Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Trong 3 loại cúm A, B, C, mắc loại cúm nào biến chứng nguy hiểm nhất?

Cả 3 loại cúm A, B, C đều có những triệu chứng khá tương đồng, vì vậy, cần phân biệt để được thăm khám và có cách điều trị hợp lý.
Triệu chứng mắc cúm B và cách điều trị

Cách phân biệt triệu chứng phổ biến giữa 3 loại cúm

Cúm A: Là dạng cúm phổ biến nhất, có thể lây từ động vật sang người. Có nhiều chủng loại như H5N1, H1N1, H7N9… và có khả năng tái tổ hợp gen cao để hình thành nhiều chủng mới.

Trong 3 loại cúm A, B, C, mắc loại cúm nào biến chứng nguy hiểm nhất?
Trẻ em là đối tượng dễ lây nhiễm các loại bệnh cúm nhiều nhất

Nguy cơ lây lan cúm A trong không khí cao, tính chất đa dạng mần bệnh, vì vậy có khả năng gây ra đại dịch.

Thông thường, để nhận biết cúm A, người bệnh căn cứ vào các biểu hiện như: Sốt, nhức đầu, đau mình, hắt hơi, chảy mũi. Nếu sốt cao hoặc không được xử trí đúng cách, người bệnh sẽ bị mất nước, li bì, rối loạn điện giải. Một số trẻ em thậm chí có dấu hiệu co giật.

Ngoài ra, một số triệu chứng đi kèm với sốt do cúm A như viêm họng, hắt hơi, ho. Những trường hợp cúm A kéo dài, bệnh diễn biến nghiêm trọng có thể gây tức ngực, khó chịu và ho khan.

Bệnh cúm A ở người có triệu chứng từ nhẹ đến nặng, khác nhau, tùy theo tình trạng sức khỏe của từng người.

Biến chứng nặng nhất khi mắc bệnh cúm A là: Suy hô hấp, với triệu chứng khó thở, thở gấp, đờm có lẫn máu… dẫn đến viêm phổi, thiếu oxy, thậm chí tử vong. Do đó, ngay khi có các yếu tố dịch tễ như sốt, triệu chứng viêm long đường hô hấp, bệnh nhân cần đến cơ sở y tế gần nhất để xét nghiệm và chẩn đoán xác định mắc chủng virus cúm nào để có kế hoạch điều trị phù hợp.

4 dấu hiệu cúm A trở nặng ở trẻ em: Sốt cao từ 39 độ trở lên, không đáp ứng thuốc hạ sốt; trẻ li bì, mệt mỏi, kém ăn, bỏ ăn, nôn trớ, chân tay lạnh; co giật; khó thở, thở nhanh.

Sau hơn 8 năm, mới đây ca cúm A (H5) vừa được phát hiện từ mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân nữ 5 tuổi ở Phú Thọ. Trước nguy cơ dịch bệnh có thể lây từ động vật sang người, Bộ Y tế đã có công văn về tăng cường công tác phòng, chống gia cầm.

Để phòng chống cúm gia cầm lây nhiễm sang người, Bộ Y tế đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh, thành chỉ đạo Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các đơn vị liên quan tăng cường giám sát để phát hiện sớm các trường hợp viêm phổi nặng do virus.

Điều tra các trường hợp nghi nhiễm cúm gia cầm; xử lý sớm triệt để ổ dịch ngay khi phát hiện; sẵn sàng thu dung, cách ly, điều trị theo quy định của Bộ Y tế và thông báo kịp thời cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật để có các biện pháp phòng, chống dịch kịp thời.

Cơ quan y tế, cơ quan thú y, chính quyền địa phương cần phối hợp chặt chẽ trong việc giám sát dịch cúm trên gia cầm, trên người để kịp thời xử lý triệt để ổ dịch; tăng cường tuyên truyền biện pháp phòng lây nhiễm cúm gia cầm lây sang người tại khu vực có gia cầm ốm, chết và những vùng có nguy cơ cao.

