Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh làm việc với Đắk Lắk về bảo vệ, phát triển rừng

Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Lắk về sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW của Ban Bí thư.
Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh làm việc với Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh làm việc với Quảng Ninh về bảo vệ, phát triển rừng

Sáng 4/4, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh cùng đoàn công tác đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Lắk về sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/02/2017 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

Quang cảnh buổi làm việc.
Quang cảnh buổi làm việc.

Đắk Lắk là tỉnh có nhiều mô hình quản lý, bảo vệ và phát triển rừng kết hợp với phát triển kinh tế rừng, bảo tồn văn hóa Tây Nguyên hiệu quả nhiều năm qua, diện tích và trữ lượng rừng của Đắk Lắk thuộc nhóm lớn trong cả nước với nhiều chủng loại gỗ quý hiếm, nhiều loại cây đặc sản vừa có giá trị kinh tế vừa có giá trị khoa học. Đắk Lắk có nhiều địa danh, phong cảnh nổi tiếng gắn với rừng như: Vườn Quốc gia Chư Yang Sin, Vườn Quốc gia Yok Đôn, Khu bảo tồn thiên nhiên Nam Ka, hồ Lắk. Rừng không chỉ có vị trí đặc biệt quan trọng trong phòng hộ, bảo vệ đầu nguồn, bảo tồn đa dạng sinh học, tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu, đảm bảo an ninh nguồn nước mà còn đóng vai trò quan trọng trong bảo đảm quốc phòng, an ninh. Do vậy, các hoạt động về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng của Đắk Lắk được Trung ương đặc biệt quan tâm.

Báo cáo tại buổi làm việc, lãnh đạo Tỉnh uỷ Đắk Lắk cho biết, sau 5 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW của Ban Bí thư, nhận thức và ý thức trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, cán bộ, đảng viên và người dân đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng được nâng cao. Cả hệ thống chính trị đã nhận thức được việc bảo vệ và phát triển rừng vừa là mục tiêu, vừa là một trong những nội dung cơ bản của phát triển bền vững; góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, an ninh quốc phòng và thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế.

Tình hình vi phạm pháp luật trong lĩnh vực lâm nghiệp có chiều hướng giảm cả về số vụ vi phạm và mức độ thiệt hại. So với giai đoạn 2012 - 2016, số vụ vi phạm giảm hơn 44,5 %, trong đó số vụ phá rừng trái pháp luật giảm 31,2%, Trong giai đoạn 2017 - 2022 số vụ vi phạm giảm 234 vụ, tương đương giảm 16,64%. Công tác trồng rừng đã có nhiều kết quả khả quan hơn; giai đoạn 2017 - 2022 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk trồng được 12.405 ha (cả rừng trồng mới và rừng trồng lại sau khai thác), trong đó: Trồng rừng sản xuất là 10.108 ha; Trồng rừng phòng hộ, đặc dụng là 497 ha.

Chính sách về chi trả dịch vụ môi trường rừng đã ngày càng phát huy hiệu quả trong công tác bảo vệ rừng, vận động người dân tham gia bảo vệ rừng tại các vùng trong lưu vực của hệ thống thủy điện, từng bước thực hiện chủ trương xã hội hóa nghề rừng, góp phần tạo việc làm, cải thiện sinh kế cho người làm nghề rừng.

Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: Công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bảo vệ rừng chưa trở thành phong trào có sức lan tỏa rộng; Cấp ủy, chính quyền địa phương một số nơi chưa thực hiện đầy đủ công tác quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn; Một số chủ rừng năng lực còn hạn chế, chưa thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ rừng tại gốc dẫn đến tình hình vi phạm các quy định về quản lý, bảo vệ rừng, kinh doanh lâm sản... chưa được ngăn chặn triệt để, rừng vẫn tiếp tục bị phá, lấn chiếm, bị khai thác, vận chuyển lâm sản trái pháp luật còn diễn biến phức tạp.

