Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Tranh cãi "mâm cơm 800k" và cách làm thể thao chỉ bằng khẩu hiệu

Cần thay đổi tư duy làm thể thao kiểu "cắt ngọn" và đừng để những tranh cãi về mâm cơm của tuyển bóng bàn trẻ trở thành tiếng xấu cho ngành thể thao nước nhà.
Bạn đọc quan tâm 24h: "Mâm cơm 800k" tuyển thủ trẻ quốc gia kêu đói; triệu tập nhiều cán bộ vụ cháy Trao thưởng 250 triệu đồng cho Đội tuyển Bóng bàn quốc gia đạt thành tích tại SEA Games 31

Mới đây, trên các phương tiện truyền thông đăng tải nội dung phản ánh về việc "mâm cơm 800k" và dinh dưỡng của các tuyển thủ bóng bàn trẻ quốc gia đang tập huấn, không đảm bảo theo đúng như chế độ quy định của Nhà nước. Sau khi nhìn hình ảnh mâm cơm của các tuyển thủ trẻ, nhiều ý kiến bình luận cho rằng liệu có xứng với số tiền 800 nghìn đồng hay không? Và, với số lượng đồ ăn như vậy có đảm bảo chất dinh dưỡng cho các vận động viên trẻ để họ có đủ thể lực để tập luyện hay không?

Sau khi có những thông tin bất cập trên, trả lời trên báo chí, đại diện Phòng thể thao thành tích cao 2 (Cục Thể dục thể thao, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch) cho biết, đã nắm được thông tin phản ánh về việc tập huấn hiện tại của Đội tuyển bóng bàn trẻ quốc gia tại Khu liên hợp thể thao quốc gia Mỹ Đình (Hà Nội) và đã yêu cầu cán bộ phụ trách bộ môn bóng bàn kiểm tra để xác minh, làm rõ những nội dung trên. Trong khi đó, người trong cuộc và cũng là huấn luyện viên Đội tuyển bóng bàn trẻ quốc gia cũng trả lời với truyền thông rằng, các em vận động viên của đội tuyển đang tập luyện và được hưởng chế độ dinh dưỡng theo quy định chứ “không hề có sự sai phạm nào”.

Chưa biết câu chuyện tranh cãi trên đúng sai ra sao, nhưng chắc chắn vụ việc sẽ còn tốn nhiều giấy mực của báo giới và bình luận từ người hâm mộ thể thao nước nhà. Dù thế nào đi chăng nữa, thì vấn đề này cũng cần được các ban, ngành chức năng nhanh chóng vào cuộc kiểm tra, xác minh, từ đó công khai cho dư luận được biết.

Bởi, nếu vấn đề này không được tường minh, chắc chắn sẽ ảnh hưởng lớn đến tâm lý tập luyện, thi đấu của các vận động viên. Điều lo ngại nữa đó là việc sẽ tác động tiêu cực đến thế hệ trẻ, gia đình các em nhỏ có niềm đam mê thể thao, mong muốn đi theo con đường chuyên nghiệp. Khi ấy ngành thể thao không thể thu hút được nhân tài, những “hạt giống đỏ” để nuôi dưỡng cho những mục tiêu cao và xa hơn của thể thao Việt Nam.

Tranh cãi
Mâm cơm có giá 800 ngàn đồng của Đội tuyển bóng bàn trẻ quốc gia. (Ảnh: Báo Tiền Phong)

Còn nhớ tại Hội nghị Ban chấp hành Ủy ban Olympic Việt Nam năm 2023 diễn ra vào ngày 1/3/2023, người đứng đầu ngành Văn hóa Thể thao và Du lịch từng khẳng định “Phải thay đổi tư duy, làm thể thao phải đi từ gốc chứ không cắt ngọn”. Có thể nói, đây là bài toán nan giải mà bộ, ngành này phải thực hiện. Việc này không thể một sớm một chiều có thể giải quyết xong, nhưng trước những vấn đề “nóng” mà dư luận đang quan tâm, thì các cơ quan quản lý cần vào cuộc xử lý kịp thời, trung thực, nghiêm minh và đưa ra những giải pháp tối ưu nhất.

Bàn luận về vấn đề này, theo quan điểm của nhiều chuyên gia, thể thao Việt Nam muốn phát triển thì trước hết phải giải quyết được bài toán về chế độ cho vận động viên. Cần thấy rằng, đối với vận động viên thể thao, bên cạnh việc tập luyện để có kỹ chiến thuật tốt… thì việc đảm bảo đủ chất dinh dưỡng là vô cùng cần thiết.