Sẵn sàng thuốc, vật tư, hóa chất, phương tiện hỗ trợ kịp thời cho địa phương triển khai các biện pháp xử lý ổ dịch. Thực hiện việc phối hợp trong công tác phòng, chống bệnh lây truyền từ động vật sang người theo quy định.

Cúm B: Có thể lây từ người bệnh sang người lành. Có một chủng virus gây bệnh duy nhất. Nguy cơ bùng phát thành dịch không cao. Triệu chứng của cúm B nhẹ và ít nguy hiểm, tuy nhiên, nếu không điều trị trong thời gian dài có thể gây ra các biến chứng như viêm phổi, suy hô hấp, suy thận, viêm tim, viêm phế quản, nhiễm trùng huyết… Với những người bị hen suyễn thì khả năng các triệu chứng sẽ có biểu hiện nặng hơn, thậm chí gây ra một đợt hen nghiêm trọng.

Cúm C: Được xếp ở mức nhẹ nhất. Bệnh cúm C không quá nguy hiểm do các triệu chứng lâm sàng khá nhẹ, có thể tự khỏi, không để lại di chứng do bệnh. Cũng vì thế, bệnh cúm C khó trở thành đại dịch như những đợt bùng phát cúm A. Dù vậy, cúm C cũng mang đầy đủ đặc tính của 1 virus cúm, nên cũng có khả năng diễn tiến xấu đối với những người có bệnh lý nền, hệ miễn dịch kém hay với những phụ nữ mang thai. Đặc biệt, đã có một số bằng chứng cho thấy virus cúm C có thể gây ra bệnh hô hấp nghiêm trọng ở trẻ em dưới 2 tuổi.

Cách phòng ngừa bệnh cúm

Bác sĩ Đặng Thị Mai Khuê - Khoa Nội tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP. Hồ Chí Minh – chia sẻ: Cúm là một dạng bệnh nhiễm virus cấp tính. Bệnh phát triển khi virus cúm lây nhiễm và tấn công vào hệ hô hấp đường mũi, cổ họng, các ống phế quản và có thể bao gồm cả phổi.

Cúm phần lớn diễn biến nhẹ và người bệnh có thể tự hồi phục trong khoảng 2-7 ngày. Tuy nhiên, ở một số trường hợp đặc biệt như người bị suy giảm miễn dịch, người mắc các bệnh mạn tính… cúm có thể trở nên nguy hiểm và gây ra các biến chứng nặng có thể dẫn tới tử vong.

Cúm có thể tấn công mọi đối tượng, ở người lớn tỷ lệ là 5-10%, trẻ em 20-30%. Điểm nguy hiểm của cúm là khả năng lây nhiễm cao dẫn đến nguy cơ bùng dịch.

Cách tốt nhất để phòng ngừa cúm là tiêm ngừa cúm hàng năm. Do virus cúm biến đổi liên tục nên mỗi năm đều có loại vaccine chủng ngừa mới được sản xuất dựa theo nghiên cứu từ các nhà khoa học về khả năng gây bệnh của virus.

Theo Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), vaccine có tỷ lệ bảo vệ lên tới 90%. Ở người lớn tuổi, tiêm vaccine cúm giúp giảm tới 60% tỷ lệ mắc bệnh và 70 - 80% tỷ lệ tử vong từ các vấn đề có liên quan tới bệnh cúm.

Một số loại vaccine cúm đang được lưu hành tại Việt Nam, như: Vaxigrip 0.25ml, Vaxigrip 0.5ml, Influvac 0.5ml…

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ cũng khuyến cáo, tất cả mọi người từ 6 tháng tuổi trở lên nên chủng ngừa cúm. Trong đó trẻ em, người mắc các bệnh về tim mạch/ phổi mãn tính/ hen suyễn/ suy giảm miễn dịch, người từ 65 tuổi, phụ nữ có thai, người thường xuyên tiếp xúc với bệnh nhân… là đối tượng đặc biệt vì có nguy cơ cao mắc bệnh.

