Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Chủ nhật 17/11/2024 05:32

Trung Quốc không còn là cứu tinh của nền kinh tế thế giới

Khác với cách đây 3 năm, nay Trung Quốc không thể góp phần củng cố nền kinh tế thế giới. Khi cuộc khủng hoảng ở Mỹ và các nước EU trầm trọng thì các doanh nghiệp của Trung Quốc vốn phụ thuộc vào xuất khẩu sẽ chịu áp lực lớn .

Công nhân xây dựng trên một công trường ở Trung quốc. Chương trình kích cầu trong cuộc khủng hoảng trước đây làm cho TQ lâm vào tình trạng nợ nần nặng nề.

 - Mùa thu năm 2008, phương Tây nhìn Trung Quốc với con mắt vừa ngạc nhiên vừa thán phục. Khi đó ngân hàng  Lehman vừa mới lâm vào tình trạng phá sản,  nền kinh tế thế giới đứng ven bờ vực thẳm, nhưng lãnh đạo ĐCS Trung Quốc tỏ ra rất cương quyết. Nội trong ít ngày, bộ máy Đảng vốn rất quan liêu, chậm chạp của Trung Quốc đã bất ngờ tung ra một chương trình phục hồi, phát triển kinh tế đầy bất ngờ. Nhà nước bơm một khoản tiền tương đương 586 tỷ đôla Mỹ cho nền kinh tế.  Trung Quốc không bị sa vào tình trạng suy thoái, châu Âu và Mỹ được lợi vì cầu của Trung Quốc tăng cao.

"Tuy nhiên lần này, các nhà lãnh đạo Trung Quốc không có mấy khoảng trống để hoạt động" ông Barry Eichengreen, chuyên gia kinh tế thuộc Đại học of California ở Berkeley lo ngại. Trung Quốc tuy vẫn đạt mức tăng trưởng trên 9% nhưng đang phải vật lộn với những hệ lụy muộn màng của gói kích cầu mấy năm trước và thanh khoản mở ra quá rộng. Trong tháng 7 /2011, lạm phát lên tới  6,5%, mức tăng cao nhất trong 3 năm qua. Hiện Ngân hàng TW Trung Quốc không có nhiều khả năng để nới lỏng chính sách tiền tệ  đã bị thắt chặt gần đây cũng như giảm mức lãi suất chỉ đạo  6,56% .

Tỷ lệ nợ cao càng làm cho tình hình nghiêm trọng. Khoản nợ của các thành phố, tỉnh, huyện  của Trung Quốc tích tụ trong quá trình thực hiện chương trình kích cầu đã lên đến mức từ  1,5 đến 2,1 nghìn tỷ đôla Mỹ. Theo số liệu chính thức thì tỷ lệ nợ chỉ khoảng 17 % tổng sản phẩm quốc nội. Tuy nhiên, theo chuyên gia của hãng phân tích có uy tín  Dragonomics ở  Bắc Kinh thì con số này thực chất là 89%, nghĩa là cao hơn cả tỷ lệ nợ của Bồ Đào Nha. Rolf Langhammer, phó chủ tịch Viện Kinh tế thế giới ở Kiel cho rằng, đầu tư của Trung Quốc ở nước ngoài có thể buộc phải giảm để cứu các địa phương và doanh nghiệp Nhà nước bị nợ lút đầu thoát khỏi tình trạng phá sản. “ Điều này trước hết sẽ là một đòn nặng nềgiáng vào nước Mỹ, bởi Trung Quốc hiện nắm giữ trái phiếu của Mỹ trị giá 1,260 nghìn tỷ Dollar.

Theo ngân hàng  đầu tư (Investmentbank UBS) của Thụy sỹ thì  từ năm  2008 đến 2010, tín dụng thuộc phạm vi ngân hàng Trung Quốc đã tăng từ 121 lên  180% tổng sản phẩm quốc nội. Chuyên gia phân tích Wang Tao của Investmentbank USB cảnh báo “mức tăng từ 35% đến điểm 40% trong thời gian 5 năm trong lịch sử luôn dẫn đến khủng hoảng".