Chính vì vậy, để nâng cao thành tích cho thể thao cho nước nhà, các cấp, ngành, đơn vị huấn luyện cần có sự quan tâm để đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho các vận động viên. Sự quan tâm ấy không chỉ là những khẩu hiệu mà phải đi vào thực tế và thực chất. Với những cố gắng, nỗ lực giành thành tích cao về cho Tổ quốc, các vận động viên xứng đáng được tạo điều kiện tốt hơn về chế độ dinh dưỡng và nhiều đãi ngộ khác để họ yên tâm tập luyện, thi đấu và cống hiến hết sức mình.

Cũng theo ý kiến chuyên gia, làm thể thao cần phải đi từ gốc, đừng có tâm lý “ăn xổi”, hay chạy theo căn bệnh thành tích và đưa ra những mục tiêu quá tầm so với thực tại của công tác đào tạo, nuôi dưỡng, phát triển vận động viên, mà quên đi vấn đề cốt lõi là phải quan tâm về thể chất, kỹ chiến thuật cho các vận động viên. Đồng thời, cần ngăn chặn, triệt tiêu những lối tư duy trục lợi, có động cơ cá nhân chứ không phải vì sự phát triển chung của ngành thể thao. Với số tiền chi cho chế độ ăn hàng ngày 320 ngàn đồng cho một tuyển thủ trẻ được đánh giá là chưa thực sự cao, nhưng cũng đã đáp ứng được mức dinh dưỡng cần thiết cho vận động viên. Điều quan trọng là số tiền này có được sử dụng đúng và đủ hay không?

Hiện nay, ngành thể thao ngày càng phát triển trên con đường chuyên nghiệp, chắc chắn chúng ta càng phải quan tâm, chăm lo hơn nữa cho vận động viên. Đó có thể coi là lực lượng nòng cốt để tạo ra những thành tích, chiến công vẻ vang của thể thao Việt Nam ở khu vực và quốc tế.

Và hơn hết, chúng ta phải nhìn nhận thể thao là một nghề cực nhọc bởi trong quá trình tập luyện và thi đấu, vận động viên đã phải đánh đổi cả mồ hôi, nước mắt, đôi khi là cả máu, thậm chí là mạng sống của mình. Trên chặng đường phát triển, cần tránh để xảy ra những vụ việc “con sâu làm rầu nồi canh”, khiến cho sự hi sinh của các vận động viên trở nên vô nghĩa và cũng đừng để những tranh cãi trở thành tiếng xấu cho ngành thể thao nước nhà.

Tại Thông tư số 86/2020/TT-BTC do Bộ Tài chính phê duyệt ban hành ngày 26/10/2020 về quy định chi tiết chế độ dinh dưỡng đặc thù đối với huấn luyện viên thể thao thành tích cao, vận động viên thể thao thành tích cao quy định cụ thể các mức dinh dưỡng dành cho các tuyển thủ của các đội tuyển thể thao quốc gia và đội tuyển trẻ quốc gia. Theo Thông tư, mức dinh dưỡng (hay được hiểu là chế độ ăn hàng ngày) của 1 tuyển thủ của đội tuyển thể thao quốc gia khi được tập trung là 320 ngàn đồng/người/ngày; 1 tuyển thủ của đội tuyển thể thao trẻ quốc gia khi tập trung là 320 ngàn đồng/người/ngày. Đây là mức khi tập trung trong nước. Khi tập trung chuẩn bị thi đấu giải, mức dinh dưỡng vẫn giữ nguyên như vậy.
Khôi Nguyên
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Kêu gọi từ thiện: Khi lòng tốt cần

Kêu gọi từ thiện: Khi lòng tốt cần 'đi đôi' với chấp hành quy định pháp luật

Những "lùm xùm", tranh cãi về hoạt động kêu gọi từ thiện trong thời gian qua chính là hồi chuông cảnh tình về sự tuân thủ các quy định pháp luật.
Từ việc sửa Luật Quy hoạch đến câu chuyện phòng, chống lãng phí trong xây dựng thể chế

Từ việc sửa Luật Quy hoạch đến câu chuyện phòng, chống lãng phí trong xây dựng thể chế

Quốc hội đang thảo luận dự án 1 luật sửa 4 luật, trong đó có Luật Quy hoạch nhằm bảo đảm sự đồng bộ thực thi, tránh chồng chéo dẫn đến lãng phí các nguồn lực.
Sửa 4 luật giúp gỡ vướng cho các dự án phát triển điện lực

Sửa 4 luật giúp gỡ vướng cho các dự án phát triển điện lực

Nhiều đại biểu Quốc hội đánh giá cao việc ban hành một luật, sửa đổi 4 luật sẽ góp phần tháo gỡ, vướng mắc trong phát triển các dự án điện lực hiện nay.
Bệnh viện vẫn thiếu thuốc, vật tư y tế cục bộ: Lỗi có phải chỉ ở công tác đấu thầu?

