Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

TS. Hà Đăng Sơn: Nếu không cải cách giá điện, chắc chắn sẽ không thể thu hút đầu tư

Theo TS. Hà Đăng Sơn, nếu tiếp tục không cải cách giá điện sẽ khó thu hút vốn từ các nhà đầu tư tư nhân và cũng khó khăn cho triển khai quy hoạch điện.
Bộ trưởng Bộ Công Thương: Không có việc điều hành giá điện bất cập, gây thua lỗ Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Sớm hoàn thiện cơ chế giá điện hai thành phần Chính thức phê duyệt khung giá điện gió và thủy điện nhập khẩu từ Lào

Chiều 10/10, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức Tọa đàm "Giá thành điện - Thực trạng và giải pháp" với sự tham dự của các nhà quản lý, đại biểu Quốc hội, chuyên gia kinh tế, năng lượng.

Chia sẻ về cải cách giá điện, TS. Hà Đăng Sơn - Chuyên gia năng lượng, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu năng lượng và tăng trưởng xanh - cho rằng: “Có một thách thức rất lớn cho giá điện là chi phí. Tôi đã làm việc với nhiều đơn vị như Tập đoàn Điện lực Việt Nam, doanh nghiệp tư nhân, truyền tải thì thấy rất rõ là chi phí gần như không tạo được động lực để đầu tư. Giá chi trả cho truyền tải điện quá thấp”.

Phải tìm cách để giá bán điện theo kịp giá thành sản xuất
Các nhà quản lý, đại biểu Quốc hội, chuyên gia tham gia tọa đàm "Giá thành điện - Thực trạng và giải pháp". Ảnh: baochinhphu.vn

TS. Hà Đăng Sơn cho biết, trừ cơ cấu sản xuất với thuỷ điện thì còn lại các cơ cấu nguồn khác nhau chi phí đều phản ánh giá thành quốc tế. Ví dụ như điện than, phần nguyên liệu trong nước không nhiều, chủ yếu là nhà máy của Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam (TKV), còn lại các nhà máy khác dùng than nhập khẩu với chất lượng cao thì bán theo giá nhập khẩu, tức là giá thị trường quốc tế. Khí cũng vậy. Mỏ khí của chúng ta sử dụng cho phát điện giá rẻ thì sản lượng không đáp ứng được nhu cầu nữa và phải nhập khẩu nhiều.

Theo kinh nghiệm của quốc tế, TS. Hà Đăng Sơn cho biết, mỗi quốc gia có quy trình tính toán khác nhau nhưng chi phí cho sản xuất điện đóng một tỷ trọng rất lớn. Ví dụ, chi phí truyền tải của nước ta gần như không đáng kể cho cơ cấu giá thành điện, nhưng các quốc gia khác như Australia, Đức, Áo… họ tính chi phí liên quan đến điều hành hệ thống, truyền tải chiếm tỷ trọng rất lớn so với chi phí phát điện. Chi phí phát điện ở các quốc gia này chỉ chiếm khoảng từ 20 - 30%, còn lại là các chi phí khác liên quan đến truyền tải, điều độ, phụ trợ.

Tìm giải pháp để giá bán điện theo kịp giá thành sản xuất
TS. Hà Đăng Sơn: Nếu chúng ta vẫn tiếp tục duy trì một cơ chế giá bán điện có sự trợ giá, bù lỗ thì EVN sẽ không có đủ nguồn lực đầu tư các dự án lớn. Ảnh: baochinhphu.vn

Mặt khác, hiện Chính phủ đang nỗ lực thông qua các doanh nghiệp chủ chốt có vai trò hỗ trợ điều hành như Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) để đạt các mục tiêu về an sinh xã hội, ổn định chi phí vì điện năng là yếu tố cực kỳ quan trọng trong việc đảm bảo chi phí sản xuất ở mức độ phù hợp cho doanh nghiệp.

Tuy nhiên, theo TS. Hà Đăng Sơn nếu vẫn tiếp tục duy trì một cơ chế giá bán điện có sự trợ giá, bù lỗ thì EVN sẽ không có đủ nguồn lực đầu tư các dự án lớn. Vừa qua việc xây dựng đường dây 500 KV mạch 3 có nỗ lực rất lớn của EVN để làm sao đạt được tiến độ nhanh nhất.

“Nhưng EVN có thể gồng được bao nhiêu với các dự án tương tự như thế? Sắp tới chúng ta thấy rõ thách thức rất lớn đối với xây dựng các nguồn điện mang tính chủ đạo để bảo đảm an ninh năng lượng, như Chính phủ chỉ đạo là không để thiếu điện trong bất cứ hoàn cảnh nào. Thế thì nguồn lực trong trường hợp này của EVN là gì nếu như EVN vẫn liên tiếp bị lỗ?”, TS Hà Đăng Sơn nói.