Bên cạnh đó, cần xây dựng và duy trì các thói quen sinh hoạt lành mạnh, nhằm giảm thiểu đáng kể nguy cơ lây nhiễm cúm nói riêng và các bệnh truyền nhiễm khác nói chung, như: Giữ tay sạch sẽ bằng cách rửa thường xuyên, hạn chế đưa tay trực tiếp lên mắt, mũi, miệng. Thường xuyên rửa tay với nước ấm và xà phòng trong 30s hoặc sử dụng nước rửa tay khô.

Hạn chế tiếp xúc nơi đông người khi có triệu chứng cúm: Không nên sinh hoạt, làm việc, học tập chung hoặc tiếp xúc gần với người khác mà bạn nghi ngờ họ đang bị nhiễm cúm mà không có các biện pháp bảo hộ như đeo khẩu trang.

Làm sạch bề mặt vật dụng: Thường xuyên lau sạch, khử khuẩn bề mặt các vật dụng trong nhà, văn phòng, nơi công cộng có khả năng cầm nắm nhiều như tay nắm cửa, điện thoại, đồ chơi, mặt bàn…

Tập thể dục đều đặn: Người có thói quen vận động, thể dục thể thao hằng ngày thường có triệu chứng ít nguy hiểm và thời gian hồi phục nhanh hơn nếu bị nhiễm cúm.

Ở các vùng nhiệt đới như Việt Nam, cúm thường xảy ra vào mùa mưa nhưng vẫn có thể phát tán vào bất kỳ thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên thời gian gần đây, số ca mắc các loại bệnh cúm tăng đột biến trong cộng đồng. Trẻ em là đối tượng dễ lây nhiễm bệnh cúm nhất.

Tâm An
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Cúm mùa

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thuốc lá thế hệ mới: Mối đe dọa âm thầm đối với sức khỏe thanh thiếu niên

Thuốc lá thế hệ mới: Mối đe dọa âm thầm đối với sức khỏe thanh thiếu niên

Tình trạng lạm dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng đang ngày càng trở nên nghiêm trọng tại Việt Nam, đặc biệt ở nhóm người trẻ tuổi.
Tác hại khôn lường của thuốc lá đối với sức khỏe và nền kinh tế

Tác hại khôn lường của thuốc lá đối với sức khỏe và nền kinh tế

Việt Nam đang phải đối mặt với một thực trạng đáng báo động tỷ lệ người hút thuốc lá thuộc hàng cao nhất thế giới.
Vụ 21 học sinh ở Gia Lai nghi ngộ độc trà sữa: Cục An toàn thực phẩm vào cuộc

Vụ 21 học sinh ở Gia Lai nghi ngộ độc trà sữa: Cục An toàn thực phẩm vào cuộc

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã đề nghị tạm đình chỉ cơ sở cung cấp thực phẩm (trà sữa) làm 21 học sinh ở Gia Lai nghi bị ngộ độc.
Thuốc lá thế hệ mới tấn công giới trẻ: Cạm bẫy dưới tên gọi mỹ miều

Thuốc lá thế hệ mới tấn công giới trẻ: Cạm bẫy dưới tên gọi mỹ miều

Ngành công nghiệp thuốc lá đã sử dụng nhiều cách thức quảng cáo, tiếp cận tinh vi nhắm vào giới trẻ nhằm mở rộng thị trường thuốc lá thế hệ mới.
Bộ Y tế đề nghị bệnh viện không thu viện phí nạn nhân bão số 3

Bộ Y tế đề nghị bệnh viện không thu viện phí nạn nhân bão số 3

Bộ Y tế lưu ý các bệnh viện, cơ sở y tế ở vùng bị ảnh hưởng bởi bão số 3 không thu viện phí các khoản không được bảo hiểm y tế thanh toán.

