Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Trải nghiệm "Sắc màu văn hóa truyền thống của dân tộc S’tiêng" giữa Thủ đô

Đồng bào và du khách được trải nghiệm "Sắc màu văn hóa truyền thống của dân tộc S’tiêng" với nhiều cung bậc cảm xúc tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt.
Giữ gìn nét đẹp văn hoá truyền thống qua ngày hội làng trong môi trường đại học Trả lại cho lễ hội không gian, vẻ đẹp văn hoá truyền thống

Tham gia các hoạt động văn hóa những ngày tháng 3 tại Làng Văn hóa, đồng bào dân tộc S’tiêng, tỉnh Bình Phước đã giới thiệu những nét văn hóa độc đáo của dân tộc mình thông qua chương trình "Sắc màu văn hóa truyền thống của dân tộc S'tiêng". Chương trình đã thu hút du khách tham quan hưởng thụ văn hóa và có những trải nghiệm thú vị, ý nghĩa tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).

Trải nghiệm
Trải nghiệm “Sắc màu văn hóa truyền thống của dân tộc S'tiêng”
Trải nghiệm
Đồng bào S’tiêng đã đem đến Làng Văn hóa những sắc màu văn hóa đặc trưng

Cuộc sống của đồng bào S’tiêng ở Bình Phước gắn bó với núi rừng, nương rẫy nên có những nét văn hóa độc đáo, giàu bản sắc. Từ những dụng cụ lao động sản xuất, đến các món ăn, hay trang phục, nhạc cụ truyền thống… đã tạo nên sắc màu văn hóa đặc trưng của dân tộc S’tiêng giữa đại ngàn.

Trải nghiệm
Trải nghiệm
Trải nghiệm
Trải nghiệm
Đồng bào S’tiêng trình diễn nhạc cụ truyền thống tại Làng Văn hóa

Đồng bào dân tộc S’tiêng đã đem đến giới thiệu và trình diễn tại Làng Văn hóa một kho tàng âm nhạc vô cùng đa dạng. Bên cạnh trống, chiêng, cồng còn có các loại nhạc cụ độc đáo khác như: Đàn đink đuk kèn lá, đàn đá, sáo tre, kèn bầu, kèn sừng trâu... Trong đó, có đàn đink đuk, còn gọi là đàn tre, được đồng bào S'tiêng sử dụng trong giao duyên, tình yêu lứa đôi, được xem là nhạc cụ dây gẩy duy nhất của người S’tiêng. Những nhạc khí được người S’tiêng sử dụng phần lớn thuộc họ hơi rung vang, chi thổi, giai điệu ngắn, nhẹ nhàng, thủ thỉ, tâm tình... Tất cả góp phần tạo nên âm nhạc mang đặc trưng riêng của người S’tiêng Bình Phước.

Trải nghiệm
Cồng chiêng như mạch nước ngầm chảy xuyên suốt trong đời sống người S’tiêng

Với đồng bào S’tiêng, cồng chiêng là một thứ không thể thiếu trong cuộc sống, văn hóa của dân tộc. Tiếng cồng chiêng như mạch nước ngầm chảy xuyên suốt trong đời sống mỗi con người. Với ý nghĩa quan trọng đó, tại "Sắc màu văn hóa truyền thống của dân tộc S'tiêng" đồng bào S’tiêng, tỉnh Bình Phước đã thể hiện được giá trị của cồng chiêng mang bản sắc đặc trưng.

Trải nghiệm
Đan gùi và dệt thổ cẩm đã trở thành Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia của đồng bào S’tiêng

Không rộn ràng như tiếng cồng chiêng, thế nhưng nghề đan gùi và dệt thổ cẩm của đồng bào S’tiêng đã trở thành Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia. Trong đó, bình dị, đơn sơ nhưng chiếc gùi lại gắn bó với đồng bào S’tiêng mọi lúc, mọi nơi. Gùi không chỉ là đồ vật sử dụng trong cuộc sống thường nhật mà còn là biểu tượng văn hóa. Qua bàn tay khéo léo của nghệ nhân, gùi được trang trí nhiều hoa văn, trở thành “tác phẩm mỹ thuật”, là niềm tự hào của người S’tiêng ở Bình Phước.