Theo TS Hà Đăng Sơn nếu tiếp tục không có cải cách giá điện thì EVN chắc chắn sẽ lỗ và uy tín tài chính để vay vốn sẽ bị xếp hạng thấp. Do đó cực kỳ khó khăn trong thu xếp vốn và khó có được lãi suất ưu đãi, mà phải trả lãi cao do rủi ro cao. Hơn nữa, với mức giá điện hiện nay thì không thể thu hút vốn từ các nhà đầu tư tư nhân và cũng gây khó khăn cho triển khai quy hoạch phát triển điện trung, dài hạn.

Đơn cử như, PVN và EVN là hai tập đoàn lớn của Nhà nước, trong việc đàm phán hợp đồng mua bán điện cực kỳ khó khăn. Theo TS. Hà Đăng Sơn, khó khăn không liên quan đến thủ tục hay quy trình mà chủ yếu liên quan đến giá bao nhiêu, sản lượng mua cam kết là bao nhiêu, quy trình chuyển chi phí từ việc mua khí đưa vào cam kết sản xuất điện là gì. Đối với các nhà đầu tư nhân thì họ còn gặp nhiều khó khăn hơn và sẽ gặp vấn đề lớn nếu không giải quyết được bài toán là giá mà EVN có thể chấp nhận ký kết hợp đồng để mua điện.

Minh Quang
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Công Thương

Tin cùng chuyên mục

Công bố kết quả kiểm tra chi phí sản xuất, kinh doanh điện của EVN

Công bố kết quả kiểm tra chi phí sản xuất, kinh doanh điện của EVN

Ông Phan Đức Hiếu: Phải tách bạch giá điện giữa các nhóm chính sách

Ông Phan Đức Hiếu: Phải tách bạch giá điện giữa các nhóm chính sách

Tính đúng, tính đủ giá điện: Đảm bảo phát triển bền vững cho ngành điện

Tính đúng, tính đủ giá điện: Đảm bảo phát triển bền vững cho ngành điện

PC Hải Phòng: Nâng cao dịch vụ chăm sóc, tạo sự hài lòng cho khách hàng

PC Hải Phòng: Nâng cao dịch vụ chăm sóc, tạo sự hài lòng cho khách hàng

Lào Cai: Người dân xã Trịnh Tường giúp Điện lực Bát Xát khắc phục sự cố sau bão

Lào Cai: Người dân xã Trịnh Tường giúp Điện lực Bát Xát khắc phục sự cố sau bão

Ngành điện miền Nam góp ý Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)

Ngành điện miền Nam góp ý Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)

Quảng Nam kiến nghị bổ sung 11 dự án thủy điện nhỏ vào Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII

Quảng Nam kiến nghị bổ sung 11 dự án thủy điện nhỏ vào Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII

Lý Sơn đã chuyển mình ra sao sau 10 năm điện lưới

Lý Sơn đã chuyển mình ra sao sau 10 năm điện lưới 'vượt biển'?

Ngành điện miền Nam: Chuyển đổi số toàn diện nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh

Ngành điện miền Nam: Chuyển đổi số toàn diện nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh

Chính thức phê duyệt khung giá điện gió và thủy điện nhập khẩu từ Lào

Chính thức phê duyệt khung giá điện gió và thủy điện nhập khẩu từ Lào

Gia Lai: Lưới điện tiếp nhận Chư Prông - sau 3 năm nhìn lại

Gia Lai: Lưới điện tiếp nhận Chư Prông - sau 3 năm nhìn lại

EVNCPC: Đóng điện đường dây cáp ngầm 110kV Chi Lăng - Hải Châu

EVNCPC: Đóng điện đường dây cáp ngầm 110kV Chi Lăng - Hải Châu

EVNHCMC liên tiếp đoạt 2 giải thưởng quốc tế cho “Lưới điện thông minh - Smart Grid”

EVNHCMC liên tiếp đoạt 2 giải thưởng quốc tế cho “Lưới điện thông minh - Smart Grid”

EVNGENCO 2: Chuyển đổi số trong xây dựng nhà máy điện thông minh

EVNGENCO 2: Chuyển đổi số trong xây dựng nhà máy điện thông minh

Lâm Đồng: Tích cực triển khai thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt

Lâm Đồng: Tích cực triển khai thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt

Công ty Điện lực Hà Giang: Nhọc nhằn cấp điện mùa mưa bão 2024

Công ty Điện lực Hà Giang: Nhọc nhằn cấp điện mùa mưa bão 2024

Tình hình triển khai Quy hoạch và Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII ở Lâm Đồng ra sao?

Tình hình triển khai Quy hoạch và Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII ở Lâm Đồng ra sao?

Tăng tốc dự án TBA 220kV Khu kinh tế Nghi Sơn và đường dây đấu nối

Tăng tốc dự án TBA 220kV Khu kinh tế Nghi Sơn và đường dây đấu nối

EVNNPT phát động thi đua 30 ngày đêm nước rút đưa 2 dự án trọng điểm về đích

EVNNPT phát động thi đua 30 ngày đêm nước rút đưa 2 dự án trọng điểm về đích

EVN: Sản lượng điện tăng 10,9% trong 9 tháng năm 2024

EVN: Sản lượng điện tăng 10,9% trong 9 tháng năm 2024

Xem thêm