Tin cùng chuyên mục

21 học sinh lớp 7 ở Gia Lai nghi ngộ độc sau khi uống trà sữa

21 học sinh lớp 7 ở Gia Lai nghi ngộ độc sau khi uống trà sữa

Có 21 học sinh lớp 7 trường Trung học phổ thông Tôn Đức Thắng ở Gia Lai sau khi uống trà sữa do Ban đại diện phụ huynh tổ chức thì nghi ngộ độc phải nhập viện.
Sử dụng thuốc lá tại Việt Nam: Thực trạng đáng báo động

Sử dụng thuốc lá tại Việt Nam: Thực trạng đáng báo động

Mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong công tác phòng chống tác hại của thuốc lá, tình hình sử dụng thuốc lá tại Việt Nam vẫn còn ở mức báo động.
TP. Hồ Chí Minh: Hơn 16.000 túi thuốc gia đình đến tay người dân vùng bão, lũ

TP. Hồ Chí Minh: Hơn 16.000 túi thuốc gia đình đến tay người dân vùng bão, lũ

Theo Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh, 16.134 túi thuốc được vận chuyển bằng đường hàng không đã đến với bà con các tỉnh phía Bắc bị ảnh hưởng bởi bão số 3 (Yagi).
Tăng thuế thuốc lá: Giảm thiểu tiêu thụ và tăng thu ngân sách nhà nước

Tăng thuế thuốc lá: Giảm thiểu tiêu thụ và tăng thu ngân sách nhà nước

Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi đang được lấy ý kiến, Bộ Tài chính đề xuất tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá rất cao.
Long Châu miễn phí tiêm chủng phòng chống dịch sởi tại Tp. Hồ Chí Minh từ 16/9

Long Châu miễn phí tiêm chủng phòng chống dịch sởi tại Tp. Hồ Chí Minh từ 16/9

Tiêm chủng Long Châu đồng hành cùng sở y tế và trung tâm kiểm soát dịch bệnh Tp. Hồ Chí Minh triển khai chiến dịch tiêm chủng miễn phí phòng chống dịch sởi.
Bỏ thuốc lá từ từ hay dừng đột ngột hiệu quả hơn?

Bỏ thuốc lá từ từ hay dừng đột ngột hiệu quả hơn?

Người nghiện thuốc lá lâu năm muốn bỏ thuốc hoàn toàn thì nên giảm dần số lượng thuốc lá hút mỗi ngày hay dừng lại một cách đột ngột?
TP. Hồ Chí Minh: Thẩm mỹ Chu bị phạt nặng, đình chỉ hoạt động 2 năm

TP. Hồ Chí Minh: Thẩm mỹ Chu bị phạt nặng, đình chỉ hoạt động 2 năm

Thanh tra Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh xử phạt đối Công ty TNHH Thẩm mỹ Chu (số 22 đường 3/2, phường 12, quận 10) số tiền 170 triệu đồng, đình chỉ cơ sở 2 năm.
TP. Hồ Chí Minh: Gửi 30.000

TP. Hồ Chí Minh: Gửi 30.000 'Túi thuốc gia đình' để hỗ trợ đồng bào bị ảnh hưởng do bão số 3

Ngày 13/9, Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh cho biết, ngành y tế thành phố sẽ gửi 30.000 'Túi thuốc gia đình' hỗ trợ đồng bào chịu ảnh hưởng do bão số 3.
Buôn lậu thuốc lá: Vấn nạn dai dẳng và những giải pháp cấp bách

Buôn lậu thuốc lá: Vấn nạn dai dẳng và những giải pháp cấp bách

Thực tế cho thấy tình trạng buôn lậu thuốc lá đang ngày càng gia tăng và trở thành vấn nạn xã hội, gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Hà Nội: Xử phạt hàng chục cơ sở hành nghề y dược

Hà Nội: Xử phạt hàng chục cơ sở hành nghề y dược

Thanh tra Sở Y tế Hà Nội đã ban hành quyết định xử phạt hành chính đối với 17 cơ sở hành nghề y, dược tư nhân với tổng số tiền lên đến 254 triệu đồng.
Kỹ năng cần biết khi xảy ra ngập lụt trên diện rộng

Kỹ năng cần biết khi xảy ra ngập lụt trên diện rộng

Cục Quản lý Đê điều và Phòng chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) hướng dẫn kỹ năng ứng phó với ngập lụt cho người dân.
Khi gặp lũ quét, sạt lở đất, người dân cần làm gì?