Tình trạng khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép ở một số địa phương vẫn còn tiếp diễn, chưa xử lý dứt điểm; tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng trái phép vẫn còn diễn biến phức tạp, nhất là các địa phương có nhiều dân di cư tự do đến sinh sống nhưng chưa thực hiện được quy hoạch ổn định; Công tác trồng rừng, phát triển các mô hình lâm nghiệp theo chuỗi giá trị từ sản xuất, chế biến, tiêu thụ còn hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của tỉnh. Việc thực hiện xử lý thu hồi đất lâm nghiệp để trồng lại rừng rất khó thực hiện do người dân thực sự thiếu đất sản xuất dẫn đến khi thu hồi đất dễ tạo thành “điểm nóng” về chống đối người thi hành công vụ trong thời gian vừa qua.

Hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty lâm nghiệp sau sắp xếp chưa cao; Hầu hết các dự án Nông lâm nghiệp trên đất rừng gặp rất nhiều khó khăn và kém hiệu quả; nhiều dự án nông lâm nghiệp bộc lộ những tồn tại, yếu kém về năng lực, chậm tiến độ, cây trồng sinh trưởng kém, chưa thực hiện có hiệu quả công tác quản lý bảo vệ rừng, để rừng bị chặt phá, đất đai bị xâm canh lấn chiếm, giải quyết việc làm cho người lao động chưa đáng kể... Một số dự án có vi phạm pháp luật về đất đai đã bị thu hồi đất rừng, chấm dứt dự án.

Tại buổi làm việc, các đại biểu tham dự đã có nhiều ý kiến trao đổi về tình hình thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW của tỉnh Đắk Lắk. Nhiều ý kiến cho rằng hiện nay cơ chế, chính sách về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng còn thiếu đồng bộ, nhiều bất cập, phân cấp trách nhiệm của các ngành, các cấp trong bảo vệ, phát triển rừng chưa cụ thể; các quy định về quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của chủ rừng không tạo được động lực cũng như trách nhiệm quản lý bảo vệ phát triển rừng... Đồng thời các đại biểu cũng đưa ra một số kiến nghị, đề xuất để công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng đạt hiệu quả cao nhất và tranh thủ tận dụng tốt được thế mạnh của rừng để thực sự trở thành động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm an sinh xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, nâng cao đời sống, thu nhập người dân.

Phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc, đồng chí Trần Tuấn Anh, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo sơ kết Chỉ thị 13-CT/TW đánh giá cao sự vào cuộc, triển khai quyết liệt với tinh thần trách nhiệm cao của Tỉnh ủy Đắk Lắk, Ban Thường vụ Tỉnh ủy trong trong lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW, các nội dung cho cuộc họp được Tỉnh ủy chuẩn bị chu đáo, nghiêm túc, có chất lượng, nhiều ý kiến phát biểu đã đi thẳng vào những vấn đề lớn trong tổ chức thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW trên địa bàn tỉnh, giúp Ban Chỉ đạo hiểu rõ hơn những vấn đề thực tiễn tại địa phương.

Đồng thời, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh cũng biểu dương tỉnh Đắk Lắk trong việc thực hiện Chỉ thị 13-CT/TW với nhiều kết quả nổi bật: Cả hệ thống chính trị đã nhận thức được việc bảo vệ và phát triển rừng vừa là mục tiêu, vừa là một trong những nội dung cơ bản của phát triển bền vững; phát triển kinh tế - xã hội phải đồng thời với bảo vệ và phát triển rừng; đầu tư cho bảo vệ và phát triển rừng là đầu tư cho phát triển bền vững; góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, an ninh quốc phòng và thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế. Đã nghiêm túc triển khai thực hiện các chỉ đạo của Trung ương về không khai thác gỗ rừng tự nhiên, không cải tạo rừng khộp nghèo, nghèo kiệt sang trồng cây công nghiệp, không chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang trồng cây cao su.

Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương sơ kết 5 năm  thực hiện Chỉ thị 13-CT/TW phát biểu chỉ đạo
Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh phát biểu chỉ đạo.

Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh cơ bản đồng tình với các nhóm nhiệm vụ, giải pháp của tỉnh đề xuất, đồng thời đồng chí đề nghị tỉnh Đắk Lắk nghiên cứu, triển khai một số nhiệm vụ, giải pháp quan trọng như: Tiếp tục rà soát, bổ sung, ban hành mới chương trình, kế hoạch, đề án để tiếp tục thực hiện Chỉ thị 13-CT/TW trên địa bàn tỉnh, quan tâm lập điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng thực sự hiệu quả bảo đảm tính đồng bộ, liên thông. Tập trung xử lý các vấn đề nóng, tồn đọng trong thực tiễn, đặc biệt là các giải pháp căn cơ để duy trì và nâng cao bền vững tỷ lệ che phủ rừng trên địa bàn tỉnh; giải quyết cơ bản tình trạng tranh chấp đất lâm nghiệp, vi phạm quy định về rừng, lâm nghiệp; đẩy mạnh phát triển kinh tế lâm nghiệp. Thực hiện quản lý, bảo vệ, phát triển rừng bền vững gắn với phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu; tăng cường quản lý, bảo vệ, khôi phục và nâng cao chất lượng rừng; công tác bảo vệ và phát triển rừng hướng tới việc thực hiện cam kết quốc tế giảm mức phát thải ròng về “0ˮ vào năm 2050. Nghiên cứu cơ chế, chính sách quản lý, sử dụng hợp lý, hiệu quả. Thực hiện tốt các giải pháp về an sinh xã hội, tạo việc làm bền vững cho người dân khu vực có rừng.

Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh cũng đề nghị Đoàn công tác tổng hợp, chắt lọc, tiếp thu tối đa các ý kiến tại buổi làm việc để phục vụ cho việc xây dựng Báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 13-CT/TW và tham mưu, đề xuất với Đảng, Nhà nước những chủ trương, cơ chế, chính sách có hiệu lực, hiệu quả trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trong bối cảnh mới.

Đức Thảo
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Đắk Lắk

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tam Đảo, Vĩnh Phúc: Nhiều điểm sạt lở nguy hiểm được khắc phục ngay sau bão

Tam Đảo, Vĩnh Phúc: Nhiều điểm sạt lở nguy hiểm được khắc phục ngay sau bão

Do ảnh hưởng của cơn bão số 3 (Yagi), gió giật mạnh và mưa lớn, điểm đến khu du lịch Tam Đảo đã có nhiều điểm sạt lở nguy hiểm, gây cản trở giao thông.
Thủ tướng chủ trì Hội nghị đánh giá thiệt hại, khắc phục hậu quả bão số 3

Thủ tướng chủ trì Hội nghị đánh giá thiệt hại, khắc phục hậu quả bão số 3

Trước những diễn biến do Bão số 3 gây ra, sáng 8/9, Thủ tướng Chính phủ đã chủ trì hội nghị triển khai đánh giá công tác ứng phó và các biện pháp khắc phục.
Bộ trưởng Bộ Công Thương: Ưu tiên cấp lại điện, đảm bảo đủ xăng dầu và hàng hoá cho người dân

Bộ trưởng Bộ Công Thương: Ưu tiên cấp lại điện, đảm bảo đủ xăng dầu và hàng hoá cho người dân

Ưu tiên cấp lại điện, đảm bảo đủ xăng dầu và hàng hoá cho người dân là 3 nhiệm vụ được Bộ trưởng Bộ Công Thương chỉ đạo tại cuộc họp khắc phục bão số 3.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lên đường thăm chính thức Liên bang Nga

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lên đường thăm chính thức Liên bang Nga

Sáng 8/9, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng với Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã rời Hà Nội lên đường thăm chính thức Liên bang Nga.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên họp triển khai công tác khắc phục bão số 3: Tập trung 3 nhiệm vụ trọng tâm

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên họp triển khai công tác khắc phục bão số 3: Tập trung 3 nhiệm vụ trọng tâm

Sáng sớm ngày 8/9, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì cuộc họp với lãnh đạo các đơn vị về tình hình bão số 3 và triển khai công tác khắc phục.