Trải nghiệm
Các nghệ nhân đã trình diễn kỹ thuật đan gùi truyền thống của người S’tiêng

Còn với nghề dệt thổ cẩm từ lâu đã trở thành nét văn hoá không thể thiếu trong đời sống vật chất và tinh thần của người đồng bào S’tiêng. Tại chương trình "Sắc màu văn hóa truyền thống của dân tộc S'tiêng", các nghệ nhân đã trình diễn kỹ thuật dệt vải và đan gùi truyền thống của người S’tiêng, tỉnh Bình Phước. Các nghệ nhân trực tiếp thực hành, chế tác các sản phẩm và giới thiệu đến du khách cùng trải nghiệm.

Trải nghiệm
Trải nghiệm
Trình diễn trang phục của dân tộc S’tiêng

Đặc biệt, trong khuôn khổ chương trình "Sắc màu văn hóa truyền thống của dân tộc S'tiêng", đồng bào S'tiêng còn giới thiệu, trình diễn trang phục, trang sức bạc truyền thống. Trong đó, đồng bào trình diễn khoảng 30 bộ trang phục, bao gồm trang phục truyền thống, lễ hội, sinh hoạt đời thường, trang phục cưới, trang phục cách tân…

Trải nghiệm
Trình diễn nghệ thuật truyền thống dân tộc S’tiêng

Ngoài ra, du khách không thể rời mắt với những màn biểu diễn nghệ thuật truyền thống dân tộc S’tiêng được đồng bào dàn dựng công phu với chủ đề “Men say cao nguyên”.

Trải nghiệm
Trải nghiệm
Rất đông du khách đến trải nghiệm "Sắc màu văn hóa truyền thống của dân tộc S'tiêng"

"Sắc màu văn hóa truyền thống của dân tộc S'tiêng" đã thực sự thu hút du khách tham quan dừng chân và thưởng thức. Đây thực sự là trải nghiệm mới mẻ, hấp dẫn và giúp du khách hiểu thêm được phần nào văn hóa truyền thống dân tộc S'tiêng cần được trân trọng và phát huy.

Phạm Tiệp
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Sắc màu văn hóa

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bảng quảng cáo ngoài trời phải thiết kế đảm bảo an toàn cho người dân lúc mưa to, giông tố

Bảng quảng cáo ngoài trời phải thiết kế đảm bảo an toàn cho người dân lúc mưa to, giông tố

Bảng quảng cáo ngoài trời phải có thiết kế theo tiêu chuẩn, đảm bảo không gây ảnh hưởng tới người dân tham gia giao thông lúc mưa to, giông tố.
Lần đầu tiên tổ chức Ngày văn hoá doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài

Lần đầu tiên tổ chức Ngày văn hoá doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài

Lần đầu tiên sẽ diễn ra Ngày văn hoá doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài nhằm tăng cường sức mạnh mềm văn hóa của cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam.
Ứng phó bão số 3: Loạt sự kiện văn hoá, nghệ thuật, du lịch tạm dừng

Ứng phó bão số 3: Loạt sự kiện văn hoá, nghệ thuật, du lịch tạm dừng

Nhằm ứng phó với bão số 3, nhiều sự kiện văn hoá, nghệ thuật, du lịch đã được thông báo tạm hoãn hoặc dừng tổ chức vô thời hạn.
Xử lý nghiêm các nghệ sĩ vi phạm trong lĩnh vực biểu diễn nghệ thuật, quảng cáo trên không gian mạng

Xử lý nghiêm các nghệ sĩ vi phạm trong lĩnh vực biểu diễn nghệ thuật, quảng cáo trên không gian mạng

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã xử lý nghiêm đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm trong lĩnh vực biểu diễn nghệ thuật.
Ứng phó bão số 3 Yagi: Triển khai các biện pháp sơ tán, đảm bảo an toàn cho khách du lịch

Ứng phó bão số 3 Yagi: Triển khai các biện pháp sơ tán, đảm bảo an toàn cho khách du lịch

Chủ động ứng phó bão số 3, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch yêu cầu triển khai các biện pháp sơ tán, tránh trú, đảm bảo an toàn cho khách du lịch.