Bệnh viện vẫn thiếu thuốc, vật tư y tế cục bộ: Lỗi có phải chỉ ở công tác đấu thầu?

Tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế vẫn xảy ra cục bộ ở một số bệnh viện khiến dư luận đặt câu hỏi: Có phải nguyên nhân chỉ từ công tác đấu thầu?
Quản lý thuế với sàn thương mại điện tử nước ngoài bán hàng vào Việt Nam: Cách nào?

Quản lý thuế với sàn thương mại điện tử nước ngoài bán hàng vào Việt Nam: Cách nào?

Dù bán hàng vào thị trường trong nước nhưng các sàn thương mại điện tử nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam khiến công tác quản lý thuế gặp khó.

Tin cùng chuyên mục

Loạt dự án bỏ hoang ở Đà Nẵng: Đừng ôm

Loạt dự án bỏ hoang ở Đà Nẵng: Đừng ôm 'đất vàng' rồi lãng phí

Quy hoạch đô thị ven biển được Đà Nẵng triển khai mạnh mẽ, thế nhưng vẫn còn nhiều dự án ôm "đất vàng" đang gây lãng phí, làm chậm đi nhịp phát triển thành phố.
Temu và câu chuyện phản ứng nhanh nhạy của thương mại điện tử Việt Nam

Temu và câu chuyện phản ứng nhanh nhạy của thương mại điện tử Việt Nam

Được “chống lưng” mạnh mẽ về logicstics cộng với vũ khí giá rẻ, sàn thương mại điện tử Temu tưởng như có thể tạo nên một thế trận mới tại Việt Nam.
Thẩm mỹ chân mày phong thuỷ mọc lên như nấm sau mưa: Coi chừng

Thẩm mỹ chân mày phong thuỷ mọc lên như nấm sau mưa: Coi chừng 'tiền mất, tật mang'

Tại TP. Hồ Chí Minh, dịch vụ thẩm mỹ mang tên “Chân mày phong thuỷ” được mọc lên như nấm sau mưa, có biểu hiện vi phạm pháp luật, mê tín dị đoan.
Xử lý vi phạm giao thông lứa tuổi học sinh: Cần sự vào cuộc của cả xã hội

Xử lý vi phạm giao thông lứa tuổi học sinh: Cần sự vào cuộc của cả xã hội

​​​Vi phạm giao thông ở lứa tuổi học sinh trở thành vấn đề dư luận đặc biệt quan tâm. Muốn giải quyết triệt để tình trạng này, cần sự vào cuộc của toàn xã hội.
Bán thuốc qua kênh thương mại điện tử: Vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều

Bán thuốc qua kênh thương mại điện tử: Vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều

Bán thuốc qua kênh thương mại điện tử phù hợp với xu thế, tuy nhiên, việc xây dựng luật không chặt chẽ sẽ dẫn đến 'lợi bất cập hại'.
Một nửa sự thật và chuyện Laura Coffee

Một nửa sự thật và chuyện Laura Coffee

Những thông tin không đúng sự thật về thương hiệu Laura Coffee, khiến tôi nhớ lại bê bối nước mắm năm 2016, nhưng với quy mô nhỏ hơn.
Bi hài chuyện thị trường cau: Giá

Bi hài chuyện thị trường cau: Giá 'lên đỉnh' rồi bất ngờ 'quay xe'

Tưởng chừng các mặt hàng như móng trâu, lá điều tươi, giun đất, đỉa, ốc bươu vàng một dạo “hút hàng” từng là bài học đắt giá về thị trường, nhưng không.. .
Những suy ngẫm từ bức tâm thư "mong phụ huynh đừng bận tâm ngày 20/10"

Những suy ngẫm từ bức tâm thư "mong phụ huynh đừng bận tâm ngày 20/10"

Sự tôn trọng và tình cảm của phụ huynh, học trò đối với thầy cô đều có thể bày tỏ qua nhiều cách, không nhất thiết phải bằng món quà vật chất...
Xử lý hàng hóa vi phạm sở hữu trí tuệ: Cần mạnh tay để không

Xử lý hàng hóa vi phạm sở hữu trí tuệ: Cần mạnh tay để không 'nhờn luật'

Cơ quan chức năng cần có giải pháp mạnh mẽ, quyết liệt hơn nữa nhằm xử lý tình trạng hàng hóa vi phạm sở hữu trí tuệ, tránh tình trạng ‘nhờn luật’.
Đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho ngành công nghiệp cơ khí chuyển mình

Đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho ngành công nghiệp cơ khí chuyển mình

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam không chỉ tạo cú hích phát triển kinh tế - xã hội mà còn mở ra cơ hội để tiếp nhận, chuyển giao, làm chủ công nghệ...
Vụ quán cà phê vứt rác ra biển Mũi Né: Bảo vệ môi trường là vấn đề “sống còn” của du lịch

Vụ quán cà phê vứt rác ra biển Mũi Né: Bảo vệ môi trường là vấn đề “sống còn” của du lịch

Vụ quán cà phê vứt rác ra biển Mũi Né bị khách hàng tẩy chay cho thấy bảo vệ môi trường được dư luận hết sức quan tâm và là vấn đề 'sống còn' của du lịch.
Mua nhà ở xã hội theo hình thức ủy quyền: Cẩn thận ‘tiền mất tật mang’

Mua nhà ở xã hội theo hình thức ủy quyền: Cẩn thận ‘tiền mất tật mang’

Nhu cầu nhà ở xã hội hiện rất lớn nhưng nguồn cung ít, dẫn đến tình trạng nhiều người bất chấp rủi ro pháp lý, “lách luật” để mua theo hình thức ủy quyền.
Khi nào mới hết cảnh dân chung cư Hà Nội xếp hàng xuyên đêm xách nước?

Khi nào mới hết cảnh dân chung cư Hà Nội xếp hàng xuyên đêm xách nước?

Mất điện đã khổ nhưng vẫn còn chịu được nhưng mất nước sinh hoạt thì dường như nỗi khổ của dân chung cư bị đẩy đến tận cùng.
Kịp thời dừng việc các công ty xổ số đi nước ngoài: Phát huy tinh thần chống lãng phí

Kịp thời dừng việc các công ty xổ số đi nước ngoài: Phát huy tinh thần chống lãng phí

Một số lãnh đạo UBND tỉnh phía Nam yêu cầu các công ty xổ số kiến thiết dừng cử cán bộ đi nước ngoài học tập kinh nghiệm, nhận được sự đồng tình của dư luận.
Đừng vì câu hỏi cuối mà phủ nhận tài năng của Võ Quang Phú Đức - Quán quân Olympia 2024

Đừng vì câu hỏi cuối mà phủ nhận tài năng của Võ Quang Phú Đức - Quán quân Olympia 2024

Việc bấm chuông nhưng trả lời sai câu hỏi cuối cùng trong chung kết Đường lên đỉnh Olympia 2024 của Võ Quang Phú Đức gây nhiều dư luận trái chiều.
Vụ tai nạn do tài xế mở cửa xe  ô tô tại Vũng Tàu: Bài học

Vụ tai nạn do tài xế mở cửa xe ô tô tại Vũng Tàu: Bài học 'đắt giá' về sự bất cẩn

Vụ tai nạn tại Vũng Tàu vào ngày 13/10 vừa qua là một bài học đắt giá về việc nâng cao ý thức giao thông từ cả người lái xe ô tô lẫn xe máy.
Thừa Thiên Huế: Bao giờ hết nỗi lo tàu hoả trật bánh

Thừa Thiên Huế: Bao giờ hết nỗi lo tàu hoả trật bánh

Trong khoảng 2 tháng, tuyến đường sắt qua địa phận tỉnh Thừa Thiên Huế tàu hoả bị trật bánh tới 6 lần, điều này gây không ít lo lắng cho người dân, du khách.
Khi bữa ăn không chỉ là… bữa ăn

Khi bữa ăn không chỉ là… bữa ăn

Tuần qua, giữa hàng vạn, hàng triệu bữa ăn bình thường trong cuộc sống thường ngày, có một bữa ăn lại không hề bình thường, mà lại xảy ra giữa Hà Nội.
Từ việc người nước ngoài ở nhà xã hội tại Bắc Giang và câu chuyện quản lý loại hình nhà ở này

Từ việc người nước ngoài ở nhà xã hội tại Bắc Giang và câu chuyện quản lý loại hình nhà ở này

Theo quy định tại Luật Nhà ở năm 2023, người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không thuộc đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội.
Áp thuế đồng loạt cho người mua nhà thứ hai có tác động tiêu cực đến thị trường?

Áp thuế đồng loạt cho người mua nhà thứ hai có tác động tiêu cực đến thị trường?

Theo chuyên gia, việc đánh thuế bất động sản thứ 2 cần phù hợp với điều kiện của Việt Nam, ngăn chặn việc đầu cơ chứ không cản trở cơ hội mua nhà của người dân.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động