Tin cùng chuyên mục

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Nỗ lực cao nhất, nhanh chóng khôi phục lưới điện, hệ thống liên lạc

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Nỗ lực cao nhất, nhanh chóng khôi phục lưới điện, hệ thống liên lạc

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nêu rõ, sau khi bão đã đi qua, các địa phương cần nỗ lực cao nhất, nhanh chóng khôi phục lưới điện, hệ thống liên lạc.
Kinh tế lấy lại được đà tăng trưởng, thu hút gần 21 tỷ USD vốn FDI

Kinh tế lấy lại được đà tăng trưởng, thu hút gần 21 tỷ USD vốn FDI

Sau phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8, chiều nay 7/9, Văn phòng Chính phủ tổ chức buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 8/2024.
Hải Phòng: Yêu cầu người dân không ra khỏi nhà trước 20h00 ngày 7/9

Hải Phòng: Yêu cầu người dân không ra khỏi nhà trước 20h00 ngày 7/9

Công điện mới nhất của UBND thành phố Hải Phòng nêu rõ nhân dân trên địa bàn thành phố không ra khỏi nhà trước 20h00 ngày 7/9/2024.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu tỉnh, thành ven biển cấm đường đến 20h

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu tỉnh, thành ven biển cấm đường đến 20h

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu các địa phương ven biển bão Yagi đổ bộ duy trì cấm đường, hạn chế tối đa người dân ra khỏi nhà đến 20h ngày 7/9.
Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8 kết luận nhiều nội dung quan trọng

Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8 kết luận nhiều nội dung quan trọng

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tiếp tục ưu tiên cho tăng trưởng, phấn đấu tăng trưởng năm 2024 và 2025 cao hơn để bù lại cho 3 năm trước của nhiệm kỳ.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ chỉ đạo tập trung ứng phó khẩn cấp bão số 3 năm 2024

Bộ trưởng Bộ Nội vụ chỉ đạo tập trung ứng phó khẩn cấp bão số 3 năm 2024

Thực hiện Công điện số 87/CĐ-TTg ngày 5/9/2024, Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã ban hành Công văn số 5383/BNV-VP về việc tập trung ứng phó khẩn cấp bão số 3 năm 2024.
Chính phủ lập Bộ Chỉ huy tiền phương ở Hải Phòng để chống bão số 3 - bão Yagi

Chính phủ lập Bộ Chỉ huy tiền phương ở Hải Phòng để chống bão số 3 - bão Yagi

Trước tình hình bão số 3 - bão Yagi với cường độ rất mạnh, Chính phủ đã thành lập Bộ Chỉ huy tiền phương tại Hải Phòng để chỉ đạo công tác phòng, chống bão.
Bộ trưởng Lê Minh Hoan kiểm tra công tác phòng chống bão tại Quảng Ninh

Bộ trưởng Lê Minh Hoan kiểm tra công tác phòng chống bão tại Quảng Ninh

Trước tình hình, diễn biến phức tạp của cơn bão số 3 - bão Yagi, Bộ trưởng Lê Minh Hoan đã kiểm tra tại một số khu vực trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
Siêu bão Yagi tiến sát vào Việt Nam, tâm bão gió giật cấp 17: Phó Thủ tướng liên tục chỉ đạo khẩn

Siêu bão Yagi tiến sát vào Việt Nam, tâm bão gió giật cấp 17: Phó Thủ tướng liên tục chỉ đạo khẩn

Siêu bão Yagi đang tiến vào các tỉnh Bắc Bộ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã đến Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia kiểm tra tình hình.
Thủ tướng gửi Công điện thứ 3 về việc tập trung ứng phó bão Yagi và mưa lũ sau bão