Tin cùng chuyên mục

Sử dụng hình ảnh Quốc kỳ, Quốc huy bảo đảm sự trang trọng, tôn nghiêm, đúng quy định

Sử dụng hình ảnh Quốc kỳ, Quốc huy bảo đảm sự trang trọng, tôn nghiêm, đúng quy định

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đề nghị sử dụng hình ảnh Quốc kỳ, Quốc huy tại địa phương bảo đảm sự trang trọng, tôn nghiêm, đúng quy định của pháp luật.
TP. Hồ Chí Minh: Số hoá bảo tàng, khu di tích, tiếp cận lịch sử bằng công nghệ mới

TP. Hồ Chí Minh: Số hoá bảo tàng, khu di tích, tiếp cận lịch sử bằng công nghệ mới

Bằng những công nghệ tiên tiến VR/AR/MR/hướng dẫn viên ảo, TP. Hồ Chí Minh đang hướng đến việc số hoá không gian trưng bày trong các bảo tàng, khu di tích.
Người đầu tiên treo cờ đỏ sao vàng lên Kỳ đài Huế

Người đầu tiên treo cờ đỏ sao vàng lên Kỳ đài Huế

Đặng Văn Việt là người đầu tiên treo cờ đỏ sao vàng lên Kỳ đài Huế (Thừa Thiên Huế), trong những ngày sôi sục khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám 1945 lịch sử.
Lai Châu mừng Tết Độc lập năm 2024:

Lai Châu mừng Tết Độc lập năm 2024: 'Lung linh sắc màu Than Uyên'

Tối ngày 1/9, tại huyện Than Uyên, UBND tỉnh Lai Châu long trọng tổ chức Chương trình chào mừng Tết Độc lập năm 2024 với chủ đề “Lung linh sắc màu Than Uyên”…
Tuần Văn hóa, Du lịch và Xúc tiến Thương mại Lễ hội mùa thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2024

Tuần Văn hóa, Du lịch và Xúc tiến Thương mại Lễ hội mùa thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2024

Từ ngày 18 - 22/9/2024, tại thành phố Chí Linh, Hải Dương sẽ diễn ra Tuần Văn hóa, Du lịch và Xúc tiến Thương mại Lễ hội mùa thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2024.
Điện Kiến Trung – Nơi vua Bảo Đại gặp Phái đoàn Chính phủ lâm thời bàn việc thoái vị

Điện Kiến Trung – Nơi vua Bảo Đại gặp Phái đoàn Chính phủ lâm thời bàn việc thoái vị

Sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, điện Kiến Trung trở thành chứng nhân lịch sử. Là nơi vua Bảo Đại gặp phái đoàn Chính phủ lâm thời họp bàn việc thoái vị.
Báu vật Champa bị nghi đồ giả: Bảo tàng Lịch sử quốc gia nói gì?

Báu vật Champa bị nghi đồ giả: Bảo tàng Lịch sử quốc gia nói gì?

Trước xôn xao một số hiện vật trong trưng bày “Báu vật Champa - Dấu ấn thời gian” là đồ giả, Bảo tàng Lịch sử quốc gia đã lên tiếng chính thức.
Chỉ thị của Thủ tướng về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam

Chỉ thị của Thủ tướng về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam

Chỉ thị của Thủ tướng nêu rõ, phát triển các ngành công nghiệp văn hóa phải bảo đảm khai thác tối đa, hiệu quả tiềm năng, lợi thế; đa dạng, liên kết đa ngành.
94 tác phẩm được trao Giải Báo chí toàn quốc ‘Vì sự nghiệp phát triển Văn hóa, Thể thao và Du lịch’

94 tác phẩm được trao Giải Báo chí toàn quốc ‘Vì sự nghiệp phát triển Văn hóa, Thể thao và Du lịch’

Tối ngày 28/8, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức Lễ trao Giải Báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp phát triển Văn hóa, Thể thao và Du lịch” lần thứ hai.
Tối nay (28/8): Trao Giải Báo chí toàn quốc