Khi gặp lũ quét, sạt lở đất, người dân cần làm gì?

Cục Quản lý Đê điều và Phòng chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) hướng dẫn người dân kỹ năng ứng phó khi gặp sạt lở đất và lũ quét.
Nguy cơ từ thuốc lá giả và thách thức trong phòng chống tác hại thuốc lá

Nguy cơ từ thuốc lá giả và thách thức trong phòng chống tác hại thuốc lá

Hiện nay, trên thị trường đã xuất hiện tình trạng thuốc lá giả dễ gây nhầm lẫn cho người mua khiến sức khỏe bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Đồng Tháp: Xử phạt, đình chỉ tiệm bánh mì gây ngộ độc cho gần 150 người

Đồng Tháp: Xử phạt, đình chỉ tiệm bánh mì gây ngộ độc cho gần 150 người

Ngành chức năng tỉnh Đồng Tháp cho biết, tiệm bánh mì Hồng Ngọc 12 bị phạt 90 triệu đồng, đình chỉ 4 tháng và chịu chi phí 383 triệu đồng vì gây ngộ độc.
TP. Hồ Chí Minh: Xử phạt, tước giấy phép hàng loạt phòng khám, nha khoa, thẩm mỹ viện

TP. Hồ Chí Minh: Xử phạt, tước giấy phép hàng loạt phòng khám, nha khoa, thẩm mỹ viện

Thanh tra Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh xử phạt hàng loạt cơ sở như: Phòng khám Olympus; Doctor Skin Care Clinic & Spa; Viện thẩm mỹ Quốc tế Sài Gòn Korea…
Đề xuất tăng thuế thuốc lá để giảm thiểu số người hút thuốc

Đề xuất tăng thuế thuốc lá để giảm thiểu số người hút thuốc

Các chuyên gia đề xuất Việt Nam nên bổ sung thuế tuyệt đối với thuốc lá, từ đó giảm tỷ lệ người tiêu thụ sản phẩm này.
Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM và AstraZeneca Việt Nam hợp tác trong điều trị ung thư

Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM và AstraZeneca Việt Nam hợp tác trong điều trị ung thư

Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM và công ty TNHH AstraZeneca Việt Nam tiếp tục ký kết hợp tác giai đoạn 2024-2027, trong đó tập trung vào điều trị ung thư.
TP. Hồ Chí Minh: Dược phẩm Hoàng Chương bị xử phạt nặng, tước giấy phép 2 năm

TP. Hồ Chí Minh: Dược phẩm Hoàng Chương bị xử phạt nặng, tước giấy phép 2 năm

Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh xử phạt Công ty TNHH Dược phẩm Hoàng Chương 210 triệu đồng; tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược 2 năm.
Hà Nội: Khám, điều trị hơn 10.700 người trong bão Yagi

Hà Nội: Khám, điều trị hơn 10.700 người trong bão Yagi

Các cơ sở y tế ở Hà Nội đã khám, chữa bệnh cho 10.745 bệnh nhân đang được điều trị nội trú, trong đó khám, cấp cứu các tai nạn là 929 trường hợp.
Bác sĩ căng mình cấp cứu người bị nạn trong bão Yagi

Bác sĩ căng mình cấp cứu người bị nạn trong bão Yagi

Nhiều ca tai nạn do mái tôn rơi vào đầu, ngã từ trên cao xuống khi đang ứng phó với bão... đã được cấp cứu kịp thời ngay trong đêm siêu bão Yagi đổ bộ.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động