Hệ lụy từ việc ai cũng có thể bán hàng online Nghiên cứu thị trường - Bài học "Vỡ lòng" khi kinh doanh online TP. Hồ Chí Minh: Hợp sức thúc đẩy hệ sinh thái thương mại điện tử |
Câu chuyện bắt đầu khi từ tháng 3/2024, Shopee cho phép người mua có thể yêu cầu trả hàng/hoàn tiền là trong vòng 15 ngày kể từ khi đơn giao thành công thay vì 7 ngày như trước. Shopee sẽ là đơn vị trung gian đánh giá lý do, sau đó kiểm tra và xử lý khiếu nại theo quy định.
Theo Shopee, việc cập nhật chính sách này cho phép người mua thay đổi quyết định mua hàng đối với nhiều sản phẩm và mặt hàng. Điều này sẽ giúp khách hàng yên tâm hơn, đồng thời mang đến sự thuận tiện và linh hoạt xuyên suốt quá trình mua sắm. Từ đó, tạo ra lợi thế cạnh tranh để kích cầu người mua trong bối cảnh kinh doanh online đang ngày càng phát triển, sự cạnh tranh giữa các sàn thương mại điện tử cũng tăng cao.
Khi chính sách này được tung ra thì đa số người mua hàng đều vui vẻ bởi được trải nghiệm kéo dài thời gian trả hàng/hoàn tiền lên đến 15 ngày để mua đúng sản phẩm, hài lòng về chất lượng.
Bán hàng online không còn dễ dàng. Ảnh minh họa |
Nhưng ngược với niềm vui của người mua là nỗi khổ từ phía người bán. Bà Nguyễn Thị Hương, chủ một gian hàng thời trang trên Shopee cho biết, thời điểm khi Shopee đưa ra chính sách hoàn tiền, bản thân các nhà bán hàng cũng chưa lường trước được tác động của chín sách tới hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, sau hơn nửa tháng áp dụng, tình trạng trả hàng hoàn tiền đã tăng liên tục. Thậm chí nhiều khách hàng bấm trả hàng vô tội vạ. Cửa hàng chịu tình trạng hàng về lại không còn nguyên vẹn, có đền bù từ sàn cũng chỉ một phần và phải chịu phí vận chuyển đơn về dù không có doanh thu nào từ đơn đó.
Đặc biệt, các nhà bán hàng còn cho rằng, dù khách đã thanh toán và bấm xác nhận, nhưng tiền bán hàng trên Shopee vẫn chậm về tài khoản, thậm chí hơn cả 15 ngày. Điều này khiến nhà bán hàng liên tục gặp khoa về sòng tiền. "Hiện tại chi phí phải trả cho sàn ước tính trung bình từ 15-20%/đơn. Lượng đơn ra gần đây cũng có giảm do tình hình chung, cũng như không có các chương trình khuyến mãi thu hút khách hàng nhiều như trước", một nhà bán hàng thời trang trên Shopee cho biết.
Cộng đồng người bán hàng cho rằng họ bị "chèn ép", thậm chí nghi ngờ khi Shopee giới thiệu dịch vụ cho vay SEasy dành cho nhà bán hàng, liệu có phải... vay lại của chính mình?
Thực tế thời gian qua, khi kinh doanh bán hàng truyền thống đang rơi vào khó khăn và không hợp thời thì việc chuyển sang bán hàng online được nhiều nhà bán hàng lựa chọn.
Tuy nhiên, sự bùng nổ và phát triển mạnh mẽ của bán hàng online kéo theo sự cạnh tranh gay gắt giữa các nhà bán hàng cũng như các sàn thương mại điện tử. Chỉ trên một sàn nhưng có sự cạnh tranh gay gắt từ hàng ngàn thương hiệu, để tồn tại, dĩ nhiên nhà bán hàng phải thay đổi cách thức, chính sách mới trong kinh doanh.
Việc Shopee thay đổi chính sách này cũng cho thấy, sân chơi thương mại điện tử đang ngày càng khốc liệt. Khi chính sách ngày càng siết chặt, các nhà bán không uy tín sẽ bị sàng lọc. Bên cạnh đó, những nhà bán nhỏ lẻ, nghiệp dư không đủ năng lực tài chính sẽ không đáp ứng được các yêu cầu ngày càng nâng cấp lên.
Nhiều chuyên gia cho rằng, nếu trước đây việc bán hàng online có thể dành cho mọi người, mọi đối tượng thì bây giờ mọi chuyện không đơn giản. Các quy định mới buộc người bán phải chuyên nghiệp quy trình từ đóng gói, chăm sóc khách hàng. Người chủ phải có năng lực vận hành quản lý, chi thêm tiền tuyển nhân viên, đào tạo nhân sự không khác gì một doanh nghiệp thu nhỏ. Để đạt được tiêu chuẩn này các nhà bán nhỏ cần nhiều thời gian để chuẩn bị cũng như thích ứng.
Về dài hạn, Việt Nam cần xây dựng thang điểm, giúp người bán và người mua có thể chấm điểm lẫn nhau, nhằm có những giao dịch chất lượng. Có như vậy mới sàng lọc được ở cả hai phía, để công bằng hơn khi kinh doanh trên môi trường số.