Tối nay (28/8): Trao Giải Báo chí toàn quốc 'Vì sự nghiệp phát triển Văn hoá, Thể thao và Du lịch'

Lễ trao Giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp phát triển Văn hoá, Thể thao và Du lịch” lần thứ hai sẽ diễn ra tối nay (28/8) tại Nhà hát Lớn Hà Nội.
Giới thiệu 60 hiện vật tiêu biểu tại trưng bày

Giới thiệu 60 hiện vật tiêu biểu tại trưng bày 'Báu vật Champa – Dấu ấn thời gian'

Ngày 28/8, Bảo tàng Lịch sử quốc gia giới thiệu 60 hiện vật tiêu biểu tại trưng bày chuyên đề “Báu vật Champa – Dấu ấn thời gian”.
Công bố kết quả tiếp nhận, hồi hương tượng đồng Nữ thần Durga

Công bố kết quả tiếp nhận, hồi hương tượng đồng Nữ thần Durga

Lễ công bố kết quả tiếp nhận, hồi hương tượng đồng Nữ thần Durga đã diễn ra sáng nay (ngày 28/8) tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia, Hà Nội.
Chi tiết kế hoạch tổ chức Lễ hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2024

Chi tiết kế hoạch tổ chức Lễ hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2024

Lễ hội mùa thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 12/9 - 22/9 (tức từ ngày 10/8 - 20/8 Âm lịch) với nhiều nghi lễ truyền thống.
Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội sẽ diễn ra từ ngày 4-6/10 tại Hoàng thành Thăng Long

Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội sẽ diễn ra từ ngày 4-6/10 tại Hoàng thành Thăng Long

Từ ngày 4-6/10, tại Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long – Hà Nội sẽ diễn ra Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội năm 2024, sự kiện nhằm kích cầu du lịch.
Khai mạc triển lãm tranh, ảnh du lịch 6 tỉnh Việt Bắc

Khai mạc triển lãm tranh, ảnh du lịch 6 tỉnh Việt Bắc

Triển lãm tranh, ảnh du lịch 6 tỉnh Việt Bắc diễn ra trong thời gian 6 ngày từ 24 - 29/8/2024 và mở cửa tham quan tự do từ 7h00 đến 22h00 hằng ngày.
Chưa đầy 1 tháng Việt Nam có thêm 4 Hoa hậu, 16 Á hậu

Chưa đầy 1 tháng Việt Nam có thêm 4 Hoa hậu, 16 Á hậu

Từ đầu tháng 8 đến nay, Việt Nam có 4 đêm chung kết cuộc thi sắc đẹp được tổ chức, 4 Hoa hậu và 16 Á hậu được vinh danh.
Chương trình

Chương trình 'Du lịch, điện ảnh và thể thao - Tự hào bản sắc Việt' sẽ diễn ra tại Bình Định

Chương trình “Du lịch, Điện ảnh và Thể thao - Tự hào bản sắc Việt” dự kiến sẽ diễn ra từ ngày 2/9 - 4/9/2024 tại TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.
Cần ngăn chặn ngay tình trạng biến tướng của tục

Cần ngăn chặn ngay tình trạng biến tướng của tục 'giật cô hồn'

Tục 'giật cô hồn' phổ biến trong các tỉnh phía Nam từ xưa đến nay, tuy nhiên tục này đã bị biến tướng gây mất an ninh trật tự, ảnh hưởng giá trị truyền thống.
Thừa Thiên Huế: Vai trò hợp tác quốc tế trong bảo tồn, phát huy di sản

Thừa Thiên Huế: Vai trò hợp tác quốc tế trong bảo tồn, phát huy di sản

Những năm qua, hoạt động hợp tác quốc tế trong công cuộc bảo tồn và phát huy giá trị di sản được Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế thực hiện có hiệu quả.

'Vui Tết Độc lập' tại Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam có gì đặc biệt?

Từ ngày 31/8 - 3/9/2024, nhân dịp nghỉ lễ Quốc khánh, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ diễn ra các hoạt động "Vui Tết Độc lập".
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động