Thủ tướng gửi Công điện thứ 3 về việc tập trung ứng phó bão Yagi và mưa lũ sau bão

Công điện thứ 3 về việc tập trung ứng phó bão Yagi (bão số 3) và mưa lũ sau bão vừa được Thủ tướng Phạm Minh Chính ký ban hành.
Tập đoàn SpaceX muốn cùng Việt Nam phủ sóng internet đến 100% dân số

Tập đoàn SpaceX muốn cùng Việt Nam phủ sóng internet đến 100% dân số

Lãnh đạo Tập đoàn SpaceX đến từ Hoa Kỳ mong muốn được mở rộng hợp tác đầu tư tại Việt Nam, trong đó có cung cấp dịch vụ internet tại Việt Nam.
Chanh dây và vải thiều Việt Nam đứng trước cơ hội xuất khẩu sang Hàn Quốc

Chanh dây và vải thiều Việt Nam đứng trước cơ hội xuất khẩu sang Hàn Quốc

Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam và Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa có cuộc trao đổi nhằm thúc đẩy xuất khẩu một số mặt hàng nông, thủy sản có lợi thế sang Hàn Quốc.
Lập Tổ công tác rà soát, tháo gỡ những vướng mắc trong triển khai các dự án điện

Lập Tổ công tác rà soát, tháo gỡ những vướng mắc trong triển khai các dự án điện

Chính phủ thành lập Tổ công tác rà soát các vướng mắc trong triển khai dự án điện, chỉ đạo, phối hợp hoàn thiện Dự án Luật Điện lực sửa đổi và luật liên quan.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì tiệc chiêu đãi Tổng thống Guinea-Bissau

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì tiệc chiêu đãi Tổng thống Guinea-Bissau

Tối 6/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân chủ trì tiệc chiêu đãi Tổng thống Guinea-Bissau Umaro Sissoco Embaló và Phu nhân nhân dịp thăm Việt Nam.
Tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Lễ tổng kết Ngày Tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài năm 2024 và Gala tiếng Việt thân thương sẽ diễn ra vào tối 8/9 tại Hà Nội.
Sửa Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt: Bắt kịp xu thế, bảo vệ sức khỏe người dân

Sửa Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt: Bắt kịp xu thế, bảo vệ sức khỏe người dân

Nhiều chuyên gia cho rằng, việc sửa Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt là cần thiết, bảo đảm sức khỏe cho người dân nhưng vẫn hài hòa lợi ịch kinh tế cho doanh nghiệp.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Guinea-Bissau

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Guinea-Bissau

Chiều 6/9, tại Phủ Chủ tịch, ngay sau lễ đón chính thức, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Guinea-Bissau Umaro Sissoco Embaló.
Vĩnh Phúc: Người dân đổ xô đi mua hàng phòng siêu bão

Vĩnh Phúc: Người dân đổ xô đi mua hàng phòng siêu bão

Tại Vĩnh Phúc, người dân đổ xô đi mua hàng tích trữ phòng tránh siêu bão sau giờ tan làm chiều 6/9, các mặt hàng thực phẩm như thịt lợn, rau xanh "trắng" kệ.
Phu nhân Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tiếp Phu nhân Tổng thống Guinea-Bissau

Phu nhân Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tiếp Phu nhân Tổng thống Guinea-Bissau

Chiều 6/9, bà Ngô Phương Ly, Phu nhân Tổng Bí thư Tô Lâm cùng bà Dinisia dos Reis Embaló, Phu nhân Tổng thống Guinea-Bissau Umaro Sissoco Embaló dự tiệc trà.
Bộ Chính trị cho ý kiến dự thảo Báo cáo đánh giá Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội

Bộ Chính trị cho ý kiến dự thảo Báo cáo đánh giá Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội

Chiều 6/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự buổi họp của Bộ Chính trị cho ý kiến dự thảo Báo cáo đánh giá 5 năm thực hiện Chiến lược phát triển KT-XH…
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động