Vì thế không có gì ngạc nhiên khi chính phủ cũng như cơ quan bảo vệ tiền tệ  Trung Quốc thi hành mọi biện pháp để ngăn cản tiếp tục tăng lượng cho vay tín dụng. Trước mắt, các doanh nghiệp tư nhân hạng vừa của Trung Quốc trong quá khứ là động cơ tạo việc làm ở Trung Quốc nay hầu như không còn được vay tín dụng. Thành phố Wen-zhou, cái nôi của kinh tế tư nhân ở vùng duyên hải phía đông, có tới 90% doanh nghiệp vừa và nhỏ bị ảnh hưởng. Nhiều doanh nghiệp buộc phải vay chui với lãi suất cao, có khi lên đến 60%; ngày càng có nhiều doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản.

Nếu tình trạng khủng hoảng ở Mỹ và EU nghiêm trọng hơn nữa thì các doanh nghiệp lệ thuộc vào xuất khẩu của Trung Quốc sẽ càng chịu áp lực lớn hơn. Theo tính toán của các chuyên gia  thuộc Ngân hàng Đức (Deutschen Bank) ở Hồng Kông, nếu tăng trưởng ở Mỹ và EU 1 điểm % thì tăng trưởng xuất khẩu của Trung Quốc giảm tới 7 điểm %.

Một khi nền kinh tế Trung Quốc bị mất đà thì kinh tế Đức cũng bị ảnh hưởng. Năm 2010, Trung Quốc là khách hàng lớn thứ 6 về nhập khẩu hàng hóa của Đức. Thời gian qua, các nhà xuất khẩu ô tô Đức rất phấn khởi vì mức tiêu thụ sản phẩm tăng từ 50 đến 60%. Nhưng nay dường như đã qua rồi. Thí dụ Mercedes-Benz tháng 5/2011 bán được gần  17.000 ô tô ở Trung Quốc, nhưng sang tháng 7/2011 chỉ bán được 14.500 xe. 

Nay Trung Quốc không còn là cứu tinh của nền kinh tế thế giới.

Việt Phương Theo Wiwo

baocongthuong.com.vn
Bài viết cùng chủ đề: Kinh tế thế giới

Tin cùng chuyên mục

Vì sao Nga siết chặt chính sách quản lý người nhập cư?

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 16/11/2024: Ba Lan đàm phán ‘quan trọng nhất’ về Ukraine; Nga-Đức điện đàm giải quyết xung đột

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 16/11: Lính Ukraine rút lui ồ ạt ở Kurakhove; Ukraine thiêu rụi kho đạn tại Kharkov

Toàn cảnh thế giới 15/11: Israel liên tục 'nã pháo' vào Beirut, Hezbollah sẵn sàng rút quân

Chiến sự Nga-Ukraine tối 15/11: Nga đã sẵn sàng đàm hoà; lính Ukraine đầu hàng tại Kursk

Chiến sự Nga-Ukraine trưa 15/11: 1.000 lính Ukraine thương vong; Mỹ lần đầu xuất kích tấn công Houthi

Việt Nam đóng góp tích cực tại Hội nghị liên Bộ trưởng Ngoại giao - Kinh tế APEC lần thứ 35

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 15/11/2024: Cựu quan chức NATO nêu 3 nhượng bộ của Nga; ông Zelensky công bố kế hoạch mới

Kalashnikov giao loạt súng bắn tỉa Chukavin mới cho quân đội Nga

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 15/11: Nga diệt tàn quân Ukraine ở Kursk; Ukraine đẩy lùi cuộc tấn công Nga

Toàn cảnh thế giới 14/11: Nga ồ ạt 'không kích' bằng tên lửa, Israel không kích vào Beirut

Ấn Độ tìm kiếm cơ hội mới ở Trung Đông

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay, ngày 14/11/2024: Ukraine bị 'gậy ông, đập lưng ông' ở Kurakhove

Chiến sự Nga-Ukraine 14/11/2024: New York Times cho rằng, Ukraine coi đảm bảo an ninh quan trọng hơn vấn đề lãnh thổ

Chiến sự Nga-Ukraine trưa 14/11: Ukraine ‘sụp đổ’ tại Rovnopol, Nga ồ ạt tiến sâu vào Donbass

Nhóm hỗ trợ Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump lên danh sách 'thanh lọc' Lầu Năm Góc

Chiến sự Nga-Ukraine tối 14/11: Ông Donald Trump có động thái mới về hoà bình; Nga cảnh báo NATO

Bí mật tác chiến điện tử của Nga khiến GPS phương Tây ‘tê liệt’

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 14/11: Donbass vỡ trận 3.000 quân Azov bị đánh bại, Ukraine tiết lộ tổn thất của Moskva

Toàn cảnh thế giới 13/11: Israel 'nã đạn' vào Lebanon, Hezbollah không kích đáp trả