quỹ đất để thu hút đầu tư trong thời gian tới.
Ông Phan Văn Mãi - Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh, phát biểu chỉ đạo hội nghị |
Phát biểu bế mạc hội nghị, ông Phan Văn Mãi - Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh nhấn mạnh, năm 2022 là năm có ý nghĩa quan trọng, tạo nền tảng thực hiện các mục tiêu của kế hoạch 5 năm 2021 - 2025. Do đó, cần phải phấn đấu, nỗ lực hơn đưa TP trở lại nhịp độ tăng trưởng vốn có.
Theo đó, bên cạnh việc kiểm soát, đảm bảo an toàn phòng chống dịch, TP tập trung hỗ trợ DN phục hồi sản xuất, kinh doanh. Đồng thời, ưu tiên khôi phục những gãy đổ của chuỗi sản xuất, cung ứng, giúp những DN tạm ngưng hoạt động tái hòa nhập thị trường, nhất là nhóm ngành du lịch bị gãy đổ nghiêm trọng sau đại dịch.
TP. Hồ Chí Minh cũng sẽ tập trung khôi phục kinh tế dịch vụ, trong đó, tập trung triển khai kế hoạch phục hồi ngành du lịch, đề án phát triển ngành logistics, đề án phát triển thương mại điện tử; hoàn thành pháp lý trung tâm tài chính quốc tế.
Song song đó, TP thúc đẩy phát triển công nghiệp, trong đó tiếp tục triển khai 3 Chương trình hỗ trợ phát triển DN và sản phẩm các ngành: cơ khí - tự động hóa, cao su - nhựa, chế biến thực phẩm; Chiến lược phát triển các ngành: cơ khí - tự động hóa, cao su - nhựa, chế biến thực phẩm.
Cùng với đó, TP nâng cao chất lượng xây dựng chính quyền đô thị và cải thiện môi trường đầu tư, đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động của hệ thống chính quyền các cấp. Đồng thời đẩy mạnh thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, đưa vào sử dụng cổng dịch vụ